Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 04/06/2014-15:33:00 PM
Phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung: Cơ hội và thách thức
(MPI Portal) - Ngày 03/6, tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung. Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa; Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Tomoyuki Kimura; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng.

https://www.mpi.gov.vn/portal/pls/portal/docs/21569149.JPG

Diễn đàn Phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung.
Ảnh: Internet

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong thời gian tới, vùng Duyên hải miền Trung vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Diễn đàn lần này được tổ chức với mục đích để Chính phủ, các địa phương trong vùng cùng các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ thảo luận, đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển vùng, tập trung vào 9 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Đây cũng là dịp để các đại biểu cùng trao đổi về kinh nghiệm huy động nguồn lực, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý bền vững nguồn nước cũng như các hình thức liên kết cộng đồng khác nhằm phát huy tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tại Diễn đàn, bà Victoria KwaKwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, khu vực Duyên hải miền Trung đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên quản lý tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế. Theo bà KwaKwa, việc quản lý tài nguyên nước chưa có sự thống nhất, khoa học mà quản lý theo địa giới hành chính, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa có sự thống nhất. Bởi vậy, theo bà Victoria KwaKwa, khu vực miền Trung cần có “cách tiếp cận theo vùng” trong phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết phát triển, nhất là phát triển cảng biển, sân bay, phát triển du lịch. “Cách tiếp cận theo vùng” sẽ giúp khu vực này cùng chung các nguồn lực để phát triển, phát huy tối đa đồng vốn đầu tư trong bối cảnh tài chính hạn hẹp.

Theo nghiên cứu của BộKếhoạch vàĐầu tư, đặt trong không gian chung của cảnước thìDuyên hải miền Trung làkhu vực có nhiều tiềm năng lớn như bờ biển dài để phát triển kinh tế biển, du lịch, logistics; nằm giữa hai cực phát triển nhất của cả nước; tài nguyên sinh vật biển phong phú với nhiều nguồn lợi thuỷ hải sản; tài nguyên đất rừng lớn; nguồn lao động trẻ chiếm đến 60%...Vì vậy cơhộiđể phát triển trong tương lai của vùng là mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư khi một số hiệp định tự do thương mại có hiệu lực, các ngành kinh tế biển như hàng hải sẽ có lợi thế phát triển. Sự dịch chuyển tương đối của các ngành, lĩnh vực đầu tư tới khu vực miền Trung, cộng đồng các nhà tài trợ dành cho nguồn lực nhất định để hỗ trợ phát triển. Phát triển kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo hiện với nhiều cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư từ phía Chính phủ hiện nay.

Tại Diễn đàn, cácđại biểu cũng chỉra những khókhăn, thách thức chủ yếu của khu vực này là do lợi thế tương đối đồng nhất nên sự phối hợp giữa các địa phương khó khăn, phân tán nguồn lực; bên cạnh đó, địa hình vùng phức tạp, chia cắt mạnh, hẹp, bờ biển dài làm cản trở tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội; khó khăn trong phát triển giao thông, nhất là theo trục ngang; lũ lên nhanh gây trôi lụt cho khu vực đồng bằng nơi có nhiều hoạt động kinh tế, các công trình trọng điểm và lưu lượng nước giữa các mùa chênh lệch lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do đó, thách thức chủyếuđối với khu vực làphải vượt qua được xuất phátđiểm kinh tếthấp, phát huy được tiềm năng, thếmạnh để phát triển; hạn chế tác động từ chính các hoạt động kinh tế đối với môi trường; giảm chênh lệch trong việc huy động và sử dụng nguồn lực…

Theo các đại biểu, bài toán lớnđặt ra cho phát triển bền vững khu vực này giai đoạn tới làphải bảođảm phát triển và giảm nghèo bền vững; phát triển bền vững kết cấu hạ tầng; tăng trưởng toàn diện. Đặc biệt là kết nối giao thông hạ tầng trong vùng cần được bố trí một cách hợp lý và hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễnđàn, PhóThủtướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là khu vực có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng của đất nước, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông trong giao thương với khu vực và thế giới. Khu vực này cónhiều tiềm năng, thếmạnh để phát triển kinh tế - xã hội với cảng nước sâu, thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên biển phong phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng, nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Để phát huy tiềm năng to lớn đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với mục tiêu trở thành khu vực phát triển năng động, nhanh và bền vững. Để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra trong quy hoạch vùng, Phó Thủ tướng nêumột số nội dung trọng tâm để các đại biểu cùng trao đổi. Đó là, phân tích, làm rõ các tiềm năng, thế mạnh của vùng, từng địa phương; những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, hoàn thiện quy hoạch địa phương gắn với quy hoạch vùng, tạo sự liên kết chặt chẽ về không gian kinh tế, thảo luận các giải pháp và đề xuất các phương án hỗ trợ thiết thực, hiệu quả./.

Thúy Quyên
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 2406
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)