Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/06/2010-09:50:00 AM
Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ
Tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra tại Kiên Giang, ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã và đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:Việt Nam đã và đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ

Tham dự Hội nghị cócácĐại sứ, Trưởng đại diện các đối tác phát triển, các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Vốn của các nhà tài trợ được sử dụng hiệu quả
Thay mặt Chính phủ,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài trợ đã tiếp tục hỗ trợ có hiệu quả cho Việt Nam trong thời điểm hết sức khó khăn của năm 2009 và những tháng đầu năm 2010.
Thủ tướng thông báo, từ đầu năm đến nay, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, đồng thời nêu rõ 3 mục tiêu chính năm 2010 của Việt Nam là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại; phấn đấutăng trưởngởmức khoảng 6,5-7%; bảo đảm tốt hơn an sinh, phúc lợi xã hội. Chính phủ Việt Nam đang tập trung chỉ đạo các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô như giảm bội chi xuống 6%so với GDP, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, điều hành linh hoạt theo tín hiệu thị trường tỷ giá và lãi suất, kiểm soát nhập siêu dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường cung cấp thông tin minh bạch về hệ thống ngân hàng và định chế tài chính...
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020 phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp, trung tâm sản xuất hàng hóa có giá trị cao của khu vực và thế giới với GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, 3 khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nhanh nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Cùng vớiđó là12 nhóm giải pháp đồng bộnhưhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực...
Việt Nammong muốntiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là trong việc tư vấn chính sách, góp ý để hoàn thiện chiến lược, hỗ trợ nguồn lực thông qua các hỗ trợ kỹ thuật, các khoản vay ưu đãi, vay thông thường (OCR)đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên như phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, năng lượng); ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, bảo vệ và phát triển rừng, hệ thống đê sông, đê biển, chống ngập ở các thành phố lớn; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc sớm xây dựng một số trường đại học xuất sắc.
Năm 2010 cộng đồng quốc tế đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 8 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay. Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ phối hợp tốt hơn với các cơ quan Việt Nam tiếp tục tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải ngân nhanh và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nêu trên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị

Các nhà tài trợ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam
Các nhà tài trợ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế một cách thành công, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại và đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
Các nhà tài trợ đề xuất Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng ưu tiên phát triển con người và xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển..
Tại Hội nghị, các Bộ, ngành chức năng của Việt Nam đã giải đáp câu hỏi của các nhà tài trợ liên quan tới sức ép của thị trường bất động sản, chính sách giá theo cơ chế thị trường, số liệu thống kê, công khai cán cân thanh toán, nợ quốc gia, điều hành tỷ giá, chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ, điều kiện cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, phòng chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa, quản lý và giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước…
Các nhà tài trợ cũng đã thảo luận những lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam muốn tạo đột phá trong kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015 và cam kết tăng cường tài trợ để Việt Nam phát triển mạnh, ổn định và bền vững./.
Nhật Bắc
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1365
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)