Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 13/01/2011-15:36:00 PM
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu nguy cơ quay lại khủng hoảng

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 12/1 cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể trở lại những ngày tháng đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chậm và giá cả hàng hóa tăng.
Theo tổ chức tài chính đa phương này, sau cuộc suy thoái năm 2009 và sự phục hồi khiêm tốn trong năm 2010, năm 2011 được dự báo sẽ là năm tăng trưởng giảm tốc độ.
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2010 công bố ngày 12/1, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay sau khi đã tăng 3,9% trong năm ngoái, và năm 2012 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%.
Theo báo cáo trên, các nước đang phát triển, vốn đóng vai trò dẫn đầu trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2011, giảm so với 7% của năm 2010 và sẽ nhích lên 6,1% trong năm 2012. Mức tăng trưởng này bỏ xa các nước thu nhập cao, những nước được cho là tăng trưởng 2,8% trong năm 2010, 2,4% trong năm 2011 và 2,7% trong năm 2012.
Báo cáo cũng dự đoán nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, đạt tăng trưởng 8% trong năm 2011 và 7,8% trong năm 2012.
WB cũng cho rằng các nước thu nhập cao và các nước đang phát triển dự kiến sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011 và "đạt mức gần với tiềm năng lâu dài."
Thế nhưng, kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn tăng trưởng chưa đủ mạnh để dẫn tới sự phục hồi vững chắc, hoặc giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng uể oải trong các khu vực kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất. Thêm vào đó, những sức ép và rủi ro lớn tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu có thể làm chệch hướng sự phục hồi ở những mức độ khác nhau.
Ngoài ra, còn những "hiểm họa" khác đe dọa sự phục hồi của kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính ở khu vực đồng euro (Eurozone); các dòng vốn không ổn định; nguy cơ giá cả các mặt hàng then chốt như lương thực; nguyên nhiên liệu tiếp tục leo thang do các chính sách tiền tệ nới lỏng của các nước phát triển và nhu cầu ngày càng lớn của của các nền kinh tế mới nổi./.

TTXVN/Vietnam+

    Tổng số lượt xem: 834
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)