Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 03/10/2009-09:23:00 AM
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2009, kế hoạch 2010
Nền kinh tế nước ta chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng chỉ bị suy giảm, không rơi vào tình trạng suy thoái như các nước khác. Mức tăng trưởng khoảng 5,2% trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư FDI bị thu hẹp là một kết quả đáng kích lệ.

Phiên họp thứ 24 UBTVQH khóa XII

Ngày 2/10, tại Phiên họp thứ 24, (
Uỷ ban thường vụ Quốc hội )UBTVQH đã nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, bổ sung ngân sách địa phương năm 2010
Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 2009, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững.
Ngăn chặn được suy giảm kinh tế
Nền kinh tế nước ta chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng chỉ bị suy giảm, không rơi vào tình trạng suy thoái như các nước khác. Mức tăng trưởng khoảng 5,2% trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư FDI bị thu hẹp là một kết quả đáng kích lệ.
Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế... cơ bản được bảo đảm...
Năm 2010, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5% so với năm 2009; GDP theo giá thực tế khoảng 1.931,3 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 106 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD. Do đó, sẽ có 6 nhóm giải pháp về cơ chế chính sách chủ yếu trong năm 2010 như: thúc đẩy đầu tư, phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế...
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Hà Văn Hiền trình bày cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ.
Theo đó, những tháng đầu năm, cả nước đã thực hiện và đạt được những mục tiêu chính theo Nghị quyết của Quốc hội như ngăn chặn được sự suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý; giữ ổn định cân đối kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội...
Các bộ, ban, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện đạt kết quả các gói giải pháp kích thích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Đánh giá nguyên nhân đạt được kết quả trên, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng do sớm nhận định, đánh giá tình hình một cách chủ động, chính xác, Chính phủ đã có các chính sách kịp thời, quyết liệt, bên cạnh đó là sự năng động, vượt khó của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận xã hội.
Về tình hình thực hiện NSNN năm 2009, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm 2010, Chủ nghiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, việc thực hiện chính sách miễn giảm, giãn thuế tuy làm giảm số thu ngân sách trên địa bàn nhiều địa phương, nhưng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều biện pháp, góp phần giảm số hụt thu của NSNN so với báo cáo trình Quốc hội.
Dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 6,5%
Thảo luận về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2010, các đại biểu đồng tình với tốc độ tăng trưởng kinh tế Chính phủ đưa ra với mức dự kiến tăng trưởng năm 2010 khoảng 6,5%.
Bởi, theo một số ý kiến, trong điều kiện các cân đối vĩ mô tuy ổn định nhưng chưa vững chắc, hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện thì không nên quá tập trung vào tốc độ tăng trưởng mà cần chú trọng đến chất lượng tăng trưởng.
Về bội chi ngân sách nhà nước năm 2010, nhiều ý kiến cho rằng, mức bội chi tăng thêm gần 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2009 là mức tăng khá lớn, mặc dù tỷ lệ bội chi dự kiến giảm từ mức 6,9% GDP năm 2009 xuống 6,5 % GDP năm 2010, nhưng vẫn cao hơn mức cho phép là 5%. Do vậy, cần duy trì các biện pháp tăng thu ngân sách, triệt để tiết kiệm chi và đề nghị mức bội chi ngân sách năm 2010 không quá 6% và cần có kế hoạch cụ thể giảm bội chi ngân sách Nhà nước dưới 5% trong các năm sau.
Liên quan tới phương án phân bổ ngân sách TW, trong điều kiện nguồn thu ngân sách hạn hẹp, nhu cầu chi đảm bảo an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển rất lớn, nhiều ý kiến đề nghị, việc phân bổ ngân sách TW năm 2010 cần sắp xếp theo thứ tư ưu tiên nhất định, như ưu tiên chính sách cải cách tiền lương, tiếp tục bảo đảm chi cho an sinh xã hội và các đối tượng chính sách xã hội, bố trí tăng vốn đầu tư cho các vùng kinh tế động lực; bố trí nguồn vốn đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách…
Liên quan tới các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu đề nghị rà soát lại và có đánh giá tổng kết. Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương thị Mai đề nghị lồng ghép các chương trình mục tiêu để tránh dàn trải nguồn vốn.
Trên cơ sở các đóng góp của UBTVQH, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ýcác cơ quan nghiên cứu bổ sung , hoàn thiện các báo cáo để sớm trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 sắp tới./.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1115
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)