Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay 31/10, đã phát lệnh khởi công xây dựng Cảng Vân Phong, cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ khu vực đầu tiên của Việt Nam.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
|
Sáng 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công Cảng Vân Phong với giai đoạn khởi động là xây dựng hai bến cảng chiều dài 690 m, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở 9.000 TEU.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 3,6 tỉ USD, có chiều dài hơn 12.500m, bao gồm 42 bến cảng, đảm bảo khả năng trên 200 triệu tấn hàng hóa thông quan mỗi năm và tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 17.000 TEU.
Lầnđầu tiên Việt Nam xây dựngcảng trungchuyển quốc tế lớn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nước ta bờ biển dài, có rất nhiều tiềm năng, nhưng không nơi đâu hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên để làm cảng nước sâu, cảng trung chuyển container quốc tế như ở Vân Phong, Khánh Hòa.
Đảng, Nhà nước đã xác định trong chiến lược biển Việt Nam là xây dựng một số thương cảng quốc tế có qui mô lớn, tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, hàng hải là ngành kinh tế phát triển mạnh trong các ngành kinh tế biển, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đóng góp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo vững chắc chủ quyền Tổ quốc, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH).
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Cảng trung chuyển container quốc tế lớn, có tầm cỡ khu vực, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong tương lai”, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ýUBND tỉnh Khánh Hòa và các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện đúng tiến độ giải phóng mặt bằng để dự án được thực hiện thuận lợi; chú trọng chăm lo tốt hơn đời sống đồng bào vùng tái định cư; tiến hành lập các dự án cần thiết cho Khu kinh tế Vân Phong.
Cùng vớiđó,Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho Tổng Công ty hàng hải Việt Nam thực hiện thành công dự án này. Đồng thời, Bộ giao thông vận tải khẩn trương xây dựng qui chế vận hành Cảng để thu hút các hãng tàu lớn, các chủ hàng, nhà đầu tư khai thác cảng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, Ban Quản lý dự án và các nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước, đúng hợp đồng cam kết, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ và không ảnh hưởng đến môi trường.
Điểm lý tưởng cho một cảng trung chuyển hàng đầu khu vực
Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, có một vị trí đặc biệt trên bản đồ thương mại - hàng hải quốc tế. Đây là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, nằm gần sát các trục hàng hải quốc tế từ châu Âu về Đông - Bắc Á, từ châu Âu qua châu Á đi tiếp châu Mỹ Latinh, các tuyến Bắc Á đi Nam Á, đi châu Đại Dương và ngược lại. Đó chính là lợi thế cơ bản nhất mà không mấy nơi trên thế giới có được.
Đồng thời, Vân Phong chính là địa điểm để hình thành mộtkhu giao thươnglớn của thế giới - một khu kinh tế mở, trong đó thành phần cốt lõi làcảng trung chuyển quốc tế. Điều đó cho phép các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam tiếp xúc nhanh nhất với thị trường thế giới không chỉ để mua bán hàng hóa, mà còn đổi mới công nghệ và nâng cao kỹ năng quản lý.
Về địa hình, Vân Phong có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh được sóng, có độ kín gió tốt nhất trong tất cả các cảng của Việt Nam, rất an toàn cho tàu ra vào cảng. Điều đặc biệt, vịnh Vân Phong có độ sâu tự nhiên rất lớn. Trong tổng số 110 km bờ biểncó thể làm cảng, có tới60 km có độ sâu từ 15 - 22 m. Luồng vào cảng ngắn có độ sâu trên 22 m, chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 m, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn.
Vân Phong là một trong số rất ít vịnh của Việt Nam (Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Rô) kín sóng, kín gió, không bị bồi lắng và qua nhiều năm vẫn giữ được độ sâu nguyên thủy, có diện tích mặt nước lớn nhất, thuận tiện để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế.
Với những ưu điểm nêu trên và so sánh với các cảng ở các nước xung quanh Việt Nam như Singapore và Hong Kong, nhiều chuyên gia hàng hải đánh giá, Vân Phong chính là nơi hội tụ được các ưu điểmlý tưởng để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng nước sâu số 1 khu vực.
|
Vân Phong hôm nay và là Cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ khu vực ngày mai
|
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốcTổngcông ty hàng hảiViệt NamDương Chí Dũng cho rằng, sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong không chỉ đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa container đang phát triển nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới mà còn làm thay đổi phương thức vận tải, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không phải trung chuyển qua các cảng khác nữa, tạo nên vị thế mới của ngành hàng hải trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
Trong quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, vịnh Vân Phong là nơi duy nhất được bố trí làm cảng trung chuyển quốc tế, là điểm nhấn trong chiến lược biển quốc gia./.
Việc xây dựng cảng được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn khởi động gồm khu bến cảng, luồng tàu và vũng quay trở, đường giao thông ngoài cảng, trong đó diện tích cảng là 41,5ha có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở tới 9.000 TEU, với công suất thiết kế là 710.000 TEU/năm, hệ thống thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng kinh phí đầu tư gần 6.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2013.
Giai đoạn 1 (từ năm 2010 - 2015), tổng diện tích toàn cảng là 118 - 125 ha, với tổng chiều dài bến từ 1.680 - 2.260 m.
Giai đoạn 2 (đến năm 2020) được xây dựng trên tổng diện tích 405 ha với tổng chiều dài bến 4.450 - 5.710 m, gồm 8 bến tàu container có khả năng tiếp nhận tàu có sức chở đến 12.000 TEU.
Giai đoạn tiềm năng dự kiến xây dựng trên diện tích 750 ha, với tổng chiều dài bến khoảng từ 11.880-12.590m, xây dựng 25 bến cho tàu container, có khả năng tiếp nhận tàu có sức chở 17.000 TEU.
Dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong nằm trong khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch chung vào năm 2005 và đươc Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 7/2007.
|
Việt Đông
Cổng thông tin điện tử Chính phủ