Trong bức tranh kinh tế thế giới đượm màu xám năm 2009, châu Á đã nổi lên là một điểm sáng, đầu tàu phục hồi kinh tế của thế giới.
Sự phục hồi kinh tế hình chữ V của châu Á diễn ra là nhờ các biện pháp đối phó nhanh chóng của một số quốc gia, cùng với khả năng chống chọi khủng hoảng của Trung Quốc và Ấn Độ.
Hơn 64 tỷ euro trong tổng ngân sách 141,453 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được chi cho các biện pháp phục hồi kinh tế.
Ngày 22/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nước này trong quý III của năm 2009 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù thấp hơn dự đoán 2,8% hồi tháng trước song cũng chứng tỏ được rằng nền kinh tế Mỹ đang phục hồi.
GDP của Mỹ giảm so với dự đoán trên là do các doanh nghiệp đầu tư ít vào trang thiết bị và phần mềm, trong khi người tiêu dùng vẫn hạn chế chi tiêu dù kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi.
Theo các chuyên gia, đây vẫn là một tỷ lệ tăng trưởng tích cực với mức tăng gần 3% so với quý II/2009.
Trước đó, tăng trưởng GDP trong quý II/2009 giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý thứ 4 liên tiếp GDP của nền kinh tế đầu tàu thế giới bị suy giảm.
Báo cáo cuối cùng về tăng trưởng GDP trong quý III này còn điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng của đầu tư của doanh nghiệp từ mức dự báo 8,4% xuống còn 5,0%; chi tiêu của người tiêu dùng hạ từ 2,9% xuống 2,8%.
Các chuyên gia đánh giá kinh tế Mỹ đang phục hồi nhưng còn chưa chắc chắn.
Các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 4% trong quý IV/2009 và 2-3% trong quý I/2010 do người tiêu dùng vẫn tằn tiện, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và quy định về tín dụng vẫn chặt chẽ./.