Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 06/12/2010-09:26:00 AM
Quyết định số 191/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện NQ số 54-NQ/TW
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu cơ bản của Chương trình là thiết lập cơ sở để thống nhất phối hợp hành động giữa các cấp, các ngành nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sống Hồng; làm cho Vùng đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển chung của cả nước trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị nhắm thực hiện các mục tiêu mà Vùng đồng bằng sông Hồng cần đạt được sau đây:
1. Mục tiêu phát triển chung
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên, nguồn nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm của nhân dân để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, đạt trình độ cao, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các mặt văn hóa, xã hội phát triển vào loại tiêu biểu của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng vững chắc; tiếp tục khẳng định rõ vai trò của Vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác, nhất là những vùng khó khăn cùng phát triển; tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa các tiểu vùng trong Vùng đồng bằng sống Hồng.
2. Các mục tiêu phát triển cụ thể
Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc phát triểnnguồn lực chất lượng cao, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống đô thị phát triển hợp lý; đạt được một số mục tiêu chính sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội của Vùng (GDP) tăng bình quân khoảng từ 11-12%/năm giải đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011-2020; đóng góp khoảng từ 23-24% vào năm 2010 và khoảng từ 26-27% trong tổng GDP cả nước vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%.
- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%, chiếm trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước vào năm 2010.
- Mức thu ngân sách tăng bình quân 17%/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.
- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân mỗi năm đạt 20%.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YỂU
Để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành cần tiếp tục đổi mới toàn diện; đồng thời, phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
A. HOÀNH THÀNH RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020.
Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới các quy hoạch tổng thẻ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu theo hướng nâng cao chất lượng quy hoạch, khai thác tối đa và có hiệu quả nhất các tiềm năng lợi thế của Vùng để phát triển nhanh và bền vững. Các Bộ, ngành, các địa phương phải cụ thể hóa quy hoạch thành các chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư.
Yêu cầu đối với rà soát, điều chỉnh, lập mới quy hoạch là:
- Quán triệt và cụ thể hóa các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, coi trọng sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các địa phương, các tiểu vùng và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thể hiện rõ các địa bàn, ngành sản.phẩm và công trình trọng điểm cần ưu tiên đầu tư đê tạo bứt phá cho sự phát triển của Vùng.
Công tác quy hoạch phải coi trọng chất lượng, tính toán đầy đủ yếu tố thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và có tầm nhìn dài hạn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
- Tầm nhìn của quy hoạch phải tính đến năm 2020 và có các bước đi thích hợp; đặc biệt, nêu rõ những việc phải hoàn thành trong 5 năm (2006 - 2010). Kết hợp hài hòa giữa các quy hoạch kết cấu hạ tầng, được gọi là quy hoạch "cứng" và quy hoạch hệ thống dịch vụ, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu, được gọi là quy hoạch "mềm".
Quy hoạch đô thị phải bảo đảm yếu tố hiện đại, được thiết kế theo hệ thống chuỗi đô thị, đô thị vệ tinh, chú trọng gìn giữ cảnh quan môi trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Đối với quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, điện, viễn thông, thủy lợi, khu công nghiệp, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở khám, chữa bệnh, các công trình văn hóa...) cần nêu rõ danh mục công trình trọng điểm và phương thức huy động vốn cho mỗi công trình. Đối với các ngành sản xuất kinh doanh, nêu rõ định hướng và xác định những ĩnh vực Nhà nước cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển để làm căn cứ cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển.
- Xác định rõ các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong 5 năm (2006 -2010), nhu cầu về vốn và cơ cấu vốn huy động cho từng chương trình, dự án và các giải pháp, cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư. Lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các đề án, dự án quan trọng để đưa vào kế hoạch hàng năm, nhưng phải bảo đảm theo lộ trình gia nhập WTO mà Việt Nam đã cam kết.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG 5 NĂM (2006-2010) CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
Các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị trong những năm qua, xây dựng kế hoạch hoàn thành đầu tư dứt điểm các dự án trọng điểm; đồng thời, xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng cho giai đoạn 2006 - 2010 và thời kỳ đến năm 2020; trong đó, ưu tiên phát triển hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và nhà ở.
C.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG 5 NĂM (2006-2010) CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH, SẢN PHẨM CHỦ YẾU
Kế hoạch phát triển các ngành, sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của Vùng đồng bằng sông Hồng hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, trên cơ sở chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, lấy công nghệ cao, công nghệ tiên tiên làm nền tảng để phát huy lợi thế so sánh của Vùng với phương châm xây dựng được những ngành, sản phẩm có khả ngang đột phá, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, quốc tế, mang lại nhiều giá trị gia tăng nội địa và đạt hiệu quả.
Đối với công nghiệp:
Căn cứ vào tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh để lựa chọn và nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất hiện có, đẩy mạnh phát triển cộng nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học; coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu có ý nghĩa đột phá như: công nghệ thông tin, điện tử, chế tạo máy, đóng tàu, sản xuất thiết bị viễn thông, điện, thép, vật liệu (nhất là vật liệu mới), dược phẩm; chú ý phát triển những ngành công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động. Phát huy triệt để vai trò hạt nhân của các khu công nghiệp. Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ bản (cơ khí, luyện kim,...) và công nghiệp phụ trợ.
Đối với dịch vụ:
Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ với chất lượng cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả; phát triền toàn diện và bền vững các ngành dịch vụ; trong đó, đặc biệt chứ ý dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ chuyển giao công nghệ, viễn thông và công nghệ thông tin, vận tải quốc tế, vận tải công cộng, đào tạo, chăm sóc sức khỏe.
Đối với nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển địch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát huy lợi thế của Vùng về địa - chính trị, địa - kinh tế, đất đai, hệ sinh thái, khí hậu để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao từng bước tạo ra quy mô hàng hoá lớn, sản phẩm đa dạng nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội; chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển, khuyến khích nhân dân trồng cây phân tán phục vụ việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường phát triển làng nghề, cụm công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
D. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CHUNG VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung thể chế về quản lý và điều hành thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, chú ý đến cơ chế phối hợp, các chính sách về đất đai, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại, chất thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, cải cách hành chính, v.v... Xây dụng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực; đồng thời, có chính sách huy động mọi nguồn lực đáp úng yêu cầu phát triển.
Đ. THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
Các cơ quan thông tin đại chúng và địa phương liên quan tổ chức thông báo và phổ biến, tuyên truyền về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.
E. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANH BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ vào Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, trong năm 2006 cần tập trung hoàn thiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cụ thể hóa thành kế hoạch, đề xuất cơ chế, chính sách và có phương án tổ chức thực hiện.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.Vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Hà Nội và quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất của Vùng trên cơ sở phối hợp quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó nêu rõ bước đi cụ thể đến năm 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể; các phương án quản lý Vùng nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch và kế hoạch đã đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng cơ chế phối hợp cho Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng khác trong cả nước.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA và vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm.
- Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến đầu tư và xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho Vùng và các địa phương; trong đó, có các chương trình, dự án ưu tiên với cam kết cụ thể để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ cao.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan:
- Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội và rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đô thị có ý nghĩa trung tâm tiểu vùng cũng như các khu đô thị mới theo hướng hiện đại.
- Quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước (bảo đảm nhu cầu cấp nước, thoát nước và giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phô Hà Nội, Hải Phòng). Quy hoạch các khu nghĩa trang; quy hoạch hệ thống xử lý nước thải, xử lý các loại chất thải (gồm cả chất thải đô thị, công nghiệp, y tế, chất thải rắn, chất thải độc hại); nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại cho toàn Vùng.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tái xây dựng đề án phát triển hệ thống các đường vành đai kết nối các địa phương với Hà Nội.
3. Bộ Công nghiệp:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp của Vùng (nhất là những ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp phụ trợ) và các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở sản xuất điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối và quy hoạch phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo cho các tỉnh, thành phố trong Vùng.
- Quy hoạch địa điểm nhà máy lọc hóa dầu.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm chủ yểu.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng các khu sinh dưỡng công nghiệp cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến; đặc biệt, quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên canh tập trung cây trồng và chăn nuôi hàng hoá phù hợp với điều kiện của Vùng và nhu cầu thị trường.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi, đê biển, đê sông (kể cả phương án thoát lũ cho Hà Nội) và lập các dự án ưu tiên đầu tư để thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp kết hợp tăng độ che phủ rừng, cải thiện cảnh quan và môi trường; phòng hộ ven biển.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng lập quy hoạch phát triển nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị với quy mô vừa và nhỏ (thị trấn, thị tứ).
- Xây dựng Dự án phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất nông, lâm sản hàng hoá xuất khẩu; giải quyết việc làm, thu nhập đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
5. Bộ Thuỷ sản:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và đỉa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến và phát triển hậu cần nghề cá cũng như hệ thống tránh bão cho tàu thuyền, ngư dân. Xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng đề án nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái để từng bước hội nhập khu vực và thế giới.
- Xây dựng đề án mở rộng và nâng cấp các trường dạy nghề thủy sản.
- Xây dựng đề án cơ chế, chính sách phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung.
- Xây dựng chính sách khuyến khích đối với đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.
6. Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, cập nhật, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không trong Vùng, chú trọng hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên vùng quan trọng.
- Quy hoạch và đầu tư xây dựng tổng kho trung chuyển và hệ thống đường nối tổng kho với các cảng và các trục giao thông huyết mạch.
- Triển khai quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án đường cao tốc, trục đường ven bin, các đoạn đường sắt nối các trung tâm công nghiệp và các đầu mối giao thông quan trọng, trước hết là đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hà Nội đi Hải Phòng, Ninh Bình, Việt Trì, Hòa Lạc.
- Tiếp tục hoàn thành nâng cấp các quốc lộ nối Vùng đồng bàng sông Hồng với trung du miền núi và để phát triển các hành lang kinh tế với Trung Quốc.
- Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội và hệ thống giao thông nối với các vùng phụ cận cũng như đầu tư phát triển vận tải công cộng tại các đô thị lớn. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng mạng lưới cầu qua sông Hồng, sớm triển khai đầu tư hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội.
- Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển (gồm cả cảng quân sự). Xây dựng đề án cải tạo, nâng cấp các cảng sông và tuyến vận tải trên các sông chính của Vùng. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Hải Phòng và lập đề án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện (nếu có đủ điều kiện).
- Hoàn thành Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, nâng cấp sân bay quốc tế Cát Bi và nghiên cứu xây dựng sân bay mới tại Vân Đồn (Quảng Ninh).
- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển đối với các loại hình giao thông và những công trình giao thông chủ yếu.
7. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Quy hoạch và kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Cơ chế, chính sách phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.
- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, bảo đảm truyền dẫn liên tỉnh thông suốt đến các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc tới tất cả các xã trong Vùng.
- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng xã hội thông tin trong Vùng.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất (khoa học công nghệ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất); trong đó, tập trung lập quy hoạch xây dlrmg kết cấu hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất. Xác định rõ các chương trình, dự án then chốt, các giải pháp cụ thể. Cần có bước đi với các nhiệm vụ cụ thể giúp các ngành chức năng, các địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo lộ trình để khoa học và công nghệ nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất.
- Tổ chức xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia (còn gọi là các "khu sinh dưỡng" công nghiệp, khu ươm tạo công nghệ, khu ươm tạo doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao...) trở thành trụ cột của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất.
Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; trong đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các khu công nghệ, sản phẩm công nghệ, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.
- Xây dựng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ trong Vùng.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của toàn Vùng và của từng địa phương trong Vùng đến năm 2020; quy hoạch tổng hợp sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là than, đá vôi làm xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xây dựng dự án cải tạo và bảo vệ môi trường kể cả ở thành thị và nông thôn.
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách về đất đai để phát triển thị trường bất động sản.
- Hoàn thành xây dựng bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2.000 cho các đô thị trong Vùng.
- Thông tin dự báo bão phục vụ các hoạt động biển và tàu, thuyền của ngư dân.
10. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại của Vùng (nhất là hệ thống dự báo thị trường, cung cấp thông tin thương mại; các trung tâm thương mại, hội chợ và triển lãm).
- Xây dựng danh mục các công trình kết cấu hạ tầng thương mại được hỗ trợ vốn nhà nước và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư.
- Trên cơ sở Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), xây dựng thành chương trình hành động và tổ chức các hoạt động ưu tiên xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu của Vùng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, về xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong tng giai đoạn.
11. Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng kế hoạch thu hút Việt kiều tham gia phát triển Vùng và chương trình quảng bá chủ trương phát triển Vùng ra thế giới.
12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả Vùng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Vùng để phát triển dạy nghề, giải quyết việc làm, thực hiện giảm nghèo, tổ chức cai nghiện và bảo đảm an sinh xã hội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Điều chỉnh, lập quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng một trường đại học ở Thủ đô Hà Nội thành trung tâm đào tạo chất lượng cao và trường đại học mở kết hợp đào tạo từ xa đạt chuẩn các trường đại học tiên tiến trong khu vực; xây dựng các trường đại học chuyên ngành tại các tỉnh lân cận thành phố Hà Nội và các tỉnh khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu xây dựng Khu đô thị đại học tại Hưng Yên; xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về đào tạo nhân lực, thu hút và sử dụng nhân tài.
- Xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và cơ chế, chính sách đảm bảo xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
14. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về:
- Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế của Vùng; trong đó, tập trung hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đủ điều kiện cung cấp các địch vụ y tế chất lượng cao phục vụ nhân dân, người nước ngoài, gắn phát triển dịch vụ y tế với du lịch đê khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng cho du khách quốc tế. Củng cố mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh và mạng lưới y tế cơ sở ở các hải đảo và các xã khó khăn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xã hội hóa y tế.
15. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan:
- Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển văn hoá, thông tin; nghiên cứu xây dựng quy hoạch thiết chế văn hoá - thông tin cơ sở ở các tỉnh, thành phố và quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình ở các tỉnh, thành phố trong Vùng phù hợp với quy hoạch phát thanh - truyền hình chung của cả nước.
- Xây dựng đề án bảo tồn, tôn tạo di tích, trong đó có di tích Thành cổ.
16. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch kiện toàn hệ thống tổ chức, nhân sự về công tác quy hoạch của các địa phương trong Vùng theo hướng thực hiện tốt đề án cải cách hành chính. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện cơ chế và mô hình điều phối hoạt động Vùng theo quy hoạch chung được duyệt.
17. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế điều hành phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
18. Bộ Quốc phòng:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương liên quan lập quy hoạch tổng thể các cơ sở thuộc lĩnh vực quốc phòng (hệ thống công nghiệp quốc phòng, hệ thống cảng, kho bãi, xây dựng đồn biên phòng, đường tuần tra biên giới...).
- Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng thủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch hệ thống các đồn, trạm biên phòng ở biên giới, hải đảo, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền và các huyện, xã đảo có vị trí chiến lược đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trình Chính phủ phê duyệt.
19. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng các đề án:
- Bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.
- Cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia xây dựng đề án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
20. Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng đề án cơ chế, chính sách đặc thù về tài chinh; trong đó, lưu ý nội dung thu và điều tiết ngân sách, phát hành trái phiếu công trình, lập quỹ phát triển vùng, hỗ trợ kinh phí để phát triển quỹ nhà ở xã hội nhất là xây dựng nhà ở cho người nghèo và công nhân gắn với các khu công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng phục vụ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc cung cấp tín dụng đi đôi với các hình thức hỗ trợ về đào tạo, tư vấn kinh doanh,... thông qua hệ thống các ngân hàng và Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chính sách để nông dân góp cổ phần bằng quỹ đất tham gia vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế khi chuyển đổi mục đích sử dựng đất nông nghiệp.
21. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng các đề án tăng cường kế hoạch hoá gia đình; nâng cao chất lượng dân số; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục bà mẹ và trẻ em.
22. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội khu vực các dân tộc ít người; chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo.
23. Ủy ban Thể dục - Thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng đề án phát triển thể dục thể thao; quy hoạch hệ thống công trình thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu tổ chức thi đấu các giải quốc gia và quốc tế.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển hệ thống các tổ chức ngân hàng, tín dụng cho Vùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn.
25. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch và xây dựng kế hoạch đầu tư đến năm 2010 đối với hệ thống các khu du lịch chất lượng cao; các khu vui chơi, giải trí; đề án xúc tiến quảng bá du lịch. Đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Vùng.
26. Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện việc mở rộng mạng phủ sóng truyền hình tới các huyện miền núi, biên giới và hải đảo theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2005.
27. Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện việc mở rộng mạng phủ sóng phát thanh tới các huyện miền núi, biên giới và hải đảo theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2003.
28. Các Bộ, ngành khác
Theo chức năng của mình tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành và các vấn đề liên quan theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.
29. Các địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng căn cứ Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:
- Rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các khu kinh tế tổng hợp, khu kinh tế cửa khấu, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu vui chơi giải trí, hệ thống các độ thị và khu dân cư trên địa bàn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể của địa phương đến năm 2010; trong đó, xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên, giải pháp về huy động và sử dụng vốn cho từng chương trình, dự án.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn ven biển, hải đảo và các xã biên giới; đồng thời, phối hợp với Bộ Công an thực hiện dự án tăng cường trang thiết bị, phương tiện và lực lượng cho công an cơ sở.
G. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương trong Vùng khẩn trương thực hiện công việc theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị và theo chức năng quản lý nhà nước của mình, thực hiện công việc được phân công theo đúng tiến độ.
Trong năm 2006 phải hoàn thành các công việc sau:
- Xây dựng cơ chế phối hợp Vùng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, đầu tư, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, xử lý chất thải.
- Lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng.
- Tổ chức xúc tiến đầu tư.
Căn cứ vào tiến độ thực hiện, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng phối hợp chặt chẽ thông qua Văn phòng Ban Chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, tích cc tổ chức triển khai để hoàn thành công việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và báo cáo về Ban Chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm (Văn phòng Ban Chỉ đạo - 65 Văn Miếu, Hà Nội) theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng chỉ đạo, xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình; thực hiện các đề án, dự án, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách và bộ máy theo sự phân công của Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Chương trình hành động, kịp thời đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình cụ thể và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm đôn đốc, giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình hành động này.
THỦ TƯỚNG
(đã ký)
NGUYỄN TẤN DŨNG
    Tổng số lượt xem: 1645
  •  
Các tin mới

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)