Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/11/2009-13:30:00 PM
Tổ chức Thương mại Thế giới bàn cách tối ưu để bứt khỏi khủng hoảng
Bộ trưởng Thương mại 153 nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ họp tại Geneva, Thụy Sỹ trong tuần tới bàn thảo biện pháp xóa đói nghèo và thúc đẩy tăng trưởng để thoát khỏi khủng hoảng.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy

Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 7, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đánh giá sự kiện này sẽ mở ra cơ hội tìm kiếm biện pháp thích hợp nhất giúp kích thích tăng trưởng và xóa bỏ đói nghèo tại các quốc giá kém phát triển nhất trên thế giới.
Hội nghị cũng sẽ mở ra cơ hội kết thúc vòng đàm phán Doha vào năm 2010 và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc phát động.
Tuy nhiên, một trong số những vấn đề vướng mắc nhất về thương mại quốc tế hiện nay liên quan tới chủ đề lương thựcnhư thương mại lương thực, an ninh lương thực, khả năng tồn tại của nền kinh tế, và ổn định nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển.
Khủng hoảng kinh tế tác động mạnh tới thương mại quốc tế
Theo Tổng Giám đốc WTO, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, sản lượng, thu hẹp nguồn tài chính giành cho thương mại. Do đó, giá trị thương mại sẽ sụt giảm hơn 10% trong năm nay. Thương mại thế giới có thể phục hồi vào năm tới được hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Bất chấp dấu hiệu về giá trị thương mại tăng trong thời gian gần đây, quá trình phục hồi thương mại quốc tế vẫn không đồng đều. Có nhiều khả năng một cú "sốc" sẽ diễn ra tại thị trường cổ phiếu hoặc tiền tệ.Điều này có thểsẽ làm sói mòn lòng tin của giới kinh doanh, khiến thương mại quốc tế bị ảnh hưởng.
Các nước nghèo nhất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thương mại quốc tế kém phát triển do không có nguồn lực dồi dào để triển khai mạnh mẽ các chính sách kích thích kinh tế hoặc trợ giúp các ngành công nghiệp chống lại các cú sốc do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra.
Tại các quốc gia dựa vào thương mại để phát triển, tình trạng xuất khẩu giảm sút trong năm nay ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Theo ước tính, doanh thu thương mại tại các quốc gia kém phát triển giảm 26,8 tỷ USD, tương đương với 44%.

Một trong số những vấn đề vướng mắc nhất hiện nay tại Vòng đàm phán Doha là các quy định liên quan tới lương thực

Sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha
Ông Pascal Lamy cho biết, Vòng đàm phán Doha đang bị đình trệ do sự hiểu nhầm cơ bản giữa các quốc gia về lý do các nước trao đổi thương mại và phương thức thực hiện.
Các quốc gia buôn bán với nhau trước hết vì lợi ích của mình. Do đó việc hạ thấp rào cản đối với hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh. Thương mại giúp tăng tính cạnh tranh và giúp kiểm soát lạm phát. Bằng cách này, thương mại có thể giúp tăng chất lượng cuộc sống cho người dân. Hơn nữa, những nước hạ thấp rào cản nhập khẩu sẽ giúp kích thích xuất khẩu.
Xem xét trường hợp quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối với sản phẩm máy nghe nhạc iPod. Nếu Mỹ quyết định không nhập khẩu 1 chiếc máy iPod sản xuất tại Trung Quốc, nước này sẽ mất 150 USD doanh thu từ xuất khẩu...
Rõ ràng từ “xuất sứ” gắn trên bao bì sản phẩm ngày nay có ý nghĩa khác xa so với thời điểm 20 năm trước. Giá trị sản phẩm hiện nay được toàn cầu hóa do đó thuế nhập khẩu của một nước có thể gây bất lợi cho hàng nhập khẩu của một trong số các công ty toàn của chính nước mình.
Cũng theo ông Pascal Lamy, rất nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước đang phát triển, việc giảm bớt rào cản thương mại vẫn chưa đủ để giúp các nước này hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới.
Để giúp các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển cung cấp các gói viện trợ thương mại (vẫn tăng 10% hàng năm từ năm 2005). Ngay trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà tài trợ vẫn đi đúng hướng thực hiện cam kết. Thậm chí, một số quốc gia đang tăng mức độ đóng góp để giúp các nước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng năng suất và phát triển bí quyết công nghệ.
Tuy nhiên viện trợ về thương mại không thể thay thế cơ hội mở cửa thị trường và cải thiện các quy định được đưa ra tại Vòng đàm phán Doha, trong đó các quốc gia phát triển sẽ phảimở cửa 97% thị trường cho các nước đang phát triển và giảm bớt các rào cản đối với hàng nhập khẩu.
Theo Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại thành phốWashington D.C, Mỹ,việc thông qua Hiệp định tại Vòng đàm phán Doha sẽ giúp nền kinh tế thế giới tăng thêm 300-700 tỷ USD doanh thu hằng năm./.
Kim Anh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 867
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)