TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG, AN NINH6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2010
Thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã triển khai giao kế hoạch cho các ngành, địa phương ngay từ cuối năm 2009 và chỉ đạo sát sao quá trình thực hiện.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, bên cạnh những thuận lợi do tác động tích cực của nền kinh tế cả nước bắt đầu hồi phục sau giai đoạn suy giảm kinh tế là những khó khăn như: thời tiết diễn biến phức tạp; giá cà phê biến động giảm trong một thời gian dài gây rất nhiều khó khăn cho người sản xuất và các doanh nghiệp SXKD cà phê trong khi đó sự hỗ trợ bằng nguồn vốn của Trung ương thông qua kênh tín dụng, ngân hàng còn rất hạn chế và chưa kịp thời; tình hình an ninh chính trị được ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp. Các nhân tố trên đã ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, giám sát của HĐND, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các đoàn thể và đặc biệt là sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục có bước phát triển khá, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Cụ thể các ngành, lĩnh vực chủ yếu được đánh giá như sau:
I. Lĩnh vực kinh tế:
Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm (theo giá so sánh 1994) ước đạt 6.599 tỷ đồng, bằng 51 % so với kế hoạch, tăng 12,13 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.574 tỷ đồng, bằng 56 % kế hoạch cả năm,tăng 6 %so với cùng kỳ.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 994 tỷ đồng, bằng 41 % kế hoạch cả năm, tăng 19 % so với cùng kỳ.
Khu vực dịch vụ đạt 2.031 tỷ đồng, bằng 49 % kế hoạch cả năm, tăng 21 % so với cùng kỳ.
1. Sản xuất nông -lâm nghiệp:
a. Trồng trọt:
Vụ Đông Xuân 2009-2010: Toàn tỉnh đã gieo trồng được 40.646 ha cây trồng các loại, vượt 4.047 haso với KH và tăng hơn năm trước 1.954 ha. Tuy thời tiết không thuận lợi song năng suất bình quân và sản lượng lương thực vẫn tăng so với vụ Đông Xuân năm trước .
Vụ Hè Thu: Do mùa mưa đến muộn, nắng hạn kéo dài nên tiến độ gieo trồng vụ Hè Thu năm 2010 chậm hơn so với cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 71.027/188.615ha KH cây trồng các loại, đạt37,6% kế hoạch.
Cây lâu năm:
Cây Cà phê: Sản lượng cà phê vụ 2009 - 2010 đạt 380.373 tấn, bằng 91,6% so với vụ trước. Do thời tiết diễn biến phức tạp, trước Tết Nguyên đán có mưa trái mùa trên diện rộng, song lượng mưa nhỏ làm một số diện tích cà phê bung hoa nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Những tháng tiếp theo, thời tiết khô hạn kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước tưới nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cà phê của vụ 2010 - 2011. Mặt khác, giá xăng dầu, phân bón tăng, trong khi giá cà phê giảm mạnh đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cà phê.
Cây Hồ tiêu: Sản lượng hồ tiêu năm 2010 giảm nhẹ do một số diện tích tiêu bị hư hại sau các cơn bão số 9 và 11 cuối năm 2009 làm sản lượng hồ tiêu năm 2010 bị ảnh hưởng, ước đạt 11.643 tấn bằng 98% so với năm trước.
Cây Cao su: Sản lượng cao su khai thác đến ngày 30/5/2010 đạt 6.750 tấn, tăng 22,7% (tăng 1.250 tấn) so cùng kỳ năm trước.Sản lượng cao su tăng do một số diện tích trồng mới các năm trước đã đến tuổi khai thác trong năm 2010.
b. Chăn nuôi:
Trong 6 tháng đầu năm, các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nêu cao ý thức. Tuy nhiên, bệnh lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm vẫn xảy ra ở một số địa phương ( ). Mặc dù các ngành chức năng đã kịp thời tổ chức khoanh vùng, tiêu độc khử trùng không để lan rộng, song dịch bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều đến việc chăn nuôi cũng như tiêu thụ sản phẩm.
c. Lâm nghiệp:
Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong mùa khô và kiểm tra, điều tra xử lý các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng được triển khai tích cực. Song tình trạng vi phạm tài nguyên rừng vẫn diễn ra khá phức tạp. Đã có 661 vụ vi phạm được phát hiện, trong đó phá rừng trái phép 26,58 ha, tịch thu 1.501 m3 gỗ.
Kế hoạch năm 2010 dự kiến trồng 7.020 ha rừng, trong đó dự án 5 triệu ha rừng trồng 2.520 ha, các đơn vị khác đăng ký trồng 4.500 ha. Đến nay các đơn vị đã gieo ươm đủ cây giống. Công tác phát dọn thực bì đang được triển khai để tiến hành trồng rừng khi mùa mưa đến. Kết thúc khai thác gỗ thuộc chỉ tiêu khai thác năm 2009 được 26.386 (KH 26.012 m3).
2. Tài nguyên, môi trường:
Trong kỳ, ngành tài nguyên môi trường tăng cường công tác quản lý đất đai( ) và triển khai thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp tỉnh và cấp huyện.
Các hoạt động quản lý về môi trường được tăng cường; công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường được chú trọng( ). Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được triển khai rộng khắp, đặc biệt là tổ chức tốt ngày môi trường thế giới.
3. Công nghiệp – Xây dựng:
Giá trị sản xuất trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1.699 tỷ đồng, tăng 22,2 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó thành phần kinh tế nhà nước đạt 506 tỷ đồng; thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.185 tỷ đồng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỷ đồng.
Tuy tình hình thiếu điện trong tháng 4/2010 và tháng 5/2010 làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy công nghiệp, song nhìn chung sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ổn định và tăng so với cùng kỳ. Công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tăng do thời tiết thuận lợi và nhu cầu xây dựng phát triển. Công nghiệp chế biến tinh bột sắn, đường, hạt điều nhân … sản xuất ổn định do nguồn nguyên liệu đảm bảo nhu cầu. Các ngành sản xuất sản phẩm Bia, nước uống đóng chai, điện sản xuất, nước sinh hoạt, cửa sắt … sản xuất vẫn ổn định và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh tiếp tục xây dựng hạ tầng và kêu gọi đầu tư, đến nay đã có 93 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 36 dự án đang hoạt động, 15 dự án đang xây dựng và 42 dự án đang làm thủ tục đầu tư với tổng vốn đầu tư 5.288 tỷđồng.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng so với cùng kỳ do số lượng và quy mô các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tăng mạnh. Ước tính giá trị sản xuất ngành xây dựng 6 tháng đầu năm đạt 1.720 tỷ đồng, bằng 47,8 % kế hoạch, tăng 20,27 % so với cùng kỳ năm trước.
4. Thương mại, dịch vụ:
Tình hình thương mại, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tiếp tục có bước phát triển. Tuy thu nhập dân cư bị ảnh hưởng do giá cà phê xuống thấp và tình hình thua lỗ của một số đơn vị thu mua cà phê, song sức mua thị trường tiếp tục tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm đạt 13.255 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch tăng 67 % so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước thực hiện trong 6 tháng đầu năm đạt 270triệu USD, bằng 43,5% % kế hoạch năm, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, giá các mặt hàng chủ lực giảm.
Kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm ước thực hiện 8,96 triệu USD, đạt 44,8% kế hoạch năm, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2009.
Hoạt động du lịch thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước, do nền kinh tế cả nước bắt đầu có sự hồi phục, nhiều lễ hội, cuộc thi quy mô lớn được tổ chức trong tỉnh nên số lượng khách đến địa bàn, công suất sử dụng buồng, phòng tăng khá, doanh thu ước đạt 93 tỷ đồng, bằng 46,50% kế hoạch và tăng 16,25% so với cùng kỳ năm 2009.
Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân. Hiện có 68 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách, trong đó có 55 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách với 250 tuyến liên tỉnh và 12 tuyến nội tỉnh. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: Có 25 tuyến tới tất cả các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột và 6 huyện của tỉnh Đăk Nông với tổng số 173 đầu xe. Vận tải khách bằng Taxi có 06 đơn vị hoạt động taxi với 335 xe, từng bước đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân trong tỉnh.
5. Thu chi ngân sách và tín dụng - ngân hàng:
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước thực hiện 1.445 tỷ đồng, tăng 11,8% so cùng kỳ, đạt 57,8% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó các khoản thu tăng cao như thu chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm thực hiện 2.820 tỷ đồng, bằng 54,3% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước .
Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều tăng cao nhưng dư nợ cho vay nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng so với năm 2009. Việc thực hiện các Quyết định của Chính phủ về cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất -kinh doanh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động ( ).
6. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 của tỉnh đến nay có 2.071,8 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách tỉnh quản lý tập trung có 1.350,5 tỷ đồng (giao đầu năm có 1.263 tỷ đồng, Trungương bổ sung hỗ trợ thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do 30 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn 55 tỷ đồng; vốn ngành điện hoàn trả 2,5 tỷ đồng).
- Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 có 721,3 tỷ đồng.
* Về tiến độ thực hiện: Do thời tiết thuận lợi, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB 6 tháng đầu năm 2010 tăng hơn so với cùng kỳ. Tính đến 07/6/2010:
- Vốn ngân sách tỉnh quản lý tập trung, khối lượng thực hiện đạt 643,9 tỷ đồng, đã giải ngân được 683,9tỷ đồng, bằng 50,6 % KH, (cùng kỳ đạt 47,6%).
- Vốn trái phiếu Chính phủ có khối lượng thực hiện đạt 107,8 tỷ đồng, đã giải ngân được 330,9 tỷ đồng, đạt 45,9 % KH, (cùng kỳ năm trước đạt 23,3%). Trong đó:
+ Lĩnh vực Giao thông - thuỷ lợi: khối lượng thực hiện 51,4 tỷ đồng, đã giải ngân được 200,2 tỷ đồng tỷ đồng, bằng 44,7 %KH;
+ Lĩnh vực Y tế: khối lượng thực hiện 16,5 tỷ đồng, đã giải ngân được 65,4 tỷ đồng, bằng 43,6 %KH;
+ Lĩnh vực Giáo dục: khối lượng thực hiện 33,4 tỷ đồng, đã giải ngân được 52,5 tỷ đồng, bằng 59,5%KH;
+ Các dự án xây dựng ký túc xá sinh viên khối lượng thực hiện 6,5 tỷ đồng, đã giải ngân được 12,7 tỷ đồng, bằng36,4 %KH.
7. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp:
Hoạt động xúc tiến đầu tư có chuyển biến tốt, nhiều nhà đầu tư trong nước đến tìm hiểu về tiềm năng đầu tư của tỉnh. Hợp tác đầu tư ra nước ngoài trong khuôn khổ chương trình tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cam pu chiacũng tiếp tục được triển khai. Trong 6 tháng đầu năm đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 09 Dự án, vốn đầu tư3.357 tỷ đồng, đưa tổng số Dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến nay lên 101 Dự án, với tổng vốn 15.069 tỷ đồng. Chương trình vận động ODA được triển khai khá hiệu quả, trong kỳ đã vận động thành công 02 dự án ODA với tổng vốn 6 triệu USD.
Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp được triển khai đúng kế hoạch đề ra( ). Trong 6 tháng đầu năm đã có 381 doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới, bằng 77% so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 47 chi nhánh, 10 Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp đăng ký hoạt động ( ). Toàn tỉnh hiện có 300 HTX.
II. Lĩnh vực Văn hoá - xã hội:
1. Giáo dục - Đào tạo:
Giáo dục mầm non và phổ thông: Năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 886 trường, 15.210 lớp,467.557 học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông, tăng 14 trường, 438 lớp so với năm học trước ( ). Số học sinh phổ thông có chiều hướng giảm do tỉnh ta đã đạt chuẩn phổ cập THCS, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt, dân di cư tự do đến tỉnh ta vẫn còn nhưng giảm so với các năm trước, tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học ( ). Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường, số lượng và chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên ( ). Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học được quan tâm, đặc biệt chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia … được các ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện, song do nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi khả năng nguồn vốn có hạn nên đến nay mới có 62,7% phòng học được xây dựng kiên cố (kế hoạch 70%), vẫn còn 35% số trường trung học phổ thông, 70% số trường trung học cơ sở chưa có phòng thí nghiệm thực hành được xây dựng theo quy chuẩn.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm học 2009-2010 được chuẩn bị chu đáo và tổ chức an toàn, nghiêm túc ( ). Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10) đang được triển khai đúng quy định.
Giáo dục thường xuyên từng bước được nâng cao chất lượng và đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn cho người học, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đã mở rộng hình thức liên kết đào tạo các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện đã có nhiều hình thức hướng dẫn, tư vấn nghề nghiệp kết hợp với học văn hóa nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh.
Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục được củng cố, mở rộng cả về quy mô và ngành nghề đào tạo. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn đã thực hiện tốt kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở rộng hình thức liên kết đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người học. Chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được triển khai thực hiện từng bước góp phần giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho sinh viên yên tâm học tập.
Công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm ( ), cùng với việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, cho phụ nữ theo các chính sách hỗ trợ của nhà nước ( ), hiện nay các địa phương đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm dạy nghề cấp huyện, triển khai xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện tốt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
2. Y tế:
Công tác kiểm tra, giám sát dịch và các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên, cùng với ý thức phòng chống dịch bệnh của cộng đồng ngày càng nâng cao nên 6 tháng qua không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tình hình dịch bệnh ổn định, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và cúm A/H5N1 không xuất hiện, không có trường hợp bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Song bệnh sốt xuất huyết vẫn xuất hiện rải rác tại 9 huyện, số mắc tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2009. Bệnh sốt rét có xu hướng tăng, số lượng bệnh nhân sốt rét tăng 78,4% so với cùng kỳ năm 2009 (719/403 bệnh nhân).
Hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc sức khỏe trên địa bàn từng bước được cải thiện hơn, đã khám, chữa bệnh kịp thời cho nhân dân ( ), đặc biệt là đối tượng bảo hiểm y tế. Công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, được duy trì thường xuyên, song số trường hợp nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục tăng ( ).
Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không có những vụ ngộ độc lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh( ), tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống chưa đạt tiêu chuẩn tuy có giảm nhưng vẫn còn nhiều( ).
Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với tư vấn, truyền thông trực tiếp tại các vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn. Đã triển khai thực hiện kế hoạch chiến dịch tại 81 xã, phường, thị trấn đạt 100% kế hoạch. Đa số các huyện đã tổ chức lễ ra quân đảm bảo về mặt hình thức, các nội dung tuyên truyền.
3. Lao động, thương binh và xã hội:
Công tác giải quyết việc làm được chú trọng, các hoạt động xúc tiến, giới thiệu việc làm được đẩy mạnh, tiếp tục đổi mới các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm; các chính sách cho vay vốn để tạo việc làm được triển khai tích cực ( ). Trong 6 tháng đã tạo việc làm mới cho 12.550 lao động, đạt 50,5% KH.
Hoạt động xuất khẩu lao động có khó khăn hơn, số lao động xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước.
Công tác giảm nghèo được các địa phương tích cực triển khai ngay từ những tháng đầu năm, các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện đồng bộ, đạt kết quả khá.
Chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên, đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ. Công tác bảo trợ xã hội được thực hiện tốt, nhất là việc tổ chức cứu đói trong những dịp lễ, tết và thời điểm giáp hạt. Đặc biệt, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, doanh nhân vào hoạt động này ngày càng nhiều hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, các hoạt động hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được duy trì đã tạo được sự quan tâm hưởng ứng của toàn xã hội ( ). Nhiều hoạt động về bảo vệ và chăm sóc trẻ em được triển khai như: công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2009-2010; công tác ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được triển khai tập huấn đến cơ sở với 132 cán bộ tham gia; phát động “Tháng hành động Vì trẻ em năm 2010”...
Các chương trình đầu tư, hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số... được triển khai thực hiện đầy đủ, đảm bảo đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra (chi tiết như phụ lục kèm theo).
4. Công tác tôn giáo:
Trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tham mưu giải quyết các nhu cầu của tôn giáo ở các lĩnh vực: Tu bổ, xây dựng cơ sở thờ tự; phong chức, đào tạo và bổ nhiệm chức sắc; các hoạt động từ thiện, xã hội đảm báo đúng quy định của pháp luật. Các hoạt động tôn giáo được tổ chức an toàn, đảm bảo tín ngưỡng cho nhân dân, đặc biệt là Lễ Phật Đản PL. 2554 được tổ chức trang trọng và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ngành liên quan tham dự đông đủ.
5. Văn hoá, Thể thao:
Các ngành, các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, phong phú, đặc biệt là nhân dịp Tết Nguyên đán và các ngày Lễ lớn: 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, 35 năm Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…; nhiều hoạt động sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa đã triển khai ( ). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai sâu rộng khắp các cơ sở, các địa phương đang tích cực chuẩn bị để tổ chức tổng kết kết quả thực hiện từ khi triển khai cuộc vận động đến nay.
Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì, tổ chức thường xuyên, được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, tỉnh đã đăng cai tổ chức được một số giải quốc gia và quốc tế( ).
6. Thông tin, truyền thông:
Các hoạt động truyền thông tập trung phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ trong những ngày Lễ, Tết. Ngành thông tin, truyền thông tiếp tục kiểm tra việc chấp hành các thủ tục lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động và quản lý tần số vô tuyến điện trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm cấp phép sử dụng tần số cho 207 đơn vịvới tổng số thiết bị phát sóng vô tuyến điện là 766 máy.
Đài phát thanh truyền hình tỉnh đã tăng thời lượng phát sóng chương trình địa phương so với cùng kỳ năm trước, chất lượng phát sóng đảm bảo và nội dung các chương trình ngày càng phong phú ( ).
III. Lĩnh vực nội chính:
1.Tư pháp:
Ngành tư pháp tỉnh đã tổ chức quán triệt, phổ biến các Luật mới ban hành và các văn bản pháp luật (QPPL) liên quan trực tiếp đến đời sống người dân cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và nhân dân ở cơ sở; kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đối với các Sở, ngành địa phương trong tỉnh; thẩm định các văn bản QPPL theo thẩm quyền( ). Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác ban hành văn bản QPPL; tích cực triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, hành chính và bổ trợ tư pháp; củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
2. Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo:
Thanh tra các cấp, các ngành trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra tại đơn vị mình và tổ chức tiến hành thanh tra theo đúng quy định của Luật Thanh tra. Trong 6 tháng đầu năm đã tiến hành 42 cuộc thanh tra, phát hiện và kiến nghị xử lý 99 vụ ( ).
Các Sở, ngành, địa phương đã quan tâm hơn đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, coi đó là trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thanh tra các cấp, các ngành trong tỉnh đã chủ động tham mưu cho Thủ trưởng cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, tiếp nhận xử lý đơn thư, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; đồng thời, tập trung tham mưu giải quyết các vụ việc phức tạp tồn đọng và phát sinh, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo( ).
3. Cải cách hành chính:
Trong 6 tháng đầu năm, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động để cải cách thủ tục hành chính như: Triển khai Công văn số 15722/BTC-QLC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính, về việc bổ sung Đắk Lắk tham gia Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính do Đan Mạch tài trợ; tiến hành tổng kết Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và tổ chức giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan đến công dân và doanh nghiệp theo Nghị quyết số 886/UBTVQH12 ngày 10/2/2010 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các nội dung cụ thể về cải cách hành chính trong 6 tháng đầu năm 2010 gồm:
Triển khai giai đoạn 2 Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã tiến hành rà soát 1.375 thủ tục hành chính hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành và của UBND cấp huyện, cấp xã. Xây dựng báo cáo và phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch, vượt chỉ tiêu của Thủ tướng chính phủ đề ra (đạt 64,6% trên tổng số thủ tục hành chính của tỉnh có kiến nghị đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính).
Triển khai thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Phòng chống tham nhũng:
Công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tốt. Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng của tỉnh đã chủ động tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, triển khai các văn bản về phòng ngừa tham nhũng trên các lĩnh vực như: thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X), Kế hoạch số 66/KHTU ngày 13/4/2009 của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng; công khai minh bạch tài sản, thu nhập cá nhân theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức, viên chức. Các cơ quan chức năng trong tỉnh đã bám sát và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng( ).
5. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội:
Các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm và làm tốt công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn.Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức được các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, huấn luyện dân quân tự vệ thường xuyên và tổ chức tuyển quân đợt 1 theo đúng kế hoạch và quy định của pháp luật.
Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định. Các loại tai, tệ nạn xã hội nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm trước song vẫn xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng, vi phạm giao thông vẫn ở mức cao ( ).
IV. Nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2010:
Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2010, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm còn khá nặng nề, đòi hỏi cần có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn của các ngành, các cấp, sự phối hợp động viên của các tổ chức đoàn thể xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trong tỉnh. Ngoài việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, trong 6 tháng cuối năm 2010, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Bám sát diễn biến của thời tiết và tình hình sâu bệnh hại để chủ động có phương án phòng chống hữu hiệu, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất vụ Hè Thu năm 2010 và vụ Đông Xuân 2010 - 2011 đạt kết quả cao nhất.
- Xây dựng phương án phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp và chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả; kiểm tra tất cả các công trình thuỷ lợi trước mùa lũ, làm tốt công tác chuẩn bị ứng cứu kịp thời, có kế hoạch di dời ngay những vùng dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét.
- Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh, thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên, liên tục, quản lý chặt chẽ hoạt động tiêu thụ và giết mổ gia súc, gia cầm, không để dịch lở mồm long móng gia súc, dịch cúm gia cầm tái phát.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn tình trạng đốt rừng, chặt phá rừng, săn bắt động rừng trái phép, xử lý nghiêm hành những cá nhân và tổ chức vi phạm. Chuẩn bị tốt các điều kiện và thực hiện hoàn thành kế hoạch trồng rừng và phát triển cao su năm 2010.
2. Công Thương:
- Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Chủ động phối hợp với ngành điện để triển khai chương trình kéo điện cho các thôn, buôn giai đoạn 2.
- Tiếp tục thực hiện tốt các đề án khuyến công của địa phương và quốc gia; tạo điều kiện để các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phát triển công nghiệp năm 2010.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thị trường ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình giá cả thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong phân phối lưu thông hàng hoá.
3. Tài chính, ngân sách:
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo vượt chỉ tiêu trên 10% theo Nghị quyết của HĐND tỉnh giao.
- Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010.
4. Quy hoạch, đầu tưxây dựng:
¬¬- Các ngành, địa phương và các chủ đầu tư tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, vốn ODA, … .
- Triển khai rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp chứng nhận đầu tư trên địa bàn. Tích cực phối hợp tháo gỡ những khó khăn để nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi, song cũng kiên quyết xử lý, thu hồi những dự án treo.
- Các huyện, thành phố hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và các quy hoạch ngành. Đôn đốc thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và cả giai đoạn 2006-2010 để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch năm 2011 và 5 năm 2011-2015 phù hợp với điều kiện của địa phương và định hướng chung của cả nước.
5. Tài nguyên Môi trường:
- Thực hiện hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh. Triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thời kỳ (2011-2020), kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
- Tổ chức điều tra khảo sát hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Lập dự án, điều tra xác định danh mục lưu vực sông nội tỉnh. Lập bản đồ khoanh vùng cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Đắk Lắk.
- Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020; Tập trung xử lý các cơ sở thuộc đối tượng phải xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cải cách hành chính:
Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Đề án 30 giai đoạn II về rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Triển khai thực hiện tốt Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đề án cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh.
7. Giáo dục đào tạo:
- Chỉ đạo và tổ chức tốt hoạt động hè 2010; Chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tuyển THPT năm học 2010-2011.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng trong dịp hè cho giáo viên và chuẩn bị các điều kiện cho khai giảng năm học mới 2010 – 2011.
- Cùng các đoàn thể, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động hè tình nguyện trợ giúp chỗ ở, hướng dẫn các thí sinh tham gia kỳ thi Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 về phổ cập giáo dục và chuẩn hóa trường học.
8. Y tế:
- Chủ động phòng chống dịch bệnh; bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh; triển khai thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế về“Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình; đẩy mạnh công tác xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; sơ kết 3 năm hợp tác với y tế thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên trong năm 2010.
9. Văn hoá, Thông tin, Thể dục thể thao:
Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật phục vụnhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa thông tin và dịch vụ văn hóa.
Chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao trong dịp hè 2010, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt là tuyên truyền cho Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tuyên truyền phục vụ các ngày lễ lớn hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
10. Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách do Trung ương và HĐND tỉnh ban hành cho các đối tượng được thụ hưởng ngân sách và các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tiếp tục tìm các giải pháp giải quyết việc làm lâu dài cho đồng bào, nhất là tăng cường công tác đào đạo nghề cho thanh niên. Làm tốt công tác quản lý địa bàn, hạn chế tình trạng dân di cư tự do vào địa bàn các huyện. Tiếp tục giải quyết ổn định đời sống cho số dân di cư tự do đã đến từ những năm trước.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, chính sách người có công. Các địa phương chủ động nắm bắt tình hình đói, có kế hoạch cứu đói cho nhân dân, đặc biệt chú ý vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
11. An ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội:
Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyển quân đợt 2/2010. Duy trì tốt an toàn giao thông trong các tháng cuối năm, phấn đấu giảm tai nạn giao thông so với năm 2009.
V. Công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2010
Xác định năm 2010 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010; đồng thời cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh, trong đó nổi bật và quan trọng nhất là Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2010 không chỉ có ý nghĩa quan trọng để góp phần hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010 mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì ổn định và các tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn tới.
Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND tỉnh trong năm 2010, góp phần hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2010; giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 đến tất cả các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư; tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành phát triển sản xuất, dịch vụ, du lịch…; tổ chức gặp mặt định kỳ với Bí thư, Chủ tịch HĐND các huyện, thị xã, thành phố, đại diện Mặt trận, Đoàn thể, các Ban xây dựng Đảng, các Ban của HĐND và các cơ quan Tư pháp nhằm tăng cường đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 theo tinh thần của Nghị quyết số 18/CP; Cùng với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, UBND tỉnh đã tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2010 tại các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó chỉ đạo xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở; các vấn đề an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu về y tế, văn hoá, thể dục thể thao được đầu tư ở mức cao, tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, y tế, giáo dục - đào tạo, công tác tôn giáo, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hoá gia đình được kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả đầu tư phát huy tác dụng, góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về xã hội của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng giải phóng mặt bằng nhằm triển khai thực hiện các công trình, dự án đảm bảo tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư lớn như Công trình Hồ Krông Buk hạ, Krông Păk thượng, Tỉnh lộ 1, 8, 10, 15, đường GT liên huyện EaH’Leo – EaSup, QL 14 phía Bắc, phía Nam TP.BMT, đường vào Cảng hàng không BMT, DA Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, đường vành đai phía Tây TP.BMT, Đê bao Quảng Điền, Chợ BMT, DA Km 4-5, Nhà ga cảng hàng không BMT… Đồng thời UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp cho sản xuất nông nghiệp, triển khai kịp thời công tác phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, không để dịch bệnh lây lan; ngành du lịch đạt kết quả tốt với số lượng khách du lịch và doanh thu tăng cao; thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; triển khai Chương trình 167 giai đoạn I và II đạt kết quả tốt; tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng và 105 năm hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột… Tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng cây phân tán; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) và chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tổng kết chương trình này vào tháng 7/2010; tích cực xử lý được nhiều vụ khiếu kiện, khiếu nại theo đúng trình tự, quy định…
Đạt được kết quả nêu trên và chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ trong năm 2010 và giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh xác định phải tăng cường, tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; Chương trình giảm nghèo; Chương trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Chương trình xúc tiến đầu tư; Thực hiện Kết luận số 60 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.BMT thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (2010 – 2020), Kết luận số 61 của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh... Trong đó xác định rõ nguồn nội lực (của địa phương và hỗ trợ của Trung ương) đóng vai trò quyết định để phát triển, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn từ bên ngoài (ODA) thông qua các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), KOICA (Hàn Quốc), JICA (Nhật Bản), các dự án của Đan Mạch để đầu tư cho các chương trình nước sạch, xử lý rác thải, nâng cấp sữa chữa các tỉnh lộ, cho các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục ...
UBND tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện đối với các đơn vị và phân công Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên các chương trình công tác trọng tâm trong năm, như: chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; tiếp và làm việc với doanh nghiệp thứ 5 hàng tuần; giao ban xây dựng cơ bản; tăng cường chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý đất đai; giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; kiểm tra thực hiện chương trình giảm nghèo; giải quyết khiếu kiện; kiềm chế tai, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.v.v. Quá trình điều hành hoạt động và phạm vi giải quyết công việc được bàn bạc thống nhất, phân công cụ thể, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, có sự phối hợp thông qua hội ý Thường trực UBND tỉnh hàng ngày, giao ban và họp Uỷ ban định kỳ được duy trì thường xuyên, phát huy được trách nhiệm cá nhân trước tập thể. Từng thành viên chủ động chỉ đạo triển khai, đối với những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được tập thể bàn bạc thống nhất phương án xử lý .
Nhìn chung, việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện và triển khai các Nghị quyết của Trung ương và tỉnh đã khắc phục được sự chậm trễ, giành nhiều thời gian cho công tác kiểm tra phát hiện các vướng mắc phát sinh ở cơ sở, kịp thời chỉ đạo xử lý về công tác quản lý bảo vệ rừng tại các huyện; giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thuỷ lợi, các công trình giao thông, điện ; đẩy mạnh biện pháp chống thất thu ngân sách, chi ngân sách tiết kiệm.v.v. Một số lĩnh vực được tập trung đầu tư, chỉ đạo kiên quyết đến nay có chuyển biến tích cực.
Trong 6 tháng năm 2010, chương trình công tác tuần, tháng, quý được tập trung chỉ đạo, điều hành theo kế hoạch, vai trò tham mưu đề xuất của các Sở, ban, ngành được tăng cường; UBND tỉnh xem xét và giải quyết công việc khi có đủ thông tin, căn cứ pháp luật và theo quy chế làm việc của UBND tỉnh . Việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác và giải quyết các công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định, có sự phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuẩn bị nội dung và được tiến hành khi thực sự cần thiết để nghe ý kiến tham mưu, đề xuất của các Sở, ban, ngành để có đủ thông tin trước khi quyết định xử lý vụ việc theo thẩm quyền, không can thiệp và giải quyết công việc của cấp dưới.
Đạt được những kết quả nêu trên, trong quá trình điều hành UBND tỉnh đã thực hiện đúng quy chế làm việc, chỉ đạo điều hành khoa học, tập trung giải quyết có hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh gắn với việc củng cố và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, kịp thời giải quyết các tình huống phát sinh. Tuy nhiên, một số lĩnh vực chưa tạo được chuyển biến rõ nét và còn những tồn tại, đó là:
1/ Tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức cao nhưng chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa có tính bền vững. Biến động giảm giá của ngành cà phê làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó tác động rất lớn đến nguồn thu ngân sách của tỉnh, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Cần khẩn trương có chính sách để ổn định và bền vững.
2/ Ngay từ đầu năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tư XDCB nhưng việc triển khai của UBND một số huyện và thành phố về tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn còn ở mức thấp, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng tâm, nguồn vốn đầu tư lớn còn chậm.
3/ Một số huyện chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
4/ Sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia giải quyết một số công việc của tổ chức và công dân có lúc chưa tốt, chưa chủ động, chưa kịp thời.
5/ Công tác tiếp dân, đôn đốc các cấp, các ngành giải quyết các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài sản, bồi thường giải toả tái định cư giữa một số công dân với chính quyền cơ sở có những diễn biến phức tạp, vẫn còn một số vụ khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
6/ Việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và hoạt động của một số Sở, ngành và Phòng ban cấp huyện chưa kịp thời.
Qua 6 tháng triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, nhờ có sự nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, với sự hỗ trợ tích cực của Trung ương, tỉnh ta đã gặt hái được những thành tựu khá quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, tình hình chung vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn phức tạp khó lường. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 theo Nghị quyết HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo, động viên toàn thể nhân dân phát huy mạnh mẽ nội lực, hăng hái thi đua về mọi mặt nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./
PHỤ LỤC
(Kèm theo Báo cáo số 71/BC-UBND ngày 10/6/2010 củaUBND tỉnh Đắk Lắk)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI:
Chương trình 134: Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã làm được 15.135 căn nhà, đạt 100% KH; cấp nước sinh hoạt cho 16.059 hộ, đạt 100%; giải quyết được 144,51 ha đất ở cho 5.535 hộ, đạt 100%; giải quyết được 2.771,5 ha đất sản xuất cho 7.737 hộ, đạt 100%. Thực hiện Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg về kéo dài thực hiện chương trình 134 trong giai đoạn 2009-2010, UBND tỉnh đã tổng hợp nhu cầu và lập phương án hỗ trợ sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo với tổng nhu cầu kinh phí 534 tỷ đồng ( ).
Chương trình 135 được giao kế hoạch vốn ngay từ đầu năm cho 35 xã đặc biệt khó khăn và 81 buôn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc 35 xã khu vực II, trong đó có 69/70 xã được giao làm chủ đầu tư. Các địa phương đã triển khai thực hiện với tổng kinh phí là 187.802 triệu đồng ( ).
Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, kết quả sau khi rà soát có 16.837 hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở, trong đó, năm 2009 đã hỗ trợ xây dựng được 3.410 căn, năm 2010 cần hỗ trợ 13.427 căn. Kế hoạch năm 2010 hỗ trợ 10.529 căn, đến nay đã triển khai xây dựng được 4.525 căn, đạt 47% kế hoạch. Tổng số vốn đã bố trí được 89,392 tỷ đồng ( ).
Đầu tư xây dựng trung tâm cụm xã với tổng kinh phí thực hiện là 9.922 triệu đồng từ vốn kết dư năm 2009 chuyển qua. Đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục công trình còn dở dang năm 2009. Giá trị khối lượng hoàn thành là 9.922 tr.đ, bằng 100% KH. Hiện nay các chủ đầu tư đang thực hiện thanh quyết toán vốn công trình hoàn thành. Tỉnh đã đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ vốn thực hiện năm 2010-2011.
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg (thay thế Chính sách trợ giá, trợ cước): Kế hoạch vốn đầu tư năm 2010 là 10.640 tr.đ. Tổng kinh phí ước thực hiện là 2.527,22 tr.đ, bằng 23,75% KH. Số hộ nghèo được hỗ trợ bằng tiền mặt là 4.478 hộ (xã khu vực II: 2.481 hộ, xã khu vực III: 1.997 hộ).
Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg: Có 2 dự án được triển khai với tổng kinh phí thực hiện năm 2010 là 6.000 tr.đ (vốn kế hoạch năm 2010 là 4.000 tr.đ, vốn chuyển nhiệm vụ chi là 2.000 tr.đ). Tổng giá trị khối lượng ước hoàn thành là 1.273 tr.đ, bằng 21,22% KH. Hiện nay, tỉnh đang tiến hành rà soát, kiểm tra các đối tượng có nhu cầu thực hiện định canh, định cư theo hình thức xen ghép để phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg năm 2010 ( ).
Chính sách cho vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg: tổng kinh phí được giao năm 2010 là 11.055 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 21/5/2010 là 10.181 triệu đồng, đạt 92,09% KH. Số hộ dư nợ là 2.036 hộ. Đa số hộ vay vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong giấy đề nghị vay vốn.
Chính sáchđối với học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện chương trình 168 đã cấp 168.122 bộ sách giáo khoa và vở viết cho học sinh dân tộc thiểu số từ Tiểu học đến THPT với tổng kinh phí 27,9 tỷ đồng. Các chế độ hỗ trợ của trung ương, của tỉnh cho học sinh dân tộc được thực hiện đầy đủ ( ).
Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Nhằm đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo trong việc cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi thẻ bảo hiểm y tế, từ năm 2009 tỉnh đã phân cấp và giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện, thành phố chủ động trong việc lập danh sách đề nghị cấp thẻ, in thẻ và cấp phát thẻ BHYT; đồng thời, tổ chức rà soát, lập lại toàn bộ danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhằm khắc phục những vấn đề sai sót. Công tác hỗ trợ khám chữa bệnh cho các đối tượng đã được ngành Y tế quan tâm, thực hiện, đảm bảo tất cả người nghèo khi đi khám chữa bệnh đều được miễn viện phí.
II- BIỂU TỔNG HỢP THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
STT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
KH 2010
|
Ước TH 6 tháng
|
So với KH năm 2010 (%)
|
1
|
GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM (Giá SS 1994)
|
|
|
|
|
|
Phân theo ngành kinh tế
|
Tỷ đồng
|
12945
|
6599
|
51
|
|
- Nông lâm, ngư nghiệp
|
Tỷ đồng
|
6355
|
3574
|
56
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
Tỷ đồng
|
2410
|
994
|
41
|
|
Trong đó: Công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
1710
|
602
|
35
|
|
- Dịch vụ
|
Tỷ đồng
|
4180
|
2031
|
49
|
|
Cơ cấu kinh tế theogiá so sánh 1994
|
%
|
100,00
|
100
|
|
|
- Nông lâm ngư nghiệp
|
%
|
49,09
|
54
|
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
%
|
18,62
|
15
|
|
|
- Dịch vụ
|
%
|
32,29
|
31
|
|
2
|
GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM (giá hiện hành)
|
Tỷ đồng
|
29080
|
13230
|
45
|
|
Phân theo ngành kinh tế
|
|
|
|
|
|
- Nông lâm, ngư nghiệp
|
Tỷ đồng
|
16570
|
8041
|
49
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
Tỷ đồng
|
4950
|
1905
|
38
|
|
- Dịch vụ
|
Tỷ đồng
|
7560
|
3284
|
43
|
|
GDP bình quân đầu người(Giá hiện hành)
|
Tr. đồng
|
16,0
|
|
|
|
Cơ cấu kinh tế theo giáhiện hành
|
%
|
100,00
|
100
|
|
|
- Nông lâm ngư nghiệp
|
%
|
56,98
|
61
|
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
%
|
17,02
|
14
|
|
|
- Dịch vụ
|
%
|
26,00
|
25
|
|
3
|
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn
|
Tỷ đồng
|
17800
|
13255
|
74
|
4
|
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
|
Tr.USD
|
620
|
270
|
44
|
5
|
Giá trị kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn
|
Tr.USD
|
20
|
9
|
45
|
6
|
Tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn
|
Tỷ đồng
|
2500
|
1445
|
58
|
7
|
Tổng chicân đối ngân sách địa phương
|
Tỷ đồng
|
4054
|
2332
|
58
|