Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 16/02/2011-10:19:00 AM
Kế hoạch sát sao, giải pháp quyết liệt nhằm mục tiêu tăng trưởng 15%
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu nhiệm vụ này đối với các Tập đoàn, Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp nhà nước tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ toàn khối năm 2011 diễn ra hôm nay, 15/2.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị

Tạihội nghị,với sự tham dự của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải, các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo 22 Tập đoàn, Tổng công ty đã báo cáo về tình hình hoạt động, đồng thờinêu ra nhiều ý kiến, kiến nghị, hiến kế cho mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững.
Thực hiệnvai trò đầu tàu kinh tế
Tổng hợp báo cáo của 21 tập đoàn, Tổng công ty 91 cho thấy, đến thời điểm hiện tại, tổng vốn chủ sở hữu toàn khối đạt 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với 2009. Trong đó, một số tập đoàn đạt mức tăng trưởng mạnh (từ 44-53%) như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (TKV), Viettel,…
Về cơ bản, đến nay các tập đoàn, Tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nằm trong giới hạn cho phép.
Tổng doanh thu toàn khối năm 2010 ước đạt 1.173.489 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm và tăng 36% so với năm 2009.
Có 20/21 Tập đoàn, Tổng công ty làm ăn có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 70.778 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách ước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.
Bên cạnh đó,việc sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức quản lý các tập đoàn, Tổng công ty được triển khai mạnh mẽ. Đến thời điểm tháng 7/2010, trừ Tổng công ty Thép đang thực hiện cổ phần hóa, tất cả các công ty mẹ của các Tập đoàn, Tổng công ty đã được Thủ tướng quyết định chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành rà soát, xác định lại ngành nghề kinh doanh chính để từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.
Bước sang năm 2011, thể hiệnsựđồng thuận và quyết tâm cao với mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đề ra, các Tập đoàn, Tổng công ty đã nêu nhiều ý kiến, tham luận đóng gópcho việc thựchiệnmục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Trong đó, nổi bật là các ý kiến liên quan đến vấn đề tạo hành lang pháp lý để ổn định lãi suất, tạo dòng vốn vay cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, vươn ra quốc tế, biện pháp bình ổn, tiếp cận quy luật thị trường đối với giá cả của một số mặt hàng đầu vào, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mục tiêutăng trưởng bình quân 15%
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đáng khích lệ của khối các Tập đoàn, Tổng công ty trong năm 2010 cũng như giai đoạn khó khăn vừa qua.
“Những chỉ số cơ bản về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nợ trong giới hạn cho phép,… đã cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đầu tàu ( đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước sớm vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nằm trong nhóm 10 nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới.
“Nếu trong khủng hoảng vừa qua, với những nguy cơ về tăng trưởng âm, về an sinh xã hội, ổn định các chỉ tiêu vĩ mô, nếu không có các doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn chúng ta không đạt được những thành quả như hôm nay”, Thủ tướng khẳng định.
Năm 2011, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho toàn khối: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư để đạt mức tăng trưởng bình quân 15%.
Sát sao trong kế hoạch, quyết liệt trong giải pháp
Kinh doanh bây giờ ngày càngkhó khăn, Thủ tướng chia sẻ với giới doanh nhân, và vì vậy không chỉ thấy cái được, cái tốt màphải nhận thức rõ những tồn tại, hạn chế để nỗ lực và quyết tâm hơn nữa.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch vàtriển khai một cách sát sao, đồng thời quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong đó,đặc biệt lưuý4 vấn đề:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đang thi công, thu xếp, bố trí vốn để sớm khởi công, hoàn thành các dự án trọng điểm, đặc biệt làcác dự án hạ tầng phục vụ phát triển như điện, giao thông, công nghiệp phụ trợ,… không để xảy ra tình trạng thi công dở dang.
Thứ hai, chú trọng xây dựng kế hoạch sắp xếp đổi mới theo hướng cổ phần hóa, giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối, cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên theo lĩnh vực chuyên môn, bảo đảm hiệu quả, tránh cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. Từ đó, tiếp tục rà soát ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan. Coi đây là nhiệm vụ đóng góp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thứ ba, từ thực trạng hoạt động thời gian qua, các Tập đoàn, Tổng công ty 91 tập trung xây dựng điều lệ, cơ chế quản lý, tổ chức, quản trị nội bộ, nhất là các quy chế quản lý nội bộ công ty mẹ và mối quan hệ giữa các Tập đoàn, Tổng công ty. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ cả về bộ máy thực hiện và cơ chế làm việc, nhất là kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong đơn vị, chú trọng công tác Đảng và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả lộ trình điều chỉnh giá, kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ; các Tập đoàn, Tổng công ty cần đặc biệt chú trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để giảm giá thành sản phẩm, chủ động hơn trong khai thác thị trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũnglưuýTập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) cần tiếp tục nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm, đặc biệt là vấn đề chủ quan, yếu kém trong quản lý vốn chủ sở hữu, đầu tư, cố ý làm trái.
Vinashin cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, nỗ lực hơn trong đàm phán, cơ cấu lạicác khoản nợ, thu xếp nguồn vốn để thực hiện các dự án đóng tàu, công nghiệp phụ trợ hiệu quả, tìm kiếm để ký kết được các hợp đồng đóng mới tàu, kiện toàn quản lý, ổn định sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiến tới kinh doanh có lãi.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty

Giá một số mặt hàng thiết yếu dần tiếp cận cơ chế thị trường
Trước các kiến nghị của doanh nghiệp về vấn đề giá một số mặt hàng đầu vào thiết yếu, cũng như cơ chế tỷ giá, lãi suất vay vốn, Thủ tướng nêu rõ tinh thần chỉđạo làtạo điều kiện tối đađểbảo đảm sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, giá các mặt hàng đầu vào như điện, than, xăng dầu,… sẽ từng bước tiếp cận cơ chế giá thị trường. Đây là bài toán đặtra chodoanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch, chiến lược hoạt động, hướng tới các khâu có giá trị gia tăng cao, thay vì tận dụng giá nhiên liệu rẻ, áp dụng công nghệ lạc hậu để tìm lợi nhuận như vừa qua.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ xem xét các kiến nghị, tháo gỡ từng khó khăn cụ thể mà các Tập đoàn, Tổng công ty nêu ra. Đặc biệt, cơ chế chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp nhà nước sẽ được tháo gỡ theo hướng cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra, giám sát, còn giao quyền tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Bộ theo chức năng, rà soát các dự án đầu tư, khả năng thu xếp vốn cho các Tập đoàn, Tổng công ty bảo đảm tính khả thi, không đầu tư dàn trải; nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm triển khai mô hình tập đoàn kinh tế trong những lĩnh vực cần thiết và xây dựng đề án tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để hình thành những doanh nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực./.
Một số ý kiến, kiến nghị của các Tập đoàn, Tổng công ty:
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV): TKV mong muốnChính phủ xem xét, trên cơ sở cân đối khả năng sản xuất và nhu cầu than cho nền kinh tế để quyết định thứ tự ưu tiên cung cấp cho các hộ tiêu dùng lớn, giảm tình trạng nhiều mặt hàng sản xuất sử dụng nhiên liệu thanrẻ như thép, xi măng hiện nay.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN: Trong bài toán vốn vay cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, cần có lộ trình ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá ngoại tệ, tiến tới giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cung cấp vốn với chi phí vay thấp hơn, ổn định và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội: Đã đến lúc bên cạnh việc phát huy tối đa năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường trong nước, các Tập đoàn, Tổng công ty chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm và cả đầu tư chiếm lĩnh thị trường.
Đây là cơ hội lớn và khả thi trong tương lai, nhất là các thị trường tiềm năng như Lào, Campuchia, Myanmar, Nepal, một số nước Nam Phi, Nam Mỹ…
Tổng công ty Xi măng Việt Nam: Chính sách tiền tệ cần theo hướng tạo điều kiện trước hết cho sản xuất, đồng thời có chính sách cắt giảm năng lượng phù hợp đối với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng.
Tổng Công ty Xăng dầu: Đã đến lúc phải kiên định và quyết tâm vận hành đúng cơ chế, lộ trình giá đối với khối năng lượng. Chúng ta đang bị lỗ kép, điện đã lỗ, nhưng ngay cả than, xăng dầu cung cấp cho điện cũng đã lỗ trước đó.
Tập đoàn Cao su: Đề nghị có chính sách lãi suất, vốn vay ưu tiên cho các doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách đối với việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Tập đoàn Sông Đà: Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp đầu tư vượt điều lệ thì không được đầu tư nữa. Hiện vốn điều lệ của Tậpđoànkhoảng 4.000 tỷ và đã đầu tư trên 7.000 tỷ, nhiều dự án đã gần xong mà đầu tư gối đầu bị đình trệ. Tương tự là quy định DN mẹ - con không được đầu tư cùng một dự án. Đây là điều cần xem xét, sửa đổi phù hợp.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1265
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)