Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 27/05/2011-13:54:00 PM
Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương: nền tảng tăng trưởng thế giới

Phát biểu tại một cuộc họp tại Singapore mới đây, Thứ trưởng Ngân khố Mỹ Neal S. Wolin nêu bật ba lĩnh vực các nước châu Á-Thái Bình Dương cần tiếp tục hợp tác để tiếp tục phát triển phồn thịnh.
Đó là hoàn thành việc cải cách tài chính, xây dựng nền tảng cân bằng và bền vững cho sự phát triển kinh tế toàn cầu, và tập trung theo đuổi cam kết mở cửa thương mại và đầu tư.
Theo ông Wolin, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suýt đứng bên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra, các nước cần làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự phát triển bền vững và thịnh vượng trong tương lai.
Để tránh nguy cơ khủng hoảng tái diễn, Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép thực hiện cải cách (hệ thống) tài chính toàn diện, nhất quán và hiệu quả tại châu Á và trên thế giới. Nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững mà tránh được nguy cơ mất cân đối tài khoản vãng lai lớn, các nước khu vực cần tạo lập các nguồn cung cấp có tính lâu dài.
Những nước thâm thủng (ngân sách, thương mại) cần nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, trong lúc các nước thặng dư cần hướng tới sự tăng trưởng dựa vào tiêu dùng trong nước và giảm lệ thuộc vào xuất khẩu.
Các nền kinh tế ven Thái Bình Dương đóng góp 54% tổng GDP của thế giới và 44% giá trị thương mại toàn cầu, cùng tạo nên không gian kinh tế lớn nhất và năng động nhất thế giới. Ngoài thương mại, các dòng vốn đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), luân chuyển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng rất lớn.
Đến năm 2009, FDI của các nhà đầu tư châu Á vào Mỹ đã lên tới trên 360 tỷ USD. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ đầu tư hơn 510 tỷ USD vào các nước châu Á, trong đó có 75 tỷ USD vào thị trường Singapore, so với trên 20 tỷ USD mà nhà đầu tư Singapore rót vào nước Mỹ.
Các số liệu trên cho thấy sự vươn lên đáng kể của các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực. Trong vài thập niên qua, quan hệ kinh tế Mỹ-châu Á đã trở thành hòn đá tảng cúa sự phát triển và ổn định trên thế giới, với sự tiến triển trong những năm tới đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phồn thịnh chung của khu vực.
Các nước cần tiếp tục thực hiện cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác, có trách nhiệm và cởi mở về mặt kinh tế để tiếp tục đem đến sự phát triển phồn vinh cho các nước ven Thái Bình Dương và xa hơn thế.
Ông Wolin cho hay hiện Mỹ đang đàm phán với 8 nền kinh tế năng động nhất thuộc APEC để phát động thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp mở rộng mạnh thương mại, đầu tư và tạo nhiều việc làm cho cả hai bên bờ Thái Bình Dương.
Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi lên ở Đông Á tiếp tục phát triển sẽ thị trường rộng mở đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, là điểm đến ích lợi cho nguồn vốn đầu tư của Mỹ và nguồn đầu tư ngày càng quan trọng đối với Mỹ./.
Ngọc Tiến/Bangkok
Vietnam+

    Tổng số lượt xem: 682
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)