Tính đến nay, Khu kinh tế Dung Quất đã cấp phép đầu tư cho 115 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 200 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) chiếm 57%.
|
Cảng nước sâu Dung Quất
|
Đến nay đã có 60 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 53 dự án đang được triển khai xây dựng.
Riêng trong 3 tháng đầu năm nay, Ban quản lý Khu kinh tếDung Quất đã thu hút đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án, với tổng vốn đầu tư 44,5 tỷ đồng.
Theo định hướng thu hút đầu tư năm 2011 và những năm tiếp theo, Khu kinh tế Dung Quất ưu tiên thu hút dự án thuộc các lĩnh vực lọc hóa dầu, nhiệt điện, trung tâm trung chuyển dầu khí, các dự án công nghiệp phụ trợ, cơ khí, các dự án nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, dịch vụ hạ tầng phục vụ khu đô thị Vạn Tường, đáp ứng cho việc mở rộng khu kinh tếlên 45.000 ha.
Thực tế sau 14 năm xây dựng và phát triển, hiện Khu kinh tế Dung Quất được đánh giá là một trong những KKT tiên phong và thành công trong cả nước, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,53%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 53,6%, đóng góp và sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện Dung Quất đã hình thành Tổ công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam, gồm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy chế biến tạo thiết bị nặng, nhà máy nhựa, nhà máy luyện cán thép và đang chuẩn bị hình thành nhà máy nhiên liệu sinh học…
Vào cuối năm 2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, trong đó sẽmở rộng Khu Kinh tế Dung Quất, đưa diện tích 10.300hahiện nay lên 45.332 ha, để hình thành Thành phố công nghiệp mở./.
Gia Vi
Cổng thông tin điện tử Chính phủ