Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 18/11/2010-10:03:00 AM
Eurozone đối mặt thách thức mới
Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải đối mặt với những thách thức mới do những khó khăn về tài chính của Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp.

Nhiều thách thức tài chính vẫn "bám riết" châu Âu

Chỉ vài giờ trước khi các Bộ trưởng Eurozone nhóm họp để giải quyết các mối đe dọa cho sự ổn định kinh tế của khối, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy nói kinh tế Eurozone có nguy cơ bị đẩy tới “miệng vực”, sau khi Ireland tiết lộ nước này đang đàm phán với các đối tác trong khối về tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ; Bồ Đào Nha thừa nhận những rủi ro tài chính cao, trong khi nợ công của Hy Lạp trở nên tồi tệ hơn ngay cả sau khi được giải cứu tài chính.
Theo lời Chủ tịch EU, nếu để đồng Euro thất bại thì EU cũng sẽ thất bại.
Người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker cho biết, Eurzone sẵn sàng hành động sớm nhất có thể nếu Ireland tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính.
Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha nói rằng các nhà đầu tư tin rằng nước này sẽ bị buộc phải tìm kiếm hỗ trợ khẩn cấp vì những lo ngại đang lan rộng trên thị trường tài chính. Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha kêu gọi Ireland hành động nhanh chóng để ngưng bất ổn trên thị trường.
Chuyên gia phân tích kinh tế Robert Peston cho biết nếu không có sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ireland có thể bị vỡ nợ vào ngay lúc này.
Sở dĩ, Ireland gặp nhiều khó khăn tài chính là do phải chi những khoản tiền khổng lồ cứu vãn hệ thống ngân hàng trong nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thâm hụt ngân sách của Ireland có thể vượt ngưỡng 30% GDP trong năm 2010, cao hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn 3% GDP của EU và còn cao hơn cả Hy Lạp.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá các vấn đề của Ireland đã phơi bày khả năng ổn định tài chính của Eurozone, đồng thời bác bỏ các tin đồn liên quan tới bất kỳ cuộc giải cứu nào.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Ireland và Bồ Đào Nha đã có lúc tăng mạnh trong ngày 15/11, nhưng lại giảm đáng kể ngay sau bình luận của một số Bộ trưởng Tài chính EU chủ chốt rằng thị trường trái phiếu hỗn loạn xung quanh một cuộc giải cứu trong tương lai của châu Âu là thông tin không chính xác.
Trên thực tế, hiện có tới 24/27 nước thành viên EU đang có mức thâm hụt ngân sách vượt ngưỡng giới hạn 3% GDP./.
Nguyễn Đức
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 778
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)