Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 14/03/2011-09:56:00 AM
Đắk Lắk phát triển ngành cà phê bền vững
Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk, có ảnh hưởng trực tiếp đến đại bộ phận nhân dân trên địa bàn, sự phát triển bền vững của ngành cà phê gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị xã hội của tỉnh.

Thu hoạch cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột

Là cây trồng chủ lực, nhưng sản xuất manh mún
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất của cả nước vớihơn 190.700 ha, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê.
Cây cà phê được trồng trên địa bàn 14 huyện, thị và thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó chỉ có huyện Ea Súp quy mô diện tích không đáng kể (31 ha), còn lại hầu hết các địa phương đều có quy mô diện tích 1.000 ha trở lên.
Có khoảng 15% diện tích cà phê thuộc các công ty, doanh nghiệp tương đối tập trung thành vùng chuyên canh (18 Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 08 công ty thuộc tỉnh quản lý). Hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý.
Toàn tỉnh Đắk Lắk có 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ có quy mô diện tích từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm khoảng 34 % …
Có thể nói sản xuất cà phêở ĐắkLắkcó quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, diện tích vườn cây cà phê già cỗi ngày càng gia tăng, bên cạnh đó phải đối mặt với hạn hán thường xuyên làm giảm năng suất, giảm sản lượng, có năm mất từ 30 – 50%. Có những vùng bị hạn kéo dài, thiếu nước tưới đã làm mất trắng và ảnh hưởng nghiêm trọng từ 2- 3 vụ tiếp theo.
Triển khai đề ánphát triển cà phê bền vững

Lễ hội cà phê là cơ hội để mở rộng thị trường, bạn hàng trong và ngoài nước

Để ổn định diện tích cà phê trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai đề án “Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, phù hợp với Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Đắk Lắk đề ra.
Theo đó, ngành cà phê Đắk Lắk xây dựng thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Quy hoạch đến năm 2015 ổn định diện tích cà phê khoảng 150.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi để thâm canh tăng năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha trở lên, đưa sản lượng đạt 400.000 tấn/niên vụ, cải tạo, trồng mới số diện tích cà phê đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch.
Kiên quyết chuyển đổi thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng cà phê không đủ nước tưới. Ở các vùng quy hoạch phải đảm bảo 100% diện tích cà phê được tưới nước chủ động. Xây dựng thêm 10.000 m2 kho bảo quản và 40.000 m2, kho ngoại quan 500.000 m2 sân phơi và 500 máy sấy nông sản.
Phấn đấu đến năm 2015 tăng tỷ lệ cà phê tinh chế đạt 15 - 20% sản lượng, đưa giá cà phê xuất khẩu cùng loại ngang bằng với giáthế giới. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 700 triệu USD. Giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và 200.000 lao động gián tiếp.
Mở lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh cà phê cho khoảng 8.000 nông dân/năm. Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 60% sản lượng cà phê xuất khẩu trở lên.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là địa chỉ đỏ dành cho người nông dân sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê

Ông Huỳnh Quốc Thích, Trưởng phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, hiệu quả nhất là dự án phát triển cây cà phê bền vững bằng cách bón phân và tưới nước riêng lẻ, bón phân và tưới nước tiết kiệm do Nestlé Việt Nam triển khai thí điểm tại huyện Krông Pắc.
Kết quả, lượng nước tưới giảm từ 300-500m3/ha/vụ, giảm 20% tổng kinh phí đầu tư trên 1 ha/vụ, người dân đã nhận thấy được hiệu quả của dự án. Ông Thích khẳng định, thời gian tới, dự án này sẽ được nhân rộng ở các xã khác.
Đặc biệt, việc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời và đi vào hoạt động đã hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp dụng các phương thức mua bán qua sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thị trường kỳ hạn. Đây thực sự là một địa chỉ đỏ dành cho những người sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk.
Ngoài ra, với các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại trong và ngoài nước thông qua các Lễ hội cà phê, hội chợ triển lãm do tỉnh Đắk Lắk tổ chức, đã góp phần củng cố, mở rộng thị trường, bạn hàng, nâng cao giá trị mua bán với đối tác lâu dài, đồng thời có chiến lược cụ thể tiếp cận thị trường mới như Trung Quốc, Nga, Nhật bản …/.
Thế Phong
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1114
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)