Thành phố Hà Nội đang tập trung vào việc bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và tăng cường kiểm tra thị trường, chống lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
Tại phiên họp UBND TP ngày 15/4, đánh giá tình hình thực hiện chương trình bình ổn giá năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011 trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, nhiệm vụ công tác bình ổn giá năm 2011 là rất quan trọng.
Để thực hiện mục tiêu này, các cấp các ngành cần quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh; yêu cầu ngành công thương tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp chủ lực, cần tập trung mở rộng các điểm bán hàng bình ổn đến tận các khu công nghiệp, chợ dân sinh, các khu ký túc xá sinh viên… ; niêm yết công khai các mặt hàng tích trữ bình ổn giá; đẩy mạnh công tác kiểm soát giá cả thị trường, đặc biệt là biện pháp hành chính đối để chống leo giá, lợi dụng tăng giá bất hợp lý giữa chi phí sản xuất và giá cả bán ra thị trường; làm tốt công tác dự báo thị trường và thông tin tuyên truyền…
Theo nhậnđịnh củaUBND thành phố, công tác bình ổn thị trường năm qua thắng lợi, khi người dân hồ hởi mua hàng hoá bình ổn, lượng hàng ổn định. Thành phố đã tạm ứng 400 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng khoảng 15% tổng lượng hàng hóa thiết yếu lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, chương trình vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt vai trò điều tiết giá và hàng trong lúc giá biến động còn chưa kịp thời; số điểm bán hàng ít tập trung ở ngoại thành; vẫn có đơn vị bán giá cao hơn 10 - 16%...
Dựkiến năm 2011 TP HàNội sẽtiếp tục ứng 475 tỷđồng dựtrữ9 mặt hàng thiết yếu vàmởrộng mạng lưới bán hàng bình ổn giá lên gấp 3 lần, với gần 400 điểm, cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh các phiên chợ hàng việt tại các quận, huyện, bán hàng lưu động tới các vùng xa trung tâm TP…
Sau khi kết thúc chương trình bình ổn giácác mặt hàng thiết yếu năm 2010 vào cuối tháng 4, Hà Nội sẽ triển khai chương trình bình ổn giá năm 2011. Chương trình năm nay sẽ bổ sung thêm mặt hàng giấy vở học sinh, bởi chỉ số giá của mặt hàng này tăng cao trong mấy tháng qua, gây nhiều khó khăn cho những gia đình có con em đi học.
Sẽ có 10 mặt hàng thiết yếu được bình ổn giá trong năm 2011. Dự báo, các mặt hàng như thịt lợn có nhu cầu 10.000 tấn/tháng; gạo 65.000 tấn/tháng; gia cầm 300.000 tấn/tháng; trứng 75 triệu quả/tháng; dầu ăn 3,1 triệu lít/tháng; thực phẩm chế biến 400.000 tấn/tháng; rau củ 75.000 tấn/tháng; giấy vở học sinh 1,3 triệu tấn/năm...
Theo nhậnđịnh, công tác bình ổn giánăm nay sẽkhóhơn 2010 khi tỷgiávàmột lọat nguyên vật liệuđầu vào tăng giá.
Theo kế hoạch của SởCông Thương, chậm nhấtđến 30/4, nguồn vốn năm 2010 sẽ được thu hồi, để triển khai bình ổn năm mới. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị, năm nay nên triển khai chương trình bình ổn sớm hơn, để chủ động dự trữ nguồn hàng.
Bên cạnh 14 DN tham gia và được hỗ trợ vay vốn, chương trình bán hàng bình ổn giá 2011 còn khuyến khích các DN khác tham gia bán hàng bình ổn mà không hưởng hỗ trợ vay vốn.
Các DN không hưởng vay vốn ưu đãi vẫn được treo biển chương trình bình ổn tại điểm bán phải cam kết niêm yết giá, bán đúng giá cũng như chủng loại mặt hàng thiết yếu đã đăng ký.
Nếu ngành chức năng phát hiện bán sai giá hoặc không đúng chủng loại đã đăng ký sẽ xử phạt theo Pháp lệnh Giá và những quy định của chương trình đã đề ra.
Để giảm thiểu những hành vi lợi dụng bán hàng bình ổn, nhưng bán giá cao kiếm lời, Sở Công Thương sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc dự trữ hàng hóa, thực hiện cam kết bình ổn thị trường; thiết lập đường dây nóng để người dân phản ánh... giúp ngành chức năng ngăn chặn kịp thời các hành vi làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng./.
Công Trí
Cổng thông tin điện tử Chính phủ