Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 13/05/2011-09:55:00 AM
Nguy cơ của “thế giới 4 tốc độ”
Nhiều nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ đang tăng lên về một “thế giới 4 tốc độ” cũng như các nguy cơ đối với nền kinh tế toàn cầu trong thế giới này.
Theo các nhà kinh tế, trong thời kỳ cao điểm khủng hoảng kinh tế mới đây, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đã nói nhiều đến thuật ngữ “thế giới 2 tốc độ”, trong đó các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, còn các nền kinh tế phát triển có tốc độ phát triển thấp và trì trệ.
Thế giới 2 tốc độ gắn liền với nhu cầu tái cân bẳng kinh tế, trong đó các nền kinh tế mới nổi tăng nhu cầu trong nước để duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu bền vững, còn các nền kinh tế phát triển tập trung khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách lớn đã làm mất động lực tăng trưởng của chính họ. Vì thế, quá trình này đã làm biến động tình trạng lạm phát ở nhiều nền kinh tế thế giới.
Gần đây, các nhà kinh tế thế giới nhấn mạnh trong quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, thời gian đã chín muồi để cảnh báo về một “thế giới 4 tốc độ” và những nguy cơ mà nó tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thế giới hiện nay không chỉ phân chia các nền kinh tế theo tuyến tốc độ tăng trưởng thấp/cao mà còn phân chia theo tuyến tốc độ lạm phát thấp/cao. Nhiều nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng tốc độ lạm phát lại cao, trong khi nhiều nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tốc độ lạm phát lại thấp.
Tuy vậy, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hoặc có tốc độ tăng trưởng cao cùng với tốc độ lạm phát cao hoặc tốc độ tăng trưởng thấp đi kèm với tốc độ lạm phát thấp.
Các nền kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp, hiện lạm phát ở mức 2%, trong khi các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tốc độ lạm phát trung bình đã vượt quá 6%.
Các nhà kinh tế thế giới cảnh báo trong “thế giới 4 tốc độ”, khi các nền kinh tế mới nổi siết chặt chính sách tài chính và tiền tệ để chống lạm phát, tỷ giá hối đoái sẽ tăng cao và xuất hiện nhiều triệu chứng của nền kinh tế quá nóng, đồng thời lạm phát cao gây giá cả tăng cao đã đẩy nhiều người dân trở lại tình trạng cùng khổ.
Trong bối cảnh này, các nền kinh tế phát triển cũng cho thấy những dấu hiệu hỗn loạn.
Các nền kinh tế phát triển muốn các nền kinh tế mới nổi tiếp tục góp phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới nhưng họ sẽ phải chịu hậu quả của các nền kinh tế mới nổi phát triển quá nóng đến mức nguy hiểm./.
Nguyễn Chiến
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 646
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)