Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả toàn diện mà các tỉnh Tây Nguyên đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà Tây Nguyên cần hết sức quan tâm khắc phục, trong đó nổi lên là cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn;...
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc và giữ vững ổn định chính trị xã hội là tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định cho phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Cùng với đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào phải là ưu tiên hàng đầu.
Trên tinh thần này, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần các tỉnh Tây Nguyên cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tranh thủ mọi nguồn lực để tiếp tục bứt phá vươn lên theo hướng phát triển nhanh và bền vững.
Cụ thể, cần tập trung nguồn vốn cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi, có những cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự gắn kết giữa Tây Nguyên với các khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ.
Cùng vớiđó, khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xác lập mô hình hợp lý để phát huy tốt hơn lợi thế đất đai ở Tây Nguyên, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, trong đó ưu tiên các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, nhất là chế biến các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên như cao su, cà phê, bông vải, chè, điều, mía, sắn…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cần hết sức quan tâm đến phát triển toàn diện về văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên, gắn phát triển kinh tế với nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, với tiến bộ và công bằng xã hội cho đồng bào các dân tộc. Cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải được tăng cường để có đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đời sống xã hội và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc và giữ vững ổn định chính trị xã hội là tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định cho phát triển bền vững ở Tây Nguyên
|
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cácđịa phương trong vùng cầnđặc biệt lưuýtới công tácbảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc; có quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững; thực hiện tốt công tác di dân tái định cư các dự án thủy điện; giải quyết hiệu quả tình trạng di cư tự do; đảm bảo vệ sinh môi trường…
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Tây Nguyêncần tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến của tình hình, cập nhật thông tin, nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các hạn chế, yếu kém trên địa bàn Tây Nguyên.
Báo cáo Thủtướng tại buổilàm việc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế-xã hội của Tây Nguyên tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, và đạt được những những kết quả tích cực trên các mặt.
Trong bối cảnh khókhăn chung, song các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng GDP toàn vùng 6 tháng đầu năm 2012 đạt 12,8%, xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ này năm trước. Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực; công nghiệp Tây Nguyên phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ với sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới như thuỷ điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…
Xu hướng nông dân các tỉnh Tây Nguyên tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng phổ biến, nhiều nơi nhân rộng các mô hình sản xuất sạch, áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng cà phê, cây ăn trái, chè, rau, hoa xuất khẩu... Hiện Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao và chất lượng ngày càng tăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước như cà phê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy...
Hạtầng kinh tế- xãhội Tây Nguyên được tập trung đầu tư và có bước phát triển đáng kể, đã hình thành được mạng lưới đường giao thông rộng khắp, liên kết 5 tỉnh trong vùng và nối Tây Nguyên với tuyến hành lang Đông - Tây.
Vấn đề phát triển văn hoáxãhộiđược đặc biệt quan tâm, hệ thống giáo dục ở Tây Nguyên được mở rộng, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có chuyển biến rõ nét. Đời sống văn hoá ở các buôn làng từng bước được cải thiện, vừa bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, vừa mở rộng giao lưu, hội nhập với các vùng miền trong cả nước.
Hệthống chính trịtừtỉnh đến cơ sở, nhất làcấp xãvàbuôn làng được kiện toàn, từng bước đảm đương tốt nhiệm vụ, gắn bó vàchăm lo cóhiệu quả đời sống của người dân; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân không ngừng được củng cố vững chắc;.../.