Hệ thống kinh tế Italy không đến mức "yếu ớt," tuy có nhiều điểm yếu, đặc biệt là mức nợ công đã lên tới khoảng 1.900 tỷ euro (chiếm gần 120% GDP) và hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững chắc.
|
Thủ tướng Italy Mario Monti
|
Tuyên bố trên được Thủ tướng Italy Mario Monti đưa ra khi phát biểu với báo giới ngày 13/6 tại Berlin (Đức) sau khi nhận "Phần thưởng Nhà lãnh đạo trách nhiệm" do Trường Quản lý và Công nghệ châu Âu trao tặng.
Ông đồng thời nhấn mạnh rằng hiện nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này vẫn có nhiều điểm sáng, chẳng hạn như mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả, các hộ gia đình không bị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Theo ông Monti, Italy không cần đến "liệu pháp sốc" dành cho khu vực tài chính công và khẳng định ngay cả trong tương lai, nước này cũng không cần việnđến gói cứu trợ từ các đối khác trong Liên minh châu Âu (EU). Song ông Monti cũng nhấn mạnh rằng để giải quyết được cơn bão khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở lục địa già, các biện pháp thắt chặt chi tiêu phải song hành với tăng trưởng.
Ngay sau khi Tây Ban Nha buộc phải cầu viện gói cứu trợ quốc tế trị giá 100 tỷ euro (khoảng 125 tỷ USD) để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nước này đangđứng bên bờ vực phá sản, thì Italy, quốc gia có mức nợ công thuộc hàng cao nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), được xem là con bài đôminô tiếp theo.
Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định nhìn chung, chính phủ kỹ trị của Thủtướng Monti , nhậm chức hồi tháng 11/2011 với sứ mệnh ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công diễn biến theo hình xoáy ốc, từng buộc Thủ tướng tiền nhiệm Silvio Berlusconi phải ra đi, đã phần nào lấy lại được lòng tin của thị trường.
Trong trả lời phỏng vấn của tờ "La Stampa" (Italy) ngày 13/6, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble cũng cho rằng "Italy hiện không ở trong vùng nguy hiểm," song ông kêu gọi nước này kiên định đi theo con đường mà chính phủ của Thủ tướng Monti đã chọn./.