Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/09/2011-14:53:00 PM
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 9 tháng đầu năm
Báo cáo số 216 /BC-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Bến Tre
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 216 /BC-UBND Bến Tre, ngày 29 tháng 9 năm 2011 BÁO CÁO Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm 2011 Phần I Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2011 Nhờ sự tập trung lãnh chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự quản lý, điều hành quyết liệt của các ngành, các cấp và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, cùng với sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, trong 9 tháng đầu năm, kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển, từng bước vượt qua những khó khăn do tác động của tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh, lãi suất tín dụng tăng cao, thời tiết diễn biếp phức tạp, nắng nóng, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài.... Kết quả đạt được trên các ngành, lĩnh vực như sau: I- VỀ KINH TẾ 1. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp a- Tình hình sản xuất nông nghiệp: Trong lĩnh vực trồng trọt, hoạt động sản xuất diễn ra không được thuận lợi, sản lượng thu hoạch ở một số loại cây trồng chủ yếu như: lúa, mía, dừa giảm so cùng kỳ, cụ thể như sau: - Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2011 ước thực hiện 76.963 ha, đạt 96,4% so kế hoạch, giảm 4,04% so cùng kỳ, sản lượng ước 356.406 tấn, đạt 96,75% so kế hoạch, giảm 2,84% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ảnh hưởng mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong những tháng đầu năm; trong đó vụ Thu Đông năm 2010, diện tích gieo sạ 33.579 ha, giảm 6,52%, sản lượng đạt 148.863 tấn, so cùng kỳ giảm 3,74%. Vụ Đông Xuân 2011, diện tích gieo cấy là 20.245 ha, đạt 96,4% kế hoạch, giảm 3,9% so cùng kỳ; sản lượng 105.646 tấn, giảm 12,8% so với cùng kỳ. Vụ Hè Thu, diện tích gieo cấy 23.139 ha, so với cùng kỳ giảm 0,45%, sản lượng thu hoạch ước đạt 101.897 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ. Riêng vụ Thu Đông 2011, do giá lúa khá cao nên nông dân vừa thu hoạch lúa diện tích Hè Thu đến đâu là tranh thủ làm đất cấy, sạ ngay đến đó; đến nay huyện Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú đã cấy, sạ khoảng 22.550 ha, đạt 86,1% kế hoạch. - Cây mía: diện tích toàn tỉnh hiện còn 5.340 ha, đạt 92,1% kế hoạch, giảm 525 ha so cùng kỳ, sản lượng 424.248 tấn, giảm 7,78% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do các loại cây lâu năm trồng xen trong diện tích mía đến thời kỳ khép tán. Hiện các ngành chức năng tiếp tục rà soát biến động diện tích mía ở các huyện để có chính sách hỗ trợ những nông dân còn trồng mía, quan tâm đầu tư giống mới cho năng suất và chữ đường cao để tạo thu nhập ổn định và cân bằng với các loại cây trồng khác. - Cây dừa tiếp tục phát triển ổn định, diện tích toàn tỉnh 52.200ha, tăng 1.560 ha so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước 304,015 triệu trái, đạt 74,5% kế hoạch, giảm 6,24% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bọ cánh cứng tái phát, gây khô lá trên cây dừa, có khoảng 5.000 ha bị nhiễm bọ cánh cứng, chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú. Hiện ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh công tác nuôi ong ký sinh phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong cho nhiều nông dân tự nuôi và phóng thích ra các vườn dừa nên diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa giảm rõ rệt, các vườn dừa đang dần hồi phục và diện tích trồng mới cũng tăng theo. - Cây cacao đang từng bước mở rộng diện tích và nâng cao năng suất. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 7.060 ha vườn dừa được trồng xen cacao, trong đó có khoảng 3.000 ha đang thu hoạch sản phẩm, ước sản lượng đạt 21.090 tấn quả tuơi. - Cây ăn trái tiếp tục chuyển dịch theo hướng chuyên canh, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Đến nay, diện tích cây ăn trái toàn tỉnh khoảng 31.730 ha, đạt 93,6% kế hoạch, giảm 518 ha so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu là cam, chanh. Tuy diện tích giảm nhưng sản lượng ước đạt 273.967 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở sản lượng các loại cây trồng như: bưởi, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt ... Các ngành chức năng tiếp tục hướng dẫn nông dân nhân rộng mô hình trồng cây ăn trái theo hướng Vietgap và Globalgap; phát triển mạnh việc xây dựng thương hiệu cũng như tổ chức marketing thương hiệu trái cây Bến Tre trên thị trường trong và ngoài nước. - Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi phát triển thuận lợi, đàn heo và gia cầm tăng khá so cùng kỳ, giá cả đầu ra của các loại gia súc, gia cầm đều tăng nên thu nhập của người chăn nuôi được nâng lên. Tính đến thời điểm 01/8/2011, tổng đàn heo đạt 440.000 con, tăng 17,8% so cùng kỳ; đàn gia cầm ước đạt 4,935 triệu con, tăng 14,8% so cùng kỳ; đàn bò ước đạt 164.000 con, giảm 7,1% so cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra. Một số bệnh thông thường có phát sinh rãi rác ở các huyện, nhưng ở mức độ nhỏ lẻ, được điều trị kịp thời, tỷ lệ chết thấp và không có dấu hiệu lây lan. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tai xanh và cúm trên gia súc, gia cầm vẫn còn tiềm ẩn. Hiện các cấp, các ngành chức năng có liên quan tiếp tục tăng cường tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, quản lí chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. b- Lâm nghiệp: Triển khai trồng mới được 80 ha rừng; chăm sóc rừng đạt 110 ha và khoán bảo vệ 1.740 ha. Tỉa thưa rừng tại tiểu khu 6, xã Thới Thuận, với diện tích 34,4 ha; tại tiểu khu 18 rừng phòng hộ xã Thạnh Hải, với diện tích 30,8 ha. Cấp phát cây giống cho các huyện, thành phố trồng trong dịp sinh nhật Bác 19/5 và ngày môi trường thế giới 5/6. Công tác tuần tra, kiểm soát, canh gác bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, trong 9 tháng đã phát hiện 48 vụ vi phạm qui định của pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, đã xử lý đúng qui định. c- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản đã thả giống đến cuối tháng 9/2011 ước 42.568 ha, đạt 100% so kế hoạch, tương đương cùng kỳ. Sản lượng nuôi ước tính 146.676 tấn thuỷ sản các loại, đạt 92,02% kế hoạch, tăng 3,76% so cùng kỳ. Trong đó: - Diện tích tôm sú trong toàn tỉnh ước khoảng 30.783 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ; trong đó tôm sú thâm canh, bán thâm canh 4.618 ha, tăng 7,4%; tôm chân trắng 1.293 ha, tăng 2,5 lần so cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, môi trường nuôi không ổn định, người nuôi chưa tuân thủ lịch thời vụ nên bệnh đốm trắng đã xuất hiện trên một số diện tích tôm sú thâm canh, bán thâm canh gây thiệt hại khoảng 923 ha, chiếm 20% diện tích thả nuôi, tôm thẻ chân trắng có 83,5 ha bị nhiễm bệnh, chiếm 3% diện tích thả nuôi. - Diện tích nuôi cá tra thâm canh đã thả giống là 650 ha, tăng 4% so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước đạt 98.450 tấn, tăng 3,13% so cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh xuất hiện rãi rác trên các ao nuôi có trọng lượng dưới 250 gram/con như xuất huyết, phù đầu, gan thận có mủ, trắng gan và mang,…nguyên nhân do xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm gây khó khăn cho việc cấp nước và thay nước ao nuôi làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của cá. - Diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 4.737 ha, tăng 1,3% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước 9.952 tấn, giảm 16,36% so cùng kỳ, chủ yếu là nghêu, sò. Trong 9 tháng đầu năm tình hình nuôi nghêu gặp khó khăn, đã xảy ra hiện tượng nghêu chết ở các hợp tác xã nuôi nghêu thuộc huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, với diện tích khoảng 1.560 ha, sản lượng thiệt hại khoảng 14.000 tấn, tổng giá trị ước trên 400 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do bị ký sinh trùng Perkinsus, nhiễm độc tố PSP, độ mặn và nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng sinh sống của nghêu, thiếu dinh dưỡng vào mùa khô tạo điều kiện cho mầm bệnh ký sinh gây nghêu chết. Ngoài ra, một số diện tích sò cũng bị chết do ảnh hưởng thời tiết nhưng mức độ ít hơn. Trong 9 tháng đầu năm, lượng giống tôm biển qua kiểm dịch nhập tỉnh ước đạt 1.600 triệu con, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ; trong đó tôm sú 500 triệu con, tăng 17,6%; tôm chân trắng 1.100 triệu con, tăng 14,7 lần so với cùng kỳ. Giống tôm biển sản xuất tại tỉnh ước 530 triệu con, tăng 44% so với cùng kỳ; trong đó tôm sú 140 triệu con, tăng 294%; tôm chân trắng 390 triệu con, tăng 45% so với cùng kỳ. Hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển, tổng số tàu thuyền đăng ký hoạt động khai thác thủy sản là 5.650 tàu; trong đó tàu khai thác xa bờ 1.724 tàu, chiếm 39,8% tổng số tàu toàn tỉnh. Sản lượng khai thác thủy sản các loại ước 85.639 tấn, tăng 1,49% so với cùng kỳ. Hoạt động của các cảng cá ngày càng phát triển, số lượng tàu thuyền và hàng hóa qua cảng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho họat động khai thác thủy sản của tỉnh. *Kết quả triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2010-2020, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh. Tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới (có khoảng 3.500 cán bộ tham dự). Đồng thời, đã tổ chức, điều tra, khảo sát thực trạng xã nông thôn mới tại 124 xã, kết quả có 11 xã đạt từ 6 đến 8 tiêu chí theo 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, còn lại 113 xã đạt dưới 6 tiêu chí. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa đang tập trung xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra, tỉnh đã chọn 30 xã tại 8 huyện và thành phố để tập trung chỉ đạo thực hiện để phấn đấu đến năm 2015 có 25 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. 2- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số doanh nghiệp mới thành lập đã đi vào sản xuất ổn định, sản lượng tăng khá. Trong 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) ước đạt 3.086 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch, tăng 21,3% so cùng kỳ; trong đó: kinh tế trong nước tăng 6,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1 lần so cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so cùng kỳ như: thức ăn cho thuỷ sản tăng 1,9 lần; bột cá tăng 2,1 lần; đường quy cát tăng 16,3%; giá trị cơ khí tăng 12,9%; thuốc lá bao tăng 27,8%, thuốc trị bệnh tăng 39%...Bên cạnh đó, một số sản phẩm do khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nên sản lượng giảm như: thủy sản đông lạnh giảm 18,6%, cơm dừa nạo sấy giảm 13,1%, chỉ xơ dừa giảm 8,7%, than thiêu kết giảm 27,4%... Công tác khuyến công tiếp tục được quan tâm thực hiện, đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, với 9 dự án, kinh phí thực hiện 890 triệu đồng; triển khai xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất phân bón lá hữu cơ và bột cacao sữa - kẹo sôcôla; hỗ trợ tư vấn đánh giá nhanh việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho một số doanh nghiệp. - Công tác đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Giao Long và khu công nghiệp An Hiệp được tập trung thực hiện. Khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN Giao Long đạt khoảng 77% tổng mức đầu tư; hiện có 17 dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với diện tích đất xin thuê là 56,29 ha, đạt 85,93% diện tích cho thuê; có 13 dự án đang triển khai xây dựng và hoạt động sản xuất. Khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN An Hiệp đạt khoảng 55,5% tổng mức đầu tư, hiện có 08 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và đang xây dựng, với diện tích đất xin thuê là 38,19 ha, đạt 78,97% đất công nghiệp có khả năng cho thuê. Song song đó, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu công nghiệp Giao Hòa và đang thực hiện các thủ tục để công bố quy hoạch; một số khu công nghiệp khác như: Thanh Tân, An Hiệp (mở rộng), Phước Long, đơn vị tư vấn đã khảo sát địa hình, đang lập đồ án quy hoạch 1/2.000. 3/ Thương mại - dịch vụ: - Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, tình trạng sốt hàng, sốt giá không xảy ra, lượng hàng hoá trên thị trường dồi dào, phong phú, đảm bảo phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, sức mua của người dân có xu hướng tăng chậm do giá cả phần lớn các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước đạt 13.771 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch, tăng 22,1% so cùng kỳ. Công tác quản lý, đầu tư chợ được các địa phương quan tâm, đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 09 chợ, với tổng vốn đầu tư là 17,89 tỷ đồng. Tình hình giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động do ảnh hưởng thị trường trong nước và thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 28,9% so cùng kỳ. Hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng giá, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 61,6% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các trường công lập; nhóm thực phẩm tăng 31,8%; nhóm lương thực tăng 27,45%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 26,2%; nhóm dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch tăng 22,05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 5,24% so với cùng kỳ. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng tiết kiệm năng lượng theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã tổ chức được 04 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn ở Thị trấn Bình Đại; xã Tiên Thủy, Châu Thành và xã Châu Hòa, xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm; đồng thời mở 03 đợt bán hàng lưu động tại các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Thạnh Phú. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện 1.027 chương trình khuyến mại trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý thị trường được ngành chức năng tiến hành thường xuyên góp phần bình ổn thị trường, giá cả, duy trì được trật tự kinh doanh. Trong 9 tháng đầu năm, các ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 27 trường hợp kinh doanh xăng dầu, qua đó tiến hành lập biên bản vi phạm 18 vụ, với tổng số tiền xử phạt hành chính là 23,2 triệu đồng; đồng thời, tổ chức kiểm tra 329 cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện, thành phố trong việc tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý giá; qua kiểm tra đã lập biên bản 316 trường hợp vi phạm, đã xử lý với tổng số tiền xử phạt hành chính là 1.488,7 triệu đồng. - Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục chuyển biến tích cực, giá cả một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tiếp thị quảng bá thương hiệu, giữ vững thị trường cũ đồng thời mở rộng thị trường mới tại nhiều quốc gia, ước kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 268,8 triệu USD, bằng 103,4% kế hoạch, tăng 44,2% so cùng kỳ. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng khá như: hàng may mặc tăng 35,3%, gạo tăng 66%, cơm dừa nạo sấy tăng 5,7%... Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 75,03 triệu USD, bằng 107,2% kế hoạch, tăng 15% so cùng kỳ, chủ yếu là nguyên liệu dược, dược phẩm, vải, phụ liệu dệt may. - Hoạt động du lịch: Trong 9 tháng đầu năm, công tác thông tin xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng; các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh quan tâm nâng cấp cơ sở kinh doanh, tăng cường quan hệ với các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh khai thác nguồn khách về Bến Tre. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế như: các dự án đầu tư hạ tầng phát triển các khu, điểm du lịch triển khai thực hiện còn chậm và có qui mô nhỏ; các tuyến điểm và các dịch vụ chưa thật phong phú, hấp dẫn; sản phẩm du lịch mặc dù được đổi mới nhưng còn trùng lắp với các điểm trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực; đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đa dạng và chưa đi vào chiều sâu; cơ sở lưu trú du lịch còn hạn chế. Việc giữ gìn, bảo quản, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa chưa tốt nên chưa thu hút được khách du lịch đến tham quan, thăm viếng. Ước 9 tháng đầu năm có 456.209 lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 13,1% so cùng kỳ, trong đó có 193.757 lượt khách quốc tế, tăng 13,7%; tổng doanh thu ước đạt 226,7 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch, tăng 22,5% so cùng kỳ. - Hoạt động vận tải vẫn được duy trì và thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách; trong đó, các tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh cơ bản ổn định, các phương tiện giao thông công cộng nội tỉnh bằng xe buýt đã ðýợc mở rộng ðến tất cả các huyện trong tỉnh, phục vụ khá tốt nhu cầu ði lại của nhân dân. Ước vận tải hàng hoá tăng 3,3% về sản lượng (T) và 3,3%TKm; vận tải hành khách tăng 4,59% về hành khách (HK) và 4,6% về HKKm. - Hoạt động thông tin, viễn thông: tiếp tục duy trì và phát triển rộng khắp, với 52 bưu cục cấp 3; 104 bưu điện văn hóa xã; 282 đại lý bưu điện đa dịch vụ, đảm bảo 100% xã có báo đọc hàng ngày. Hạ tầng mạng viễn thông phát triển phù hợp với định hướng quy hoạch, chất lượng dịch vụ được nâng cao. Trong 9 tháng đầu năm, đã phát triển mới 78 trạm BTS, 9.043 thuê bao điện thoại cố định, 316.133 thuê bao di động trả trước và trả sau, 3.353 thuê bao mạng Internet. Nâng tổng số toàn tỉnh hiện có là 828 trạm BTS, tăng 150 trạm so cùng kỳ; số thuê bao điện thoại cố định là 225.582 thuê bao, tăng 2.916 thuê bao so cùng kỳ, mật độ sử dụng đạt 17,9 máy/100 dân; số thuê bao di động là 1.047.720 thuê bao, tăng 1.560 thuê bao so cùng kỳ, mật độ sử dụng đạt 83,14 máy/100 dân, số thuê bao Internet là 27.355 thuê bao, tăng 1,65% so cùng kỳ, mật độ sử dụng đạt 11,31 người/100 dân. Tổng doanh thu bưu chính viễn thông ước thực hiện đạt 569,92 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 8,34%. 4- Đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư: - Tình hình đầu tư phát triển trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá, nhất là các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục có tiến độ thực hiện khá tốt. Một số công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng như: CSHT Khu công nghiệp Giao Long, cầu Thủ Ngữ, đường Thanh Tân-Mỏ Cày Bắc, huyện lộ 20, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, trường THPT Phan Ngọc Tòng; trường THCS Phước Long, Đại Điền; trường Mầm non Phú Khương, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Bình Đại, Nhà lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy, Bệnh viện Đa khoa Bình Đại, Ba Tri, Chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên. Ước thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm là 6.670 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch, tăng 0,5% so cùng kỳ, trong đó: -Vốn ngân sách Nhà nước 1.086,3 tỷ đồng, đạt 75,7% kế hoạch; - Vốn tín dụng đầu tư 125 tỷ đồng, đạt 41,67% kế hoạch; - Vốn đầu tư của DNNN 25,42 tỷ đồng, đạt 46,2% kế hoạch; - Vốn đầu tư của bộ, ngành 976,15 tỷ đồng, đạt 53,3% kế hoạch; - Vốn đầu tư của dân cư và DN dân doanh 3.980 tỷ đồng, đạt 69,7% kế hoạch. - Vốn đầu tư nước ngoài (ODA+ FDI+NGOs) 477,1 tỷ đồng, đạt 40,8% kế hoạch; trong đó: + Nguồn vốn ODA: tiếp tục triển khai thực hiện 02 dự án do tỉnh làm chủ đầu tư và các tiểu hợp phần của chương trình, dự án do Bộ ngành Trung ương làm chủ đầu tư được chuyển tiếp từ năm 2010, gồm: Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam tại tỉnh Bến Tre (VLAP) đang tập trung nghiệm thu các gói thầu đo đạc chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã của huyện Thạnh Phú và xã Tân Mỹ huyện Ba Tri; triển khai các gói thầu đo đạc chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 11 xã, thị trấn của huyện Chợ Lách và 05 xã của huyện Mỏ Cày Bắc. Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn (IFAD) có 183 công trình đã triển khai thi công, trong đó có 150 công trình đã hoàn thành; ngoài ra, Ban quản lý dự án đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, hỗ trợ môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nông thôn, kết nối và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, cải thiện chất lượng sản xuất nông nghiệp, củng cố và thành lập các nhóm hợp tác, tăng cường phổ biến thông tin thị trường, thông tin lao động đến vùng nông thôn, hội thảo rà soát đánh giá công tác lập kế hoạch kinh tế-xã hội định hướng thị trường có sự tham gia của cấp xã, hỗ trợ các xã lập kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2012. Riêng các tiểu hợp phần dự án do các Bộ ngành TW làm chủ đầu tư như: Dự án phòng chống HIV/AIDS; dự án Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; dự án hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL; chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản - FSPS II… đang tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch. Ước giải ngân vốn các dự án ODA trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm là 108,3 tỷ đồng. + Nguồn vốn FDI: Ước giải ngân vốn FDI đạt 17,4 triệu USD, đạt 29% kế hoạch, giảm 44,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI 97,2 triệu USD, đạt 162% kế hoạch, tăng 1,9 lần so cùng kỳ; giải quyết việc làm cho 11.000 lao động. + Nguồn vốn NGOs: vận động được từ các cá nhân và các tổ chức phi Chính phủ, trong 9 tháng đầu năm đạt khoảng 22,1 tỷ đồng, tăng 31,5% so cùng kỳ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động xã hội như: tặng nhà tình thương, học bổng cho học sinh nghèo, hồ chứa nước mưa, nhà vệ sinh trường học vùng xa, hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ nghèo,… - Giao thông: đã tập trung thi công nhiều công trình trọng điểm và đã đưa vào sử dụng 6 Km đường tỉnh 887 (cầu Lương Ngang-Hương Điểm), 2 Km đường tỉnh 885 (cầu Bình Chánh-tuyến tránh thị trấn Giồng Trôm), 9 cầu trên quốc lộ 57; đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Bến Tre I, ĐT 885, ĐT 886, ĐT 883 (cầu Rạch Miểu- cầu An Hóa), tuyến tránh Giồng Trôm…Ngoài ra, tỉnh đã phối hợp với tỉnh Trà Vinh khởi công cầu Cổ Chiên, nối Bến Tre và Trà Vinh; khởi công cầu Cái Cá, tiếp tục thi công các cầu Hòa Khánh, Hòa Nghĩa và Kinh Ngang… Phong trào giao thông nông thôn tiếp tục phát triển, toàn tỉnh đã làm mới được 148,3 Km đường nhựa, bê tông và 88 cầu/3.310 md, với tổng kinh phí 109 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 12 tỷ đồng. - Điện: Tình hình cung cấp điện 9 tháng đầu năm tương đối ổn định. Sản lượng điện thương phẩm ước 440,78 triệu KWh, đạt 73,5% kế hoạch; trong đó: điện phục vụ công nghiệp-xây dựng 133,02 triệu KWh giảm 6,5% so cùng kỳ. Triển khai thực hiện Chỉ thị 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 5,53 triệu KWh, chiếm 1,3% điện thương phẩm; trong đó: sản xuất công nghiệp khách hàng tự tiết giảm sản lượng điện đạt 1,88 triệu KWh. Tỉ lệ hộ sử dụng điện ước đạt 97,89%. - Hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến nay có 80 đoàn đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư trên địa bàn tỉnh, Kết quả, tỉnh đã cấp 04 Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 5,3 triệu USD, gồm: Sản xuất than hoạt tính của Công ty TNHH 1 TV Shin Kwang Entech Việt Vam, vốn đăng ký 4 triệu USD; sản xuất các sản phẩm từ dừa của Công ty TNHH Trung Lâm (Trung Quốc), vốn đăng ký 100.000 USD; Sản xuất các sản phẩm từ dừa của Công ty TNHH 01 TV thực phẩm Ngưu Dừa, vốn đăng ký 490.000 USD và điều chỉnh dự án sản xuất sản phẩm từ dừa của Công ty TNHH đầu tư Cocovina, vốn đăng ký 700.000 USD. Cấp điều chỉnh (tăng vốn) giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án, với tổng vốn tiền là 27,1 triệu USD. Đồng thời, hỗ trợ và cung cấp thông tin kinh doanh và đầu tư cho khoảng 65 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. 5. Tài chính - Ngân hàng: - Tài chính: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước 901,8 tỷ đồng, đạt 94,9% dự toán TW giao và đạt 90,1% so dự toán địa phương, tăng 28,6% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 1.912,2 tỷ đồng, bằng 77% dự toán TW giao, tăng 26,2% so cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 181,1 tỷ đồng, đạt 74,3% kế hoạch và bằng 67,3% dự toán địa phương giao, tăng 61% so cùng kỳ; chi thường xuyên 1.731,1 tỷ đồng, đạt 80% dự toán TW giao và đạt 79,8% dự toán địa phương, tăng 23,4% so cùng kỳ. Riêng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, ước thực hiện 62,247 tỷ đồng, đạt 33,7% kế hoạch, giảm 20,4% so cùng kỳ. Nhìn chung, tình hình thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt khá, đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia kết quả giải ngân đạt thấp do Trung ương giao chậm, một số chương trình mới được triển khai năm đầu tiên hoặc đang triển khai các bước như đấu thầu, chỉ định thầu, kiểm tra nghiệm thu,… nên nguồn vốn sẽ được tập trung giải ngân vào những tháng cuối năm. Thực hiện chính sách tài khoá, cắt giảm đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã ban hành Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương, với số tiền tiết kiệm là 36,619 tỷ đồng; đồng thời, tiến hành rà soát, cắt giảm đình hoãn, giãn tiến độ 39 dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh và huyện, thành phố quản lý, với tổng vốn là 40,8 tỷ đồng, để tập trung tăng vốn cho 32 dự án, công trình chuyển tiếp có tiến độ thi công tốt và có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011. Ngoài ra, thực hiện hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh tiếp tục rà soát cắt giảm, đình hoãn 03 dự án, công trình khởi công mới thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để bổ sung tăng vốn cho 6 dự án, công trình, với tổng số vốn là 12,3 tỷ đồng và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương giản tiến độ 02 công trình chuyển tiếp, để bổ sung tăng vốn cho 3 công trình có tiến độ tốt, có khả năng hoàn thành trong năm 2011, với tổng số vốn là 5,7 tỷ đồng. - Ngân hàng: Ngành ngân hàng đã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ về hoạt động tín dụng ngân hàng như thực hiện điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng ngân hàng,…góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Ước tính đến cuối tháng 9 năm 2011, nguồn vốn huy động tại chổ đạt 10.600 tỷ đồng, tăng 29,7% so với đầu năm, chiếm 77,9% so với tổng nguồn vốn. Doanh số cho vay 13.500 tỷ đồng, tăng 19,1% so cùng kỳ; trong đó cho vay đối tượng nông nghiệp, nông thôn đạt 5.900 tỷ đồng, chiếm 43,7% trên tổng doanh số cho vay. Tổng dư nợ cho vay đạt 11.700 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm; dư nợ trung - dài hạn chiếm 49,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay đối tượng nông nghiệp, nông thôn đạt 6.200 tỷ đồng, chiếm 53% tổng dư nợ; nợ xấu chiếm 1,22% tổng dư nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục chủ động về nguồn vốn, tập trung cho vay đối với các đối tượng hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, nước sạch, vệ sinh môi trường. Nguồn vốn hoạt động trong 9 tháng đầu năm ước đạt 1.120 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm; tổng doanh số cho vay ước 200 tỷ đồng, giảm 5,7% so cùng kỳ; dư nợ ước đạt 1.110 tỷ đồng, tăng 4,8% so với đầu năm. Quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục phát triển an toàn và hiệu quả, số dư nguồn vốn đến cuối tháng 9/2011 ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 29,7%, trong đó số dư vốn huy động tại chỗ 65 tỷ đồng, tăng 20%, chiếm 76,5% tổng nguồn vốn. Doanh số cho vay ước đạt 86 tỷ đồng, tăng 35,9% so cùng kỳ. Dư nợ đạt 72 tỷ đồng, tăng 21,6% so với đầu năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 85 ATM và 89 POS, tăng 16 ATM và 19 POS so với đầu năm. Số lượng thẻ ATM đã phát hành ước đạt 300.000 thẻ, tăng 61.813 thẻ so với đầu năm, trong đó có 50.000 thẻ phát hành cho nhu cầu chi trả lương, có 990 đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản ngân hàng; số dư tài khoản thẻ đạt 150 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của NHNN, các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm các quy định về trần lãi suất huy động, lãi suất rút vốn trước hạn, việc thu phí cho vay; thực hiện tốt các quy định về kinh doanh ngoại tệ, vàng; tăng cường huy động vốn, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; chủ động tạo nguồn và bán ngoại tệ tiền mặt cho các nhu cầu hợp pháp và tăng cường quảng bá việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để công dân sử dụng tại nước ngoài khi có nhu cầu; thực hiện nghiêm việc thông báo bằng văn bản cho khách hàng về lý do từ chối cho vay khi quyết định không cho vay. Đồng thời, chủ động cân đối nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, ưu đãi lãi suất cho vay (giảm tối đa 2%/năm so với khách hàng vay thông thường) nhằm hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DN theo chỉ đạo của NHNN, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp bị thiếu vốn hay khó tiếp cận vốn ngân hàng. Đến cuối tháng 9/2011, dư nợ phi sản xuất toàn ngành trên địa bàn ước đạt 2.050 tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng dư nợ, giảm 15,5% so với đầu năm 2011. 6. Phát triển kinh tế nhiều thành phần: - Kinh tế hợp tác: Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.114 tổ, nhóm hợp tác các loại, với trên 14.000 thành viên tham gia; trong đó có 346 tổ hợp tác nông nghiệp, 244 tổ tiểu thủ công nghiệp, 188 tổ tín dụng, 281 tổ thủy sản và 55 tổ thuộc lĩnh vực khác. Mô hình tổ hợp tác đang dần được phổ biến và thu hút người dân tham gia, tạo thu nhập ổn định cho thành viên. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều tổ hợp tác chưa ổn định, quy mô nhỏ, quản lý lỏng lẻo, thời gian hoạt động ngắn và tự tan rã sau Đại hội thành lập. Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động kinh tế hợp tác tập trung chính cho công tác tư vấn, hướng dẫn các tổ chức thành viên Hội nghị thường niên và Đại hội hết nhiệm kỳ; tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ củng cố hoạt động của các hợp tác xã trên lĩnh vực thủy sản, phát triển mới 4 HTX, 01 Liên hiệp HTX xây lắp điện, với 05 thành viên tham gia, vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng, đồng thời giải thể 03 HTX. Toàn tỉnh hiện có 01 Liên hiệp HTX và 102 HTX, với tổng vốn điều lệ 118,9 tỷ đồng, tăng 19,6% so với đầu năm 2011, với 22.316 xã viên. Nhìn chung các HTX lĩnh vực công nghiệp, điện, GTVT,… hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả. Bên cạnh đó, một số HTX, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, hiệu quả hoạt động thấp. - Kinh tế trang trại: Thực hiện hỗ trợ cho các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận, với tổng kinh phí 422 triệu đồng, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi heo, bò. Trong 9 tháng đầu năm, không cấp mới giấy chứng nhận kinh tế trang trại, nguyên nhân do tỉnh đang tiến hành rà soát, điều chỉnh để ban hành mới quy định một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Phát triển doanh nghiệp dân doanh: Trong 9 tháng đầu năm, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 206 doanh nghiệp (gồm 81 DNTN, 49 Cty TNHH 02 TV, 64 Cty TNHH 01 thành viên, 12 Cty cổ phần), với tổng vốn đầu tư 821,3 tỷ đồng, tăng 7,2% về số lượng doanh nghiệp và 1,6 lần về vốn so cùng kỳ; đồng thời, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 94 chi nhánh, VPĐD. Bên cạnh đó, làm thủ tục giải thể 11 DNTN, 01 Cty TNHH 01 TV, 04 Cty TNHH 02 TV, 01 Cty cổ phần theo quy định; ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 98 doanh nghiệp vi phạm Luật doanh nghiệp. Ngoài ra, tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư 04 dự án: Khu dân cư phức hợp sinh thái và nghỉ dưỡng An Phú; khu Thương mại-Dịch vụ-Du lịch An Phú (huyện Châu Thành); xây dựng Trường Đại học Phan Thanh Giản; khu vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Rồng Vàng (Mỹ Thạnh An). 7-Tài nguyên-môi trường: - Quản lý đất đai: đã cấp 188 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và 3.077 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; triển khai xây dựng bảng giá đất năm 2012 của tỉnh. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện và thành phố Bến Tre đến năm 2020. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; tổng kết việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính theo hệ tọa độ chính quy của 11 xã, thị trấn huyện Chợ Lách và 5 xã huyện Mỏ Cày Bắc (dự án VLAP). - Quản lý khai thác tài nguyên nước và khoáng sản: cấp phép khai thác tài nguyên nước cho 04 đơn vị theo quy định. Tổ chức các đợt kiểm tra, khảo sát tình hình khai thác cát tại huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Nam. Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về tài nguyên khoáng sản giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. - Quản lý bảo vệ môi trường: Tổ chức tập huấn hướng dẫn công tác quản lý chất thải nguy hại, áp dụng các QCVN và Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tổ chức 03 lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 18 dự án. Hoàn thành kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường lần 1/2011 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tiếp tục thực hiện các dự án do hợp phần PCDA tài trợ. - Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH cho cán bộ các cấp, các ngành; Hoàn thành việc lập dự án “Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và đề xuất phương án ứng phó” và Đề án “giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghiệm thu đưa vào khai thác 3 dự án ứng phó với BĐKH năm 2010: Đê ngăn mặn cục bộ nhằm ngọt hóa ấp 3, ấp 4 xã Thạnh Trị, Bình Đại; Cấp nước sinh hoạt thích ứng với BĐKH tại xã Bình Thành, Giồng Trôm; Xây dựng 457 ống hồ 2m3 chứa nước mưa cấp cho các hộ dân tại xã Châu Bình và Bình Thành, Giồng Trôm. Xây dựng và triển khai các dự án về ứng phó với BĐKH năm 2011: Nâng cấp nhà máy nước Thạnh Phú; Trồng rừng theo tuyến đê biển của huyện Ba Tri và Bình Đại; Lập dự án xây dựng đường cấp nước ngọt thô cho dân cư khu vực Cù lao Minh. II- VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI 1- Khoa học và công nghệ: Trong 9 tháng đầu năm, Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đã tổ chức triển khai 02 dự án cấp bộ và 71 chương trình, đề tài, dự án cấp tỉnh. Tổ chức phê duyệt 24 đề tài dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong danh mục năm 2011, nghiệm thu 13 đề tài, dự án, trong đó có 3 đề tài, dự án đạt loại xuất sắc. Hoạt động triển khai các đề tài, dự án đã mang lại một số kết quả khả quan, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hoạt động sở hữu trí tuệ đã được doanh nghiệp quan tâm, có 42 doanh nghiệp được hướng dẫn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ 3 doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới thiết bị công nghệ. Công tác thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất luợng được tiến hành thường xuyên, có 162 doanh nghiệp kinh doanh vàng và xăng dầu, 44 cơ sở kinh doanh sản phẩm điện, điện tử và sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ được thanh tra. Qua đó đã nhắc nhỡ 36 doanh nghiệp và xử lý 4 doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. 2- Giáo dục-Đào tạo Năm học 2010-2011 qui mô giáo dục ở các cấp học tiếp tục phát triển, với 38.940 cháu mầm non; 99.289 học sinh tiểu học; 67.585 học sinh trung học cơ sở; 35.915 học sinh trung học phổ thông. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được chú trọng, nhất là ở bậc tiểu học vẫn duy trì tổ chức lớp 2 buổi/ngày, với 57.476 học sinh, chiếm tỷ lệ 57,9%; trong đó có 25.781 học sinh học 9-10 buổi/tuần, chiếm tỷ lệ 26%. Công tác phổ cập giáo dục không ngừng được củng cố và nâng chất, đến hết năm học 2010 - 2011 tất cả các xã, phường trong tỉnh tiếp tục giữ vững thành quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi và THCS, có 31/164 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học. Hiện ngành giáo dục đang triển khai kế hoạch phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và tiếp tục thực hiện phổ cập trung học phổ thông ở những địa phương có điều kiện thuận lợi. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đã tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở mầm non là 38,73%; tiểu học là 65,37%, THCS là 59,95%, THPT là 11,38%. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được toàn xã hội quan tâm. Các tổ chức xã hội, cá nhân đã quyên góp ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn gồm học bổng, tập sách, quần áo, xe đạp,…giúp các em vượt qua khó khăn để tiếp tục được đến trường, với tổng kinh phí trên 3,9 tỷ đồng. Tiến độ triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được đẩy mạnh, đã thực hiện 1.462/2.439 phòng, đạt tỷ lệ 59,9%, trong đó có 1.102 phòng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 360 phòng đang thi công. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tập trung, trong 9 tháng đã công nhận thêm 21 trường (MN 04 trường, TH 8 trường và THCS 09 trường), nâng tổng số toàn tỉnh có 21/168 trường MN, 57/189 trường TH, 34/137 trường THCS và 6/30 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011, có 14.404 thí sinh dự thi, kết quả tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT đạt 84,15%, tăng 12%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 53,02%, tăng 19,66% so năm học trước. Các cấp học đã tiến hành lễ khai giảng năm học 2011-2012 theo đúng thời gian theo qui định, với 169 trường mầm non, 40.178 cháu; 189 trường tiểu học, 97.260 học sinh; 137 trường THCS, 71.670 học sinh; 31 trường THPT, 38.288 học sinh; trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố có 4.375 học viên và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh có 4.870 học viên. Tình hình học sinh bỏ học xảy ra, với 1.331 em, trong đó bậc tiểu học là 42 em, trung học cơ sở là 745 và trung học phổ thông là 544 em. Đa số những em bỏ học đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc học lực yếu kém,… Hiện các trường đang tiếp tục vận động, hỗ trợ một số đồ dùng thiết yếu trong học tập để các em sớm trở lại trường. 3- Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Ngành Y tế tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời đảm bảo được tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia theo kế hoạch được duyệt. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch giảm so cùng kỳ như: sốt xuất huyết, sốt phát ban, sởi. Tuy nhiên, các bệnh hội chứng tay chân miệng, cúm AH1N1, Rubella tăng so cùng kỳ, trong đó hội chứng tay chân miệng tăng khá cao. Cụ thể như sau: bệnh sốt xuất huyết xảy ra 1.395 cas, giảm 65,8%; sốt phát ban xảy ra 764 cas, giảm 525 cas; sởi ghi nhận 10 cas, giảm 26 cas so với cùng kỳ; Rubella 197 cas, tăng 14,53%; hội chứng tay chân miệng xảy ra 2.022 cas, tăng 1.711 cas; cúm AH1N1 xảy ra 411 cas, tăng 394 cas, có 01 cas tử vong. Qua xét nghiệm, đã phát hiện 163 cas nhiễm HIV, 93 cas chuyển sang AIDS, tử vong 45 cas, tính đến nay toàn tỉnh có 2.532 cas nhiễm HIV, 1.103 cas chuyển sang AIDS, tử vong 726 cas. Ngộ độc thực phẩm xảy ra 02 vụ, với 18 người mắc, 01 người tử vong, nguyên nhân chủ yếu là do ăn trứng cóc và nhiễm vi sinh vật trong bữa cơm gia đình. So với cùng kỳ giảm 4 vụ, số người mắc giảm 255 người và số người chết giảm 1 người. Công tác tiêm chủng mở rộng đạt 79,19% kế hoạch, tăng 24,2% so cùng kỳ. 4-Văn hóa -Thể dục thể thao: Trong 9 tháng đầu năm 2011, ngành văn hóa đã triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước và các địa phương trong tỉnh như: tuyên truyền về bầu cử Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016, kỷ niệm 51 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/1/1960), kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930), ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), lễ Giổ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), kỷ niệm 36 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước(30/4/1975), 125 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5), 121 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890), 66 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 2/9 và lễ trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang và thượng tượng cố Trung tướng Đồng Văn Cống tại xã Tân Hào. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển và gắn kết giữa hiệu quả mô hình văn hoá với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm, đã công nhận huyện Châu Thành đạt tiêu chí huyện văn hóa, 13 xã/phường và 5.246 hộ gia đình văn hóa. Nâng tổng số toàn tỉnh có 01 huyện đạt tiêu chí văn hóa, 123/164 xã/phường/thị trấn và 331.589/348.753 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh có 382.510 người tập luyện TDTT thường xuyên, chiếm tỷ lệ 29%; 96.604 hộ gia đình thể thao, chiếm 27,7% tổng số hộ toàn tỉnh; có 708 câu lạc bộ TDTT đạt chuẩn đã được công nhận. Thể thao thành tích cao được duy trì và có chiều hướng phát triển, các đội tuyển thể thao tham dự các giải khu vực, toàn quốc, thế giới, kết quả đạt 150 huy chương (40 HCV, 47 HCB, 63 HCĐ ). 5- Lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo: - Lao động-việc làm: Tổng số lao động được giải quyết việc làm trong 9 tháng đầu năm là 20.247 lao động, đạt 88% kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã cho vay 682 dự án, với số tiền là 18,53 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 1.735 lao động. Có 286 người trúng tuyển đi làm việc ở các nước (Nhật 63 người, Hàn Quốc 193 người, Đài Loan 19 người, Malaysia 11 người). Thực hiện tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho 47.739 lao động; qua đó giới thiệu và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp 3.029 lao động. Công tác đào tạo nghề tại các trường, trung tâm được tổ chức thường xuyên, đã tổ chức đào tạo nghề cho 11.798 lao động, đạt 71,9% kế hoạch, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ là 8.730 người, cụ thể “Đề án Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Bến Tre giai đoạn 2010-2011” đã cấp được 4.698 thẻ học nghề và tổ chức 111 lớp, đào tạo cho 3.074 lao động nông thôn; Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn Bến Tre đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020” đã tổ chức 214 lớp, đào tạo cho 5.656 lao động. Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần gia đình chính sách được quan tâm thực hiện tốt, 9 tháng đầu năm đã vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa được trên 9,46 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 300 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Trong dịp lễ 27/7 toàn tỉnh có 57.914 đối tượng, gia đình chính sách được thăm hỏi, tặng quà, với tổng kinh phí thực hiện trên 11,37 tỷ đồng. Công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều giải pháp, cụ thể đã thực hiện mua bảo hiểm y tế cho 167.259 lượt người nghèo, kinh phí 71,69 tỉ đồng; hỗ trợ 4.086 người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, kinh phí 882,3 triệu đồng; hỗ trợ giá điện cho 55.735 hộ nghèo, kinh phí 11,7 tỉ đồng; trợ cấp khó khăn cho 55.765 hộ nghèo có đời sống khó khăn, 2.917 hộ nghèo ở vùng khó khăn tại 04 xã bãi ngang ven biển; bảo trợ xã hội cho 37.682 đối tượng. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Đã vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí trên 441 triệu đồng để cấp 6.415 kg gạo cho 58 trẻ mồ côi, cấp học bổng, tặng quà cho 362 trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn; khám lọc bệnh cho 96 trẻ bị dị tật hở môi hàm ếch, khám lọc bệnh 57 trẻ em bị khuyết tật về vận động. *Chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tính đến ngày 12/9, toàn tỉnh đã xây dựng xong đưa vào sử dụng 1.030/4.000 căn, đạt 25,75% kế hoạch, đang xây dựng 2.309 căn và chưa khởi công xây dựng là 661 căn. Qua kiểm tra thực tế, nhìn chung nhà ở được xây dựng theo mẫu hướng dẫn, diện tích trung bình 32 m2, đa số có kết cấu móng cột bêtông cốt thép, tường xây gạch ống, mái lợp tole, nền láng xi măng hoặc lót gạch đất nung. Tuy nhiên do giá vật tư xây dựng luôn biến động tăng, do đó một số nhà còn bao che bằng vật liệu tạm và chưa lắp dựng cửa đi, cửa sổ. III- AN NINH-QUỐC PHÒNG Công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn tỉnh được giữ vững ổn định, phạm pháp hình sự và các tai, tệ nạn xã hội đều được kiềm chế, kéo giảm góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đặc biệt là đã bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Về phạm pháp hình sự phát hiện 433 vụ, giảm 45 vụ so cùng kỳ; tệ nạn xã hội xảy ra 781 vụ, giảm 36 vụ so cùng kỳ; tai nạn xã hội xảy ra 208 vụ, giảm 31 vụ so cùng kỳ, trong đó tai nạn giao thông đường bộ giảm cả 03 mặt, xảy ra 96 vụ, giảm 06 vụ, làm chết 105 người, giảm 03 người, bị thương 45 người; cháy xảy ra 28 vụ, giảm 17 vụ so cùng kỳ. Tình hình khiếu kiện của công dân phát sinh 04 vụ, với 685 lượt người kéo lên tỉnh và 33 lượt người lên Trung ương khiếu kiện, giảm 69,5% so năm 2010, nhưng tính chất vẫn còn phức tạp, gay gắt. Công tác tuyển quân đợt I và đợt II năm 2011 được triển khai thực hiện tốt, các địa phương đã chuẩn bị tốt các bước tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Kết quả tỉnh đã tổ chức giao quân hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao với 1.500 thanh niên. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng thanh niên trúng tuyển năm 2011 được nâng lên, trong đó có 175 đảng viên và 1.325 đoàn viên. Điểm mới của mùa tuyển quân năm nay là lần đầu tiên các huyện tổ chức huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên trước ngày lên đường nhập ngũ, qua đó giúp cho địa phương quản lý được đối tượng trước khi nhập ngũ, vừa giúp cho thanh niên bổ sung kiến thức quân sự phổ thông đúng theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện Mỏ Cày Nam và Thành phố Bến Tre đạt kết quả tốt. IV- CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Công tác phối hợp, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 được triển khai thực hiện tốt; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là cán bộ, công chức cấp xã thực hiện tốt. Việc kiện toàn, sắp xếp, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định 13, 14 của Chính phủ gắn với việc phân công, bố trí, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động các bộ, công chức, viên chức được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục qui định đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào việc rà soát các trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục hành chính của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước các cấp để thực hiện thống nhất, công khai các thủ tục hành chính, góp phần ngăn chặn biểu hiện nhũng nhiễu, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân. Mô hình một cửa liên thông điện tử tại UBND thành phố Bến Tre và UBND huyện Châu Thành đã vận hành tốt ở các lĩnh vực như tư pháp, đăng ký kinh doanh, quản lý đô thị, công thương, lao động, thương binh và xã hội. Mô hình đã đạt được mục tiêu quan trọng là thay đổi cung cách quản lý và tạo môi trường làm việc khoa học, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Nhà nước, giúp cho việc kiểm soát quá trình hoạt động của cán bộ, công chức được chặt chẽ, hiệu quả hơn, tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu, hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm, giúp công việc được giải quyết nhanh chóng, thực sự tạo được lòng tin nơi người dân. Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính được duy trì thường xuyên trên sóng Phát thanh - Truyền hình Bến Tre. Trong 9 tháng đầu năm, đã tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Sở Công thương, Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Nam và 10 xã, phường, thị trấn; đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra đôn đốc việc kiểm soát thủ tục hành chính tại 07 sở, ngành tỉnh, 02 UBND huyện và 06 UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời, hỗ trợ UBND huyện Mỏ Cày Nam khôi phục lại hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả của huyện; báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành chính ở các cơ quan nhà nước và đánh giá mức độ hài lòng của người dân; tổng kết thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm thực hiện, kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh; ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông tri số 01-TT/TU của Tỉnh ủy về phát động phong trào thi đua yêu nước phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ngày càng chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, thống nhất của hệ thống chính trị ở địa phương, xây dựng mối quan hệ tốt giữa chính quyền với chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Nhìn chung: Tình hình kinh tế -xã hội 9 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn tỉnh mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng hiệu quả và chất lượng cao; bước đầu đã hình thành các mô hình sản xuất sạch như: GlobalGAP trên chôm chôm, cá tra; VietGap trên nhãn, bưởi da xanh; MSC trên con nghêu; UTZ trên cây cacao; muối trải bạt…Giá hàng nông sản như dừa, mía, lúa, heo ở mức cao nên người dân có lãi khá. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm không phát sinh và giá thịt hơi tăng khá đã khuyến khích người dân phát triển đàn. Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh và sử dụng giống mới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì và tăng trưởng khá, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp hoạt động ổn định góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách Nhà nước được tập trung cho thanh toán nợ và các công trình trọng điểm, có tiến độ thi công tốt có khả năng hoàn thành trong năm 2011. Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, đảm bảo nhiệm vụ chi. Hoạt động xuất khẩu được duy trì và có mức tăng trưởng cao. Hoạt động các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng,… từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội,... có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dâncơ bản ổn định; lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục-thể thao tiếp tục phát triển; công tác xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm nâng chất. Công tác xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục...thu hút các thành phần kinh tế tham gia và bước đầu đạt kết quả khá. Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đặc biêt phạm pháp hình sự, tai nạn xã hội được kéo giảm, trong đó tai nạn giao thông đã được kéo giảm cả 3 mặt: số tai nạn, số người chết và bị thương. Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, lãi suất tín dụng ở mức cao, tình trạng nắng nóng gay gắt, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài,... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống người dân. Nuôi thủy sản gặp điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường nuôi không đảm bảo đã dẫn đến tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do một số thị trường bị thu hẹp, phí đầu vào tăng, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất,... nên hiệu quả hoạt động kéo giảm. Công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Công tác phổ cập giáo dục trung học chưa đạt kế hoạch, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu và chất lượng chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học chưa đạt yêu cầu, nhất là việc dạy học 2 buổi/ngày, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn nhiều khó khăn. Công tác khám, chữa bệnh chưa đạt yêu cầu, một số dịch bệnh như: cúm AH1N1, hội chứng tay chân miệng... tăng so với cùng kỳ. Đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp nhiều khó khăn trong tình hình lạm phát, giả cả hàng hóa tăng cao; xuất khẩu lao động đạt thấp so kế hoạch. Xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, dạy nghề,... chưa đạt yêu cầu. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong dân còn diễn biến phức tạp, an ninh trật tự chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là an ninh nông thôn, một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Tình hình đình công đòi tăng lương của công nhân tại Khu Công nghiệp còn xảy ra. Tai nạn giao thông tuy có được kiềm chế và kéo giảm nhưng chưa bền vững, số người chết vẫn ở mức cao và còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng. Phần II Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội tập trung thực hiện những tháng cuối năm 2011 Trong 3 tháng còn lại của năm 2011, bên cạnh tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, UBND tỉnh tập trung cao độ các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm; thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ; trong đó tập trung cao việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổng định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2011 ở mức cao nhất, tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, cụ thể: 1. Phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp - Chỉ đạo, hỗ trợ nông dân xuống giống và phòng chống dịch bệnh vụ Thu Đông năm 2011 đạt kết quả tốt. Theo dõi, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nhất là các bệnh: Vàng lùn lùn xoắn lá trên lúa, chổi rồng trên nhãn; bệnh tai xanh, bệnh cúm gia cầm và đốm trắng trên tôm,.. Hướng dẫn, vận động người dân thực hiện cắt vụ nuôi thủy sản trong những tháng cuối năm để cải tạo, vệ sinh ao nuôi; có kế hoạch san thưa, khai thác nghêu tại các bãi nuôi khi điều kiện môi trường nuôi không thuận lợi, nhằm phòng chống dịch bệnh, hạn chế rủi ro. Tập trung kiểm tra, chuẩn bị chu đáo các phương án phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại thấp nhất về tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời, khẩn trương triển khai thực hiện các công trình, dự án phục vụ cho công tác phòng, chống hạn, mặn trong mùa khô năm 2012. - Hoàn thành công tác lập quy hoạch cho 124 xã xây dựng nông thôn mới trong năm 2011 và hướng dẫn các xã chỉnh sửa đề án xây dựng xã nông thôn mới để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi thông qua HĐND xã và trình UBND huyện phê duyệt. Đồng thời gấp rút hoàn tất việc xây dựng Đề án về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh để trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết tổ chức triển khai thực hiện. 2. Phát triển sản xuất công nghiệp -TTCN, thương mại, dịch vụ - Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng KCN An Hiệp, triển khai giải phóng mặt bằng KCN Giao Long giai đoạn 2; tiếp tục kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Phú Thuận, Thanh Tân, Giao Hoà,.. Tổ chức Hội nghị công tác đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm tìm giải pháp triển khai có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian tới. - Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp mới và các lĩnh vực có nhiều lợi thế và đang có thị trường tiêu thụ tốt các ngành nghề thu hút nhiều lao động, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, thực phẩm. Củng cố và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng nghề truyền thống, khuyến khích mở thêm các nghề mới. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình khuyến công, phát triển khoa học và công nghệ, tiết kiệm năng lượng,… giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường mới, sản phẩm mới; chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán năm 2012, đảm bảo cung ứng đầy đủ, chất lượng và mẫu mã phù hợp thị hiếu của người dân. Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu; có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán. Chú trọng đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhất là các doanh nghiệp hoạt động phân phối để xây dựng thành công hệ thống phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu; thường xuyên tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn để tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt cho người dân. Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ nông thôn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua bán của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. - Tổ chức hội thảo xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch Bến Tre theo Quy hoạch đã được phê duyệt. Khảo sát tình hình triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, hệ thống tuyến, điểm du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong tỉnh. Triển khai công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội dừa lần III/2012. 3. Đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng: Ưu tiên vốn cho các công trình thanh toán khối lượng nợ tồn đọng, vốn đối ứng, công trình trọng điểm, bức xúc có khả năng hoàn thành trong năm 2011; đồng thời rà soát điều chỉnh các dự án trong quý IV năm 2011 nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn năm 2011. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư cho kế hoạch năm 2012, các chủ đầu tư sớm hoàn tất hồ sơ thủ tục để đủ điều kiện bố trí vốn. Tập trung giải quyết xong công tác đền bù GPMB các dự án: Nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai; CSHT Khu du lịch Cồn Phụng, Đê biển Ba Tri, Khu công nghiệp An Hiệp, Nhà ở công nhân và tái định cư KCN Giao Long và một số công trình thuộc chương trình KCH trường lớp học và nhà ở công vụ giáo viên 2008-2012 để đẩy nhanh tiến độ. 4. Tài chính - Ngân hàng - Tài chính: Phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn 10% so với dự toán ngân sách năm 2011 được Bộ Tài chính giao, trên cơ sở tăng cường chỉ đạo, quản lý và khai thác các nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh nợ mới. Thực hiện nghiêm các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể tiếp tục tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách; tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước... - Ngân hàng: Tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN, góp phần giữ ổn định tiền tệ, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đạt các chỉ tiêu về hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHNN. Tăng cường công tác quản lý, tiếp tục giám sát Qũy TDND cơ sở, tiến độ khắc phục các sai sót sau thanh tra và theo dõi sát tình hình hoạt động của QTDND cơ sở mới thành lập; hoàn thành thanh tra chất lượng tín dụng đối với các chi nhánh NHTM theo kế hoạch đã được phê duyệt. Triển khai và giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/9/2011 của NHNN về chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các chi nhánh TCTD trên địa bàn. 5. Quản lý tài nguyên - môi trường: - Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; tập trung thực hiện công tác chỉnh lý biến động đất đai; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đo đạc bản đồ; triển khai lập hồ sơ địa chính theo tiến độ đo đạc chính quy; hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, các huyện và thành phố Bến Tre đến năm 2020; ban hành Quy định kiểm kê bắt buộc phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác cát trên các tuyến sông; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản cát lòng sông; Quy chế phối hợp giữa Bến Tre và Vĩnh Long trong quản lý, thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên cát lòng sông. - Thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm; phổ biến nhân rộng các mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, bò; kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất theo báo cáo ĐTM đã lập; hoàn thành các dự án Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre; điều tra đánh giá khả năng chịu tải của sông Hàm Luông và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường; xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh; tổ chức tốt các hoạt động truyền thông về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo kế hoạch. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tập huấn để nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH và NBD; Hoàn thành đúng tiến độ 4 dự án: Đánh giá tác động BĐKH và NBD đến cộng đồng dân cư ven biển và đề xuất giải pháp ứng phó; Đánh giá tác động BĐKH đến đa dạng sinh học và các khu bảo tồn; Xây dựng môđun xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt trong điều kiện không có nước ngọt sử dụng ở khu vực ven biển; Xây dựng hệ canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện BĐKH tỉnh Bến Tre. 6. Văn hóa - xã hội - Khoa học công nghệ: Thông qua Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh xét duyệt đề cương các đề tài, dự án còn lại của năm 2011, thẩm định kinh phí và theo dõi quản lý các đề tài, dự án đang triển khai thực hiện. Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu; thực hiện dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Cái Mơn cho sản phẩm giống cây trồng của hợp tác xã Cái Mơn. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm nghiệm, phân tích chất lượng hàng hóa, sản xuất và cung cấp chế phẩm sinh học, bột xử lý nước, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải…. - Giáo dục đào tạo: Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên; tập huấn cho Hiệu trưởng các trường thuộc Chương trình đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP) về lập kế hoạch dạy học cả ngày. Kiểm tra đầu năm học tại các đơn vị về CSVC, tình hình đội ngũ, các khoản thu; về xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; tình hình vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Chuẩn bị nội dung Đại hội Giáo dục cấp tỉnh lần thứ III nhiệm kỳ 2011-2016. Kiểm tra công nhận lại các trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001- 2010. Hướng dẫn công tác thi học sinh giỏi lớp 9, 12 cấp tỉnh, công tác thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học 2011 - 2012. Tổ chức thanh tra toàn diện 06 trường và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo 4 đơn vị. - Văn hóa: Tiếp tục công tác tuyên truyền và phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt là phục vụ kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Tổng kiểm tra, thẩm định kết quả xây dựng xã văn hóa xã Cẩm Sơn, Bảo Thuận, Khánh Thạnh Tân, Nhuận Phú Tân, Mỹ Thạnh, Phường 6. Công nhận 04 xã, phường văn hóa: xã Bảo Thuận, Cẩm Sơn, Mỹ Thạnh, Phường 6. Tổ chức các họat động tổ chức mittinh phòng chống bạo lực gia đình nhân ngày Quốc tế xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Tham dự Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IV/2011 tại Kiên Giang và các giải thể thao khu vực, toàn quốc theo kế hoạch. Tăng cường quản lý Nhà nước và thường xuyên phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động văn hóa, thể thao. -Y tế: Tiếp tục theo dõi chỉ đạo và tăng cường, giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại các địa phương; trong đó, tập trung công tác phòng chống dịch bệnh: sốt xuất huyết, hội chứng tay chân miệng, sởi; tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả, cúm A H5N1. Thực hiện hoạt động truyền thông trong cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về VSATTP định kỳ và trong dịp lễ, tết. Tiếp tục đảm bảo tiến độ triển khai các CTMTQG về y tế; thực hiện đề án 1816, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến. Tăng cường công tác thanh kiểm tra giá thuốc, cung ứng thuốc chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh, kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và cung ứng thuốc trong cơ sở y tế công lập; kiểm tra hoạt động y tế về các lĩnh vực: khám chữa bệnh, y tế dự phòng, quản lý dược, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế …Sơ kết Chiến lược dân số Bến Tre 2007- 2010 tầm nhìn 2020; thực hiện tốt các mục tiêu của CTMTQG dân số và KHH gia đình. - Lao động việc làm và chính sách xã hội: Tổng hợp kết quả rà soát ghi phiếu thông tin nhu cầu lao động của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2011. Tổng kết, đánh giá đề án thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Bến Tre giai đoạn 2010-2011 và sơ kết 02 năm thực hiện Đề án 1956. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đến cuối tháng 11 năm 2011 hoàn thành chỉ tiêu xây dựng 4.000 căn nhà cho hộ nghèo. Xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai quy trình bình xét hộ nghèo cuối năm 2011, đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo tại các huyện, thành phố. Khảo sát đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thẩm định kết quả xây dựng xă, phường phù hợp với trẻ em ở các huyện, thành phố; tiếp tục vận động các nguồn lực trong và ngoài nước để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục giải quyết trợ cấp một lần theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định 188/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận hồ sơ và lập thủ tục chi trả trợ cấp một lần cho đối tượng lão thành cách mạng; giải quyết trợ cấp ưu đãi giáo dục đối với học sinh sinh viên gia đình chính sách. - Thông tin - truyền thông: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân, doanh nghiệp về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là những chuyển biến tích cự trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai các dự án thuộc kế hoạch Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước năm 2012, kế hoạch phát triển công nghệ phần mềm và Kế hoạch triển khai đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin”. Tiếp tục triển khai cáp quang truyền dẫn cho các tuyến, trạm BTS và nâng cấp các trạm 3G; giám sát việc triển khai mở rộng dịch vụ ADSL, PTTH, IP-Tivi tại các khu vực vùng sâu, vùng xa; định hướng thông tin tuyên truyền cho báo, đài và phòng văn hóa thông tin các huyện, thành phố. 7. Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo. - Tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, thực hiện tốt công tác huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng; hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã 2011-2015. - Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh có liên quan đến an ninh trật tự; tăng cường công tác bảo vệ các mục tiêu, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, phòng chống nội gián; bảo vệ bí mật nhà nước, nâng cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay và cảnh giác trong tiếp xúc, làm việc với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ sâu rộng, chú trọng thực hiện có kết quả các nghị quyết liên tịch về phòng, chống tội phạm, gắn với công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, triển khai lực lượng cảnh sát giao thông đều khắp ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tập trung vào các “điểm đen” và thời điểm thường xảy ra tai nạn; chỉ đạo tổ chức tuần tra kiểm soát các đường liên xã, liên ấp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. - Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, khiếu nại của công dân ngay từ cơ sở, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài; rà soát, đôn đốc thực hiện đúng các quyết định giải quyết đã có hiệu lực. 8. Công tác cải cách hành chính, tổ chức cán bộ, quản lý Nhà nước Tổng kết, đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành; tiếp tục phối hợp thực hiện các chương trình tuyên truyền cải cách hành chính; xây dựng phương án tổ chức làm việc ngày thứ 7 hàng tuần trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh năm 2011; dự thảo quy định chế độ, chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh để thông qua Thường trực Tỉnh ủy và HĐND tỉnh; phối hợp các Trường đại học trong khu vực để tìm nguồn sinh viên đã và sắp tốt nghiệp có ngành nghề, học lực đạt yêu cầu của Đề án 50; xét chọn các ứng cử viên tham gia tuyển sinh theo Đề án 165 của Trung ương. Tổ chức lễ phát động thi đua xây dựng nông thôn mới kết hợp trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể và cá nhân năm 2010; xây dựng hướng dẫn về thực hiện Quy chế xét thi đua, khen thưởng của tỉnh; hoàn chỉnh báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Sao vàng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre; hướng dẫn xét khen thưởng tổng kết năm 2011. Trên đây là một số tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2011. Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiến hành cụ thể hoá cho phù hợp với nhiệm vụ ngành và địa phương, để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2011./. Nơi nhận: - Thường trực Ban Bí thư; - VP Chính phủ I, II; - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; - Website Chính phủ; - TT.TU, TT.HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Chánh, Phó (NC) VP.UBND tỉnh; - Phòng NC Tổng hợp; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký) Cao Văn Trọng

UBND tỉnh Bến Tre

    Tổng số lượt xem: 2891
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)