Báo cáo của Chính phủ nhìn nhận công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng đã đạt được kết quả tích cực, song tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra phức tạp về tính chất cũng như mức độ thiệt hại
|
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo tại phiên họp
|
Báo cáo của Chính phủdo Tổng Thanh tra Chính phủHuỳnh Phong Tranh trình bày tại phiên họp thứ 11 Ủy ban Thường vụQuốc hội (UBTVQH) chiều 19/9, cho biếtsố vụ tham nhũng được khởi tố, điều tra, truy tố năm 2012 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, cơ quan Công an đã thụ lý 551 vụ án, 1.277 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó, khởi tố mới 222 vụ, 469 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 80 vụ và 224 bị can); đã kết luận điều tra 197 vụ, 521 bị can; đang điều tra 137 vụ, 295 bị can.
Viện Kiểm sát nhân dâncác cấp đã thụlý kiểm sátđiều tra 225 vụ, 450 bịcan vềtham nhũng (so với cùng kỳnăm trước tăng 42 vụ). Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 44,1% (năm 2011 tỷ lệ này là 31,7%); số bị cáo được cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 34,2% (năm 2011 là 39,2%).
Ngành Thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 425 tập thể, 697 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 27 vụ, 35 cá nhân.
Báo cáo của Chính phủđánh giá: “Nhìn chung, công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng đã đạt được kết quả tích cực, song tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra phức tạp về tính chất cũng như mức độ thiệt hại, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, làm thất thoát tài sản của Nhà nước”.
Sốlượng vụán, vụviệc vềtham nhũng được phát hiện vàđiều tra chưa tương xứng với thực tếtham nhũng xảy ra. Việc điều tra, giải quyết các vụán tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp còn gặp khó khăn, thời gian điều tra phải kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, một số vụ án chưa giải quyết dứt điểm phải tạm đình chỉ điều tra do bị can bỏ trốn hoặc bị kéo dài do chờ kết quả giám định thiệt hại...
Đồng thời, báo cáo cho biết “Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo tuy đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn hạn chế…”.
Hiện các vụán tham nhũng lớn được phát hiện cóthểnóiđến gồm Vụ tham ôtài sản tại Tổng công ty Vinalines thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; vụ tham nhũng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè, TP HCM, gây thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng công ty Sabeco; vụ 3 lãnh đạo chi nhánh Hồng Hà của ngân hàng Agribank lạm quyền trong thi hành công vụ gây thiệt hại 487 tỷ đồng…
Số vụ tham nhũng được đình chỉ còn cao
Đồng tình với nhận định của Chính phủ vềđấu tranh phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên, cơ quan thẩm tra báo cáo là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật; án tham nhũng được đình chỉ ở một số địa phương còn cao.
Báo cáo thẩm tra nêu vídụtại Bắc Giang, cơ quan điều tra đã khởi tố 42 vụ với 93 bị can, đình chỉ điều tra 3 vụ với 5 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 4 vụ với 8 bị can; xử lý hành chính 8 vụ có dấu hiệu của tội phạm.
Đồng thời nhiều vụ án, bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã được thay đổi sang tội danh khácnhẹ hơn: Vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chuyển từ tội danh nhận hối lộ sang lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; hoặc chưa phát hiện được hành vi tham nhũng như vụ cố ý làm trái tại Vinashin, Vinalines.
Những quyết định thay đổi tội danh “đã gây bất bình, bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và quần chúng nhân dân”,cơ quanthẩm tra nhận định trong báo cáo.
Thảo luận bổsungbáo cáo của Chính phủ, ChủnhiệmỦy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đề nghịcần cóđánh giá cụ thể về đối tượng tham nhũng là cán bộ doanh nghiệp hay cán bộ nhà nước nhiều hơn. Theo ông Khoa, cần xác định rõ để đưa ra được giải pháp trọng tâm.
Một sốýkiến thành viên UBTVQH cho rằng nhiềuđối tượng tham nhũng chỉbịxửlýhành chính chứ ít bị xử lý hình sự nên tính răn đe chưa cao. Giải đáp vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biếtviệc xử lý hình sự tội phạm tham nhũng hiện nay rất khó khăn bởi không dễ khi chứng minh hành vi vụ lợi.
Ông Lượng dẫn giải:“Chúng tôi có hỏi nhiều đối tượng rằng tại sao không mua thiết bị mới mà lại cứ đi mua thiết bị cũ. Họ nói là mua cũrẻ hơn, còn mua mới thì đắt do khả năng tài chính chỉ có hạn. Nhưng ta đều hiểu mua đồ cũ thì không có giá cụ thể và đối tượng có thể gửi giá vào đó, nhưng để xác định được thì khó”.
Tuy nhiên, PhóChủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng không chứng minh được hành vi vụlợiđể dẫnđến tội tham nhũng thìlàm sao cóthểchống tham nhũng được. Ông Uông Chu Lưu yêu cầu Chính phủvàỦy ban Tưpháp tiếp tục làm rõvềhành vi này./.
Thành Chung
Cổng thông tin điện tử Chính phủ