Ngày 28/6 tại thành phố Mandalay (Myanmar), các bộ trưởng và quan chức chính phủ cấp cao của sáu nước Tiểu vùng Mekong (GMS) đã tiến hành Hội nghị Diễn đàn Hành lang Kinh tế GMS lần thứ tư (ECF-4), với trọng tâm là thảo luận cách thức mở rộng các hành lang kinh tế nhằm tạođiều kiện thuận lợi hơn cho sự lưu thông lao động cũng như các sản phẩm trên toàn tiểu vùng.
Phóng viên TTXVN tại Indonesia dẫn thông cáo báo chí của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết, với chủ đề“Hướng tới việc triển khai khuôn khổ chiến lược mới của GMS: Mở rộng và tăng cường các hành lang kinh tế tại GMS,” hội nghị tập trung vào các mục tiêu sau: Xác định các định hướng đầu tư và tác động của các khuôn khổ chiến lược mới cho Chương trình GMS, cũng như cách thực hiện có hiệu quả các chiến lược đó; xem xét những cách thức sắp xếp tiềm năng mới của hành lang kinh tế thuộc GMS trên cơ sở các dòng chảy thương mại, đầu tư và phân tích kinh tế, sự nổi lên của Myanmar và yêu cầu của các nước GMS.
Hội nghị đã thảo luận những vấn đề hạn chế sự phát triển của các hành lang kinh tế; đề xuất các hành động cần thiết nhằm thúc đẩy sựphát triển theo tinh thần của khuôn khổ chiến lược mới; phân tích nội dung của phát triển hành lang kinh tế được xây dựng từ các dự án đa lĩnh vực thế hệ mới; những can thiệp mới và quy hoạch không gian thể hiện trong chương trình khu vực của các nước GMS và cách thức phát triển tiếp theo trong khuôn khổ đầu tư khu vực GMS (RIF);
Hội nghị cũng thảo luận, đánh giá các khía cạnh về thể chế, bao gồm những thách thức đối với công tác phối hợp và năng lực của các nước liên quan thông qua việc cung cấp kịp thời và hiệu quảdanh mục đầu tư toàn diện của các dự án đầu tư thế hệ thứ hai, cùng với những tác động đối với các đối tác phát triển.
Diễn đàn ECF đã vàđang hướng sự chú ý tới những thách thức hạn chế phát triển hành lang GMS, như cơ sở hạ tầng không đầy đủ, thiếu dịch vụ kho vận, hay các thủtục thông quan phiền hà. Những thách thức này có thể được giải quyết thông qua một số biện pháp, như liên kết đầu tư tốt hơn về cơ sở hạ tầng cứng với sự hỗ đồng bộ về thể chế và các dịch vụ liên quan.
Các nước tham dự ECF nhất trí cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức của chính ECF, nhằm quản lý hiệu quả một chương trình đa ngành ngày càng phức tạp; nhấn mạnh việc mở rộng phạm vi hành lang GMS phải được thực hiện phù hợp với mục tiêu quốc gia, các dòng chảy thương mại liên quan và lợi ích chung của khu vực.
Với khả năng và chức năng của mình, ADB hiện đang hỗtrợ kỹ thuật để giúp thiết lập một khuôn khổ đầu tư khu vực, theo đó sẽphát triển danh mục đầu tư của các dự án GMS thế hệ kế tiếp./.