Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/07/2012-16:27:00 PM
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012:Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Chính phủ đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành 6 tháng cuối năm là: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, từng bước thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Nội dung trênđược nêu rõ trongNghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2012 - Ngh quyết 26/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 9/7/2012.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, các nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2012
Tạo điều kiện cho nông dân và các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với các cân đối vĩ mô; tiếp tục điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp; tập trung cho vay vốn trong các lĩnh vực ưu tiên, nhất là tiêu thụ nông sản và thủy sản.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phảitheo dõi sát tình hình, diễn biến các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng để điều chỉnhphù hợp, bảo đảm tăng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý để vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vừa kiềm chế lạm phát trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khẩn trương đánh giá thực trạng nợ xấu, phân tích tình hình nợ; triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu và xử lý các ngân hàng yếu kém. Điều hành tỷ giá và chính sách ngoại hối linh hoạt theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ.
Nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; tăng cường quản lý, nâng cao trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước; giữ mức bội chi 4,8%. Có biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng; nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ.
Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng Nhà nước quản lý giá, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm soát thị trường, giá cả; kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương trình Chính phủ xem xét việc ứng trước kế hoạch vốn đầu tư năm 2013 đối với các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2012 vànăm 2013; đề xuất giải pháp thu hút, giải ngân các nguồn vốn FDI, ODA và tìm nguồn vốn đốiứng để đẩy nhanh thực hiện các dự án ODA, trước mắt, cần giải quyết ngay vốn đối ứng ODA các dự án cấp bách triển khai trong năm 2012; xóa bỏ rào cản đầu tư bất hợp lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
Triển khai các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu thụ và tiêu dùng
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tiếp tục có giải pháp duy trì đà tăng trưởng cao của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh; kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu... đồng thời tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và thị trường đang có triển vọng phục hồi.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng để tăng giá trị với nhóm hàng sản xuất truyền thống. Đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường ngoài nước. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, nhất là hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng nông sản, thực phẩm, các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu thụ và tiêu dùng; tiếp tục đổi mới hệ thống phân phối, đưa hàng về nông thôn, tập trung phát triển thị trường trong nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộicần chú trọng thực hiện các biện pháp tạo việc làm cho người lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa, thu hồi đất sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và an toàn của quỹ...
Chưa đặt vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Chính phủ thống nhất nhận định, lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cần đặt trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020. Trong điều kiện hiện nay chưa đặt vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 và Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII về miễn, giảm thuế.
Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để điều chỉnh chính sách thuế phù hợp; đề xuất phương án hỗ trợ thuế để khuyến khích tiêu thụ một số mặt hàng nông sản và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinhh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Từ nay đến 2015, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường
Nghị quyết cũng nêu rõ, việc thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là một nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Từ nay đến 2015, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của nhà nước.
Chính phủcũng đồng ývềnguyên tắc việc cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoàiđể mua máy bay của Công ty cổphần cho thuêmáy bay Việt Nam theo báo cáo của Bộ Tài chính./.
Hoàng Diên
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1207
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)