(MPI Portal) - Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với ba nước Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia và Philippines), sáng ngày 05/3, Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Nội dung buổi làm việc bao gồm 4 vấn đề: hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng, xúc tiến sáng kiến chung Việt Nhật, hợp tác xây dựng chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam và hợp tác về môi trường và an ninh năng lượng.
|
Toàn cảnh buổi làm việc
|
Hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng: dự tính giai đoạn 2011-2020, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam vào khoảng 100 tỷ USD, trong khi nguồn vốn đầu tư từngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vì vậy, việc thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách trong đó có nguồn vốn FDI vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam là rất cần thiết.
Xúc tiến sáng kiến chung Việt Nhật: Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản hiện nay đang trong giai đoạn 4, kế hoạch hoạt động đã được hai bên thông qua vào ngày 01/7/2011 gồm 6 vấn đề với 28 hạng mục và 70 tiểu hạng mục liên quan đến các nội dung: điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm và phát triển cơ sở hạ tầng. Sau hơn 5 tháng thực hiện, các bộ, ngành phía Việt Nam cùng đại diện của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, JICA, JBIC, JETRO đã triển khai tích cực và bảo đảm đúng tiến độ (các hạng mục triển khai đúng tiến độ chiếm 69% trong tổng số các hạng mục đánh giá). Một số hạng mục đang trong quá trình triển khai và đều được các cơ quan cam kết tích cực triển khai trong thời gian còn lại.
Hợp tác xây dựng chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam: Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam thông qua việc tham gia các cuộc họp của Tổ công tác Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Tại cuộc họp lần thứ 5, hai bên đã dự kiến đưa ra danh sách gồm 12 ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển của Việt Nam: điện tử, xe gắn máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm, thép, hóa dầu, giày da, may mặc, phần mềm, thiết bị hạ tầng thân thiện với môi trường sinh thái, ô tô, thiết bị máy móc cỡ nặng và máy nông nghiệp.
|
Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản
|
Hợp tác về môi trường và an ninh năng lượng: đối với chủ trương phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững của Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Việt Nam đang tập trung khai thác đa dạng và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuất khẩu hợp lý, giảm dần tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu thô; phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên bảo vệ môi trường sinh thái; từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh; đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn; phát triển ngành năng lượng theo hướng đồng bộ trên cơ sở phát huy nguồn nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư vào các nguồn năng lượng mới như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...
Ông Fujio Mitarai, Chủ tịch Keidanren cho biết, giới doanh nghiệp Nhật Bản thực sự quan tâm tới Viêt Nam, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang có ý định dịch chuyển đầu tư từ một số quốc gia khác sang Việt Nam và đề nghị hai bên tiếp tụctạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực thế mạnh của mình.
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tưBùi Quang Vinh
|
Hoan nghênh Keidanren sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Quang Vinhđánh giá cao vai trò của Keidanren trong nền kinh tế của Nhật Bản và tin tưởng Keidanren sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản ngày càng hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của hai quốc gia, nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vào chiều sâu, phục vụ đắc lực hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Đức Trung
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư