Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/02/2016-08:27:00 AM
Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2016
(MPI Portal) - Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 31/12/2015, cả nước có 535.920 doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 57% trên tổng số 941.051 doanh nghiệp đã được thành lập, 16.673 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 271.197 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, 117.261 doanh nghiệp đã giải thể.

Ảnh: Internet

Trong tháng 01/2016, cả nước có thêm 8.320 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 59.283 tỷ đồng, tăng 21,2% về số doanh nghiệp và tăng 87,01% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 01 đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 54,3% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 là 124,03 nghìn lao động, tăng 19,8% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp thành lập mới tập trung nhiều nhất ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên với 4.468 doanh nghiệp đăng ký, tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên là 2.027 doanh nghiệp và các loại hình còn lại. So với cùng kỳ năm trước, chỉ có loại hình doanh nghiệp tư nhân có số doanh nghiệp thành lập giảm, các loại hình còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập tăng.

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong tháng 01/2016 công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 15,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên là 5 tỷ đồng/doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là 2,3 tỷ đồng/doanh nghiệp và công ty hợp danh là 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. So sánh với cùng kỳ cho thấy tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng.

Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của các vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.266 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng nhiều nhất là 38,1%; Tiếp đến là Đông Nam Bộ có 3.376 doanh nghiệp tăng 22,9%; Trung du và miền núi phía Bắc có 360 doanh nghiệp tăng 22,4%; Đồng bằng Sông Hồng có 2.364 doanh nghiệp tăng 15,9%; Tây Nguyên có 253 doanh nghiệp tăng 13,4% và Đồng bằng Sông Cửu Long có 701 doanh nghiệp tăng 8,5%.

Về số lượng doanh nghiệp gia tăng, vùng Đông Nam Bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp gia tăng nhiều nhất là 3.376 doanh nghiệp, tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng với 2.364 doanh nghiệp và các vùng còn lại. Như vậy, cho thấy vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là hai khu vực có tổng số doanh nghiệp gia tăng chiếm 69% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước.

Tình hình lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới chia theo vùng lãnh thổ tăng ở một số vùng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký 22.630 lao động tăng 135,6%; Đông Nam Bộ đăng ký 41.212 lao động tăng 33,6% và Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 34.785 lao động tăng 1,2%. Các vùng còn lại đều có số lao động đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là Tây Nguyên đăng ký 1.866 lao động giảm 19,0%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 17.109 lao động giảm 13,1% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 6.424 lao động giảm 4,2%.

Một số ngành, lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng về doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ như: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông, sản xuất phân phối điện, giáo dục và đào tạo,... duy nhất có lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong tháng 01/2016, số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động là 4.872 doanh nghiệp, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của tháng đầu năm trong những năm gần đây cho thấy qua các năm thì số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ngày càng gia tăng và tháng 01/2016 có số doanh nghiệp quay trở lại cao nhất. Điều này cho thấy, một số giải pháp của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương được ban hành đã phát huy tác dụng và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển./.

Trong tháng 01/2016, cả nước có thêm 8.320 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 59.283 tỷ đồng, tăng 21,2% về số doanh nghiệp và tăng 87,01% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 01 đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 54,3% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 là 124,03 nghìn lao động, tăng 19,8% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp thành lập mới tập trung nhiều nhất ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên với 4.468 doanh nghiệp đăng ký, tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên là 2.027 doanh nghiệp và các loại hình còn lại. So với cùng kỳ năm trước, chỉ có loại hình doanh nghiệp tư nhân có số doanh nghiệp thành lập giảm, các loại hình còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập tăng.

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong tháng 01/2016 công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 15,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên là 5 tỷ đồng/doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là 2,3 tỷ đồng/doanh nghiệp và công ty hợp danh là 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. So sánh với cùng kỳ cho thấy tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng.

Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của các vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.266 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng nhiều nhất là 38,1%; Tiếp đến là Đông Nam Bộ có 3.376 doanh nghiệp tăng 22,9%; Trung du và miền núi phía Bắc có 360 doanh nghiệp tăng 22,4%; Đồng bằng Sông Hồng có 2.364 doanh nghiệp tăng 15,9%; Tây Nguyên có 253 doanh nghiệp tăng 13,4% và Đồng bằng Sông Cửu Long có 701 doanh nghiệp tăng 8,5%.

Về số lượng doanh nghiệp gia tăng, vùng Đông Nam Bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp gia tăng nhiều nhất là 3.376 doanh nghiệp, tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng với 2.364 doanh nghiệp và các vùng còn lại. Như vậy, cho thấy vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là hai khu vực có tổng số doanh nghiệp gia tăng chiếm 69% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước.

Tình hình lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới chia theo vùng lãnh thổ tăng ở một số vùng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký 22.630 lao động tăng 135,6%; Đông Nam Bộ đăng ký 41.212 lao động tăng 33,6% và Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 34.785 lao động tăng 1,2%. Các vùng còn lại đều có số lao động đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là Tây Nguyên đăng ký 1.866 lao động giảm 19,0%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 17.109 lao động giảm 13,1% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 6.424 lao động giảm 4,2%.

Một số ngành, lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng về doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ như: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông, sản xuất phân phối điện, giáo dục và đào tạo,... duy nhất có lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong tháng 01/2016, số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động là 4.872 doanh nghiệp, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của tháng đầu năm trong những năm gần đây cho thấy qua các năm thì số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ngày càng gia tăng và tháng 01/2016 có số doanh nghiệp quay trở lại cao nhất. Điều này cho thấy, một số giải pháp của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương được ban hành đã phát huy tác dụng và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển./.

Mai Phương
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 3563
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)