Năm 2016, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát triển cho cả giai đoạn. Do vậy, ngay từ đầu năm UBND tỉnh, các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo, đề ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định: Trồng trọt được mùa, chăn nuôi phát triển khá, công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, các dự án trọng điểm tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả; công tác an sinh xã hội và các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; lãi suất ngân hàng ổn định.
Các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh diễn ra theo chiều hướng thuận lợi cho đến thời điểm sau khi xảy ra tình trạng cá biển chết hàng loạt đã gây tâm lý hoang mang, bức xúc đối với người dân, làm cho hoạt động khai thác thuỷ hải sản, dịch vụ, du lịch bị đình trệ, đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân vùng biển hết sức khó khăn. Cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh có phần bị đảo lộn do thiếu thực phẩm hải sản, giá cả nhiều loại thực phẩm tăng cao.
Để kịp thời giải quyết những khó khăn trước mắt cho ngư dân ven biển bị ảnh hưởng do cá biển chết, UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, qua đó góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho ngư dân. Đến nay tình hình an ninh chính trị đã cơ bản ổn định, tuy nhiên đời sống của ngư dân đang gặp nhiều khó khăn. Sáu tháng đầu năm 2016, nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với cùng kỳ và kế hoạch.
Một số chỉ tiêu chủ yếu ước thực hiện 6 tháng năm 2016 như sau:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh - GRDP (theogiá so sánh 2010) đạt 8.526,3 tỷ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2016 tăng 8,0%).
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh 2010) đạt 3.790,3 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 0,9% (kế hoạch năm 2016 tăng 3,5%).
- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá so sánh 2010) đạt 7.039 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 4.783,3 tỷ đồng, tăng 9,0% so cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2016 tăng 10,0%).
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá so sánh 2010) đạt 6.704,5 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng lương thực vụ Đông Xuân thực hiện 202.604,9 tấn, tăng 0,7% so vụ Đông Xuân năm trước, so kế hoạch tăng 5,6%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 45,5 triệu USD, bằng 91,8 so cùng kỳ năm trước và đạt 30,3% kế hoạch năm.
I. KINH TẾ
Ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 8.526,3 tỷ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.909 tỷ đồng, tăng 1,0%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 1.912,3 tỷ đồng, tăng 10,4% so cùng kỳ năm 2015, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước đạt 4.406,2 tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2015, đóng góp 3,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (%)
|
Tốc độ tăng 6 tháng
so với cùng kỳ
năm trước
|
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng năm 2016
|
Năm
2015
|
Năm 2016
|
Tổng số
|
6,6
|
5,1
|
5,1
|
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
|
3,0
|
1,0
|
0,2
|
Công nghiệp và xây dựng
|
10,5
|
10,4
|
2,3
|
Dịch vụ
|
7,8
|
6,1
|
3,1
|
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
|
-3,1
|
-11,8
|
-0,5
|
Dự ước 6 tháng đầu năm 2016 tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh tăng 5,1%. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua. Tình trạng cá biển chết, đây là vấn đề mới, nằm ngoài khả năng kiểm soát của tỉnh. Do đó, mặc dù sau khi cá biển chết, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều giải pháp để giảm bớt khó khăn cho ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch… tuy nhiên, hiệu quả mạng lại chưa như mong muốn.
1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong 6 tháng đạt tăng trưởng thấp, do ngành thuỷ sản và lâm nghiệp tăng trưởng âm. Riêng ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá.Vụ Đông Xuân cơ bản được mùa, cây trồng được chuyển đổi nên diện tích được ổn định và có tăng nhẹ, năng suất và sản lượng một số cây trồng tăng khá so vụ Đông Xuân năm trước. Nhiều cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được trồng tập trung theo mô hình cánh đồng lớn. Đàn trâu, bò phát triển khá hơn; đàn lợn và đàn gia cầm mang tính sản xuất hàng hóa rõ nét theo mô hình sản xuất tập trung. Sản xuất lâm nghiệp chuyển dịch đúng hướng, sản phẩm khai thác từ rừng được kiểm soát chặt chẽ, chủ yếu thực hiện khai thác gỗ từ rừng trồng. Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn trồng được quan tâm triển khai đồng bộ.
Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.790,3 tỷ đồng, tăng 0,9% so cùng kỳ năm trước (kế hoạch cả năm 3,5%). Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.783,7 tỷ đồng, tăng 2,5%; ngành lâm nghiệp đạt 220,9 tỷ đồng, bằng 98,9%; ngành thủy sản đạt 785,7 tỷ đồng, bằng 96,1%.
Kết quả cụ thể như sau:
1.1 Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Sản xuất vụ Đông Xuân 2015 - 2016 gặp không ít khó khăn: Rét đậm, rét hại làm một số diện tích lúa bị chết phải gieo cấy lại; giữa vụ dịch rầy nâu đã làm hơn 4.000 habị nhiễm; hạn hán, thiếu nước tưới xảy ra ở một số địa phương… Tuy nhiên, được sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn, các địa phương đã thực hiện tốt các biện pháp canh tác, bố trí lịch thời vụ phù hợp và triển khai áp dụng giống mới, kỹ thuật canh tác SRI vào sản xuất nên vụ Đông Xuân 2015 - 2016 dự kiến được mùa toàn diện trên tất cả các loại cây trồng.
Diện tích cây hàng năm vụ Đông Xuân 2015 - 2016 thực hiện 55.318,2 ha, tăng 1,1% so cùng kỳ. Trong đó: Đồng Hới 1.380,5 ha, bằng 99,7%; Ba Đồn 4.790,5 ha, tăng 0,1%; Minh Hoá 3.132,2 ha, bằng 99,8%; Tuyên Hoá 4.664,1 ha, bằng 95,3%; Quảng Trạch 6.453,0 ha, tăng 0,1%; Bố Trạch 14.072,3 ha, tăng 5,8%; Quảng Ninh 7.114,7 ha, bằng 99,3%; Lệ Thuỷ 13.710,9 ha, tăng 0,7%.
Diện tích theo nhóm cây: Cây lúa 30.081,8 ha, bằng 99,9%; cây ngô và cây lương thực có hạt khác 4.102,7 ha, tăng 0,7%; cây lấy củ có chất bột 10.263,7 ha, tăng 5,1%; cây mía 104,6 ha, tăng 16,2%; cây thuốc lá, thuốc lào 3,0 ha, bằng 63,8%; cây lấy sợi 5 ha; cây có hạt chứa dầu 4.447,2 ha, bằng 97,8%; cây rau, đậu, hoa cây cảnh 4.824,5 ha, tăng 3,6%; cây gia vị, dược liệu hàng năm 417,4 ha, bằng 89,5% (Trong đó: Cây ớt thực hiện 349,7 ha, bằng 85,8%; diện tích cây ớt giảm nhiều so năm trước, nguyên nhân là do sản phẩm khó tiêu thụ, hiệu quả mang lại thấp nên bà con nông dân đã chuyển đổi sang trồng trồng một số cây trồng khác như ngô, sắn…); cây hàng năm khác 1.068,3 ha, tăng 5,5% so cùng kỳ.
Dự ước năng suất một số cây trồng chủ yếu:
- Cây lúa: Năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt 60,1 tạ/ha, tăng 0,5% so vụ Đông Xuân năm trước. Cụ thể năng suất lúa các địa phương: Đồng Hới 55,6 tạ/ha, tăng 1,2%; Ba Đồn 55,1 tạ/ha, tăng 0,1%; Minh Hóa 50,5 tạ/ha, bằng 99,2%; Tuyên Hóa 59,0 tạ/ha, tăng 5,8%; Quảng Trạch 55,2 tạ/ha, bằng 99,8%; Bố Trạch 56,2 tạ/ha, tăng 1,5%; Quảng Ninh 60,6 tạ/ha, bằng 97,7%; Lệ Thủy 66,0 tạ/ha, tăng 1,0% so cùng kỳ năm trước.
- Cây ngô: Năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 53,9 tạ/ha, tăng 3,2% so cùng kỳ.
- Cây lạc: Năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 20,8 tạ/ha, tăng 1,5% so cùng kỳ.
- Một số cây trồng khác: Cây khoai lang đạt 74,7 tạ/ha, tăng 0,8%; cây vừng đạt 6,4 tạ/ha, tăng 1,7%; cây rau các loại đạt 104,5 tạ/ha, tăng 4,4%; cây ớt đạt 15,4 ta/ha, bằng 97,1%; cây đậu các loại đạt 8,5 tạ/ha, bằng 95,4% so cùng kỳ.
Dự ước sản lượng lương thực vụ Đông Xuân đạt 202.604,9 tấn, tăng 0,7% so vụ Đông Xuân năm trước và vượt 5,6% kế hoạch. Trong đó: Sản lượng thóc 180.728,5 tấn, tăng 0,4% so năm trước và vượt 5,6% kế hoạch; sản lượng lương thực khác 21.876,4 tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ và bằng 98,8% kế hoạch.
Cây lâu năm đang được các doanh nghiệp và các hộ gia đình tiếp tục chăm sóc, đầu tư cải tạo vườn tạp nhằm bố trí các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích cây lâu năm hiện có 24.101,3 ha, tăng 4,4% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây cao su 18.527 ha, tăng 3,0%; diện tích cây hồ tiêu 947,9 ha, tăng 18,8%; các loại cây ăn quả 3.630,1 ha, tăng 9,8%. Dự ước sản lượng cao su khai thác 6 tháng đạt 2.717,0 tấn, bằng 91,5%; hồ tiêu 385,2 tấn, bằng 97,3% so cùng kỳ năm trước.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi 6 tháng đầu năm phát triển ổn định, các địa phương đang từng bước phục hồi tổng đàn. Chăn nuôi lợn, gia cầm theo mô hình trang trại, gia trại có xu hướng phát triển khá về số lượng và quy mô nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình tiếp tục thu hẹp.
Tổng đàn tại thời điểm 01/4/2016:
- Đàn trâu 35.817 con, tăng 3,8% so với cùng kỳ;
- Đàn bò 96.998 con, tăng 6,5% so với cùng kỳ;
- Đàn lợn 360.569 con, tăng 2,7% so với cùng kỳ;
- Đàn gia cầm 3.062,4 ngàn con, tăng 14,2% so cùng kỳ năm trước.
Mặc dù đàn lợn tại thời điểm 01/4 tăng thấp nhưng do phát triển về nuôi tập trung nên hệ số xuất chuồng của lợn tăng khá. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 32.798,1 tấn, so cùng kỳ năm trước tăng 6,5%. Trong đó: Thịt lợn 24.890,5 tấn, tăng 5,0%, thịt gia cầm 4.045,8 tấn, ăng 5,7% so 6 tháng đầu năm trước.Các sản phẩm chăn nuôi từ đầu năm đến nay tiêu thụ khá thuận lợi, giá cả tăng so với năm trước. Qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn và giúp cho người sản xuất chăn nuôi yên tâm hơn.
Công tác phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi đạt kết quả cao. Công tác dự báo và triển khai tiêm vacxin được thực hiện đồng bộ giữa ngành chuyên môn và lãnh đạo các cấp địa phương. Kết quả tiêm vắc xin đợt I tính đến ngày 25/5/2016: Lở mồm long móng 70.875 liều, đạt 67% kế hoạch; Tụ huyết trùng trâu, bò 50.105 liều, đạt 67% kế hoạch; Dịch tả, tam liên lợn 51.340 liều, đạt 51% kế hoạch; Cúm gia cầm 493.400 liều, đạt 51% kế hoạch; Dại chó 29.300 liều, đạt 65% kế hoạch.
1. 2. Lâm nghiệp
Sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Công tác trồng rừng, phục hồi vốn rừng, làm giàu rừng được chú trọng; khai thác gỗ từ rừng trồng được kiểm soát chặt chẽ, công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm.
Dự ước 6 tháng đầu năm, diện tích rừng được chăm sóc 14.500 ha, bằng 98,4% so cùng kỳ. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 85.620 ha, tăng 8,9% so cùng kỳ. Diện tích khoanh nuôi tái sinh 2.660 ha, tăng 10,8% so cùng kỳ. Số lượng cây trồng phân tán trong 6 tháng 2,4 triệu cây, tăng 4,4% so cùng kỳ. Số lượng cây giống lâm nghiệp sản xuất 14,6 triệu cây, tăng 14,1% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số đơn vị, địa phương triển khai trồng rừng tập trung, chủ yếu là rừng sản xuất 681,6 ha.
Dự ước 6 tháng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 85.800 m3, bằng 95% so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 117.600 ste, bằng 96,1% so cùng kỳ năm trước; sản lượng nhựa thông khai thác được 1.260 tấn, bằng 91,2% so cùng kỳ năm trước.
1.3. Thủy sản
Nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt, trong thời gian qua nhiều địa phương đã đầu tư nâng cấp, đóng mới các loại tàu có công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, theo đó tàu có công suất lớn tăng, tàu có công suất nhỏ giảm. Số lượng tàu thuyền, xuồng khai thác có động cơ hiện có 4.903 chiếc, tăng 1,3% so cùng kỳ. Trong đó: Khai thác biển có 4.043 chiếc, so cùng kỳ năm trước tăng 1,0%; khai thác nội địa có 860 chiếc, tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước.
Tàu thuyền khai thác biển từ 20 CV trở lên hiện có 1.607 chiếc, tăng 10,4%; tàu thuyền khai thác dưới 20 CV có 2.436 chiếc, bằng 98,5%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 5.674,6 ha, so cùng kỳ năm trước tăng 19,1%. Trong đó, diện tích nuôi nước lợ 1.808,5 ha, tăng 75,2%, nguyên nhân diện tích nuôi trồng nước lợ tăng cao chủ yếu do nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã được doanh nghiệp và nhiều hộ dân vùng ven biển quan tâm đầu tư, trong đó chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng; diện tích nuôi nước ngọt 3.886,1 ha, tăng 3,6%. Số lồng bè có 1.875 cái, tăng 53,6% so cùng kỳ năm trước, do nuôi cá chẻm trong lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nên một số địa phương có điều kiện đã phát triển thêm lồng bè nuôi, nhiều nhất là thị xã Ba Đồn.
Dự ước 6 tháng sản lượng thủy sản thực hiện 27.114,2 tấn, giảm 7,5% so cùng kỳ năm trước, đạt 41,4% kế hoạch.
a. Khai thác
Trong thời gian qua, trên vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân các xã ven biển, các xã có hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do ảnh hưởng của việc cá chết bất thường nên nhiều tàu, thuyền không ra khơi khai thác thủy sản, theo đó sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ. Dự ước sản lượng 6 tháng khai thác 23.595,8 tấn, giảm 8,7% so cung kỳ.
- Khai thác biển: Sản lượng 6 tháng khai thác 22.404,7 tấn, so cùng kỳ giảm 9,3%. Trong đó: Cá các loại 19.685,3 tấn, giảm 6,1%; tôm các loại 312,4 tấn, giảm 23,8%; thủy sản khác 2.407 tấn, tăng giảm 27,7% so cùng kỳ.
- Khai thác nước lợ: Sản lượng 6 tháng khai thác đạt 285,5 tấn, so cùng kỳ bằng 89,1%. Trong đó: Cá các loại 174,6 tấn, bằng 83,1%; tôm các loại 51,1 tấn, bằng 98,5%; thủy sản khác 59,8 tấn, tăng 1,9% so cùng kỳ.
- Khai thác nước ngọt: Sản lượng 6 tháng khai thác 905,6tấn, so cùng kỳ tăng 12,3%. Trong đó: Cá các loại 475,2 tấn, tăng 9,2%; tôm các loại 104,4 tấn, tăng 42,8%; thủy sản khác 326 tấn, tăng 9,3% so cùng kỳ.
b. Nuôi trồng
Dự ước sản lượng nuôi trồng 6 tháng thu hoạch 3.518,4 tấn, tăng 0,7% so cùng kỳ. Trong đó: Cá các loại 2.048,1 tấn, bằng 97,9%; tôm các loại 1.260,7 tấn, tăng 2,1%; thủy sản khác 209,6 tấn, tăng 27,2% so cùng kỳ.
Sản lượng nuôi nước lợ 6 tháng thu hoạch 1.381,2 tấn, tăng 1,5% so cùng kỳ. Trong đó: Cá các loại 10,5 tấn, tăng 114,3%; tôm các loại 1.260,7 tấn, tăng 2,1%; thủy sản khác 110 tấn, bằng 90,1% so cùng kỳ.
Sản lượng nuôi nước ngọt 6 tháng thu hoạch 2.137,2 tấn, so cùng kỳ tăng 0,2%. Trong đó: Cá các loại 2.037,6 tấn, bằng 97,6%; thuỷ sản khác 99,6 tấn, tăng 127,4% so cùng kỳ
1.4. Trang trại
Trang trại phát triển khá, số lượng hiện có cao hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là loại hình trang trại tổng hợp. Dự kiến đến 30/6/2016, toàn tỉnh có 704 trang trại (theo tiêu chí mới), so năm trước tăng 8,1% (53 trang trại). Loại hình trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển khá, trang trại tổng hợp thực hiện tốt phương châm “lấy ngắn nuôi dài” nên chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, loại hình gia trại có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng, nhiều gia trại (trang trại theo tiêu chí cũ) tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để phấn đấu trở thành trang trại trong thời gian sắp đến.
2. Công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 duy trì tốc độ tăng trưởng. Một số ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn như ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (xi măng, clinker); ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; ngành sản xuất trang phục; ngành sản xuất đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng khá, qua đó góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp so với cùng kỳ.
* Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2016 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 7,3% so với tháng 6 năm 2015. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ, trong đó: ngành khai khoáng tăng 5,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 5,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,5%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính 6 tháng đầu năm 2016 của một số ngành công nghiệp chủ yếu so với cùng kỳ năm trước như sau: Ngành sản xuất trang phục tăng 26,5%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 13,8%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7,9%; ngành khai khoáng khác (đá xây dựng) tăng 5,2%; ngành sản xuất đồ uống tăng 5,1%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,0%; ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 4,7%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,3%; ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 2,4%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 0,3%.
* Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010)6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 4.783,3 tỷ đồng,tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 308,9 tỷ đồng, tăng 8,2%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 4.468,5 tỷ đồng, tăng 9,0%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,9 tỷ đồng, tăng 10,3%.
Chia theo ngành kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 ngành khai khoáng ước đạt 168,2 tỷ đồng, tăng6,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 4.488,9 tỷ đồng, tăng 9,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt… ước đạt 89,5 tỷ đồng, tăng 6,1%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước đạt 36,7 tỷ đồng, tăng 5,2%so với cùng kỳ năm trước.
* Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước thực hiện tính đến cuối tháng 6 năm 2016 so với cùng kỳ: Đá xây dựng đạt 1,5triệu m3 tăng 5,2%; mực đông lạnh đạt 543 tấn, giảm 19,5%; tinh bột sắn đạt 6.279 tấn, tăng 8,6%; bia đóng chai đạt 8,6triệu lít, tăng 5,3%; áo sơ mi đạt 5,1triệu cái, tăng 26,5%; gạch lát nền đạt 3,2triệu viên, tăng 38,7% (chỉ số gạch lát nền tăng cao do trong tháng 02 và tháng 3 năm 2015, Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco ngừng sản xuất để bảo trì máy móc, thiết bị); gạch xây dựng đạt 106,4triệu viên, giảm 3,2%; clinker thành phẩm đạt 1,4triệu tấn, tăng 16,1%; xi măng đạt 744.654 tấn, tăng 2,0%; điện thương phẩm đạt 375 triệu kwh, tăng 3,3%; nước máy đạt 3,8triệu m3, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước.
3. Vốn đầu tư
Khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh tháng 6 năm 2016 ước thực hiện 298,2 tỷ đồng, tăng 5,5% so với tháng trước và giảm 16,1% so với tháng cùng kỳ năm 2015.
Khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 ước thực hiện 1.497,0 tỷ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước Trung ương quản lý ước thực hiện 409,3 tỷ đồng; vốn ngân sách Nhà nước địa phương quản lý ước thực hiện 1.087,7 tỷ đồng. Cụ thể: Ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản ước thực hiện 134,0 tỷ đồng, tăng 5,4%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước thực hiện 71,6 tỷ đồng, giảm 4,1%; ngành vận tải kho bãi ước thực hiện 852,3 tỷ đồng, giảm 29,0%; ngành an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước ước thực hiện 101,5 tỷ đồng, tăng 9,4%; ngành giáo dục và đào tạo ước thực hiện 83,0 tỷ đồng, tăng 1,7%; ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước thực hiện 75,2 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015…
Vốn đầu tư khu vực Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015 do Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư lớn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cơ bản hoàn thành. Hiện nay, chủ đầu tư và đơn vị thi công tập trung hoàn thành những hạng mục nhỏ nhằm hoàn chỉnh dự án đúng theo thiết kế.
Các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh đang được triển khai trong 6 tháng đầu năm 2016:
Các công trình về giao thông như: Cầu Nhật Lệ 2; tuyến đường Quốc lộ 1A đến trung tâm huyện mới của huyện Quảng Trạch tại xã Quảng Phương; Xây dựng 4 trục đường quanh Hồ Sen khu đô thị mới trung tâm huyện lỵ Quảng Trạch. Bên cạnh đó, tăng cường bê tông hoá đường liên thôn, liên xã như các tuyến đường của các xã bãi ngang, các xã đồng bằng, nhiều xã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy chuẩn nông thôn mới nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Các công trình về thủy lợi như: Dự án đầu tư xây dựng công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ; Kè cửa sông sông biển Nhật Lệ; kiên cố hoá kênh mương, tu sửa hồ đập góp phần trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây dựng hệ thống kè bên bờ sông nhằm chống xói lỡ;
Các công trình về quản lý Nhà nước: hiện nay, các trụ sở cơ quan đang gấp rút thi công các hạng mục sớm đưa vào sử dụng đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, cụ thể: Trụ sở Tỉnh uỷ; Trụ sở Huyện ủy và Khối mặt trận huyện Quảng Trạch…
Các công trình về công nghiệp chế biến và thương nghiệp như: Khu công nghiệp cảng Hòn La; Hạ tầng kỹ thuật Khu trung tâm cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; Bãi đỗ xe nhập cảnh tại Khu trung tâm Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tiếp tục được đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng thuận lợi, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
4. Thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá
Tháng 6 năm 2016, hoạt động lưu chuyển hàng hoá bắt đầu sôi động hơn, do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu mua sắm một số mặt hàng thiết yếu tăng cao hơn các tháng trước như hàng may mặc, vật liệu xây dựng, đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2016 ước đạt 1.391,7 tỷ đồng, tăng 2% so tháng trước và tăng 7,9% so cùng kỳ. Dự ước 6 tháng năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 8.323,7 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ.
Theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước 6 tháng năm 2016 doanh thu ước đạt 322,4 tỷ đồng, giảm 34,1% so cùng kỳ, nguyên nhân do giá xăng dầu giảm nên doanh thu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình giảm; kinh tế tập thể 6 tháng doanh thu ước đạt 7,7 tỷ đồng, giảm 14% so cùng kỳ; kinh tế cá thể 6 tháng doanh thu ước đạt 4.798,1 tỷ đồng, tăng 8,3% so cùng kỳ, đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,6%; kinh tế tư nhân 6 tháng doanh thu ước đạt 3.195,4 tỷ đồng, tăng 15,4% so cùng kỳ, đây là thành phần kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất, chiếm tỷ trọng 38,4%.
Theo nhóm ngành hàng, doanh thu 6 tháng đầu năm phần lớn các nhóm hàng đều tăng cao. Tăng cao nhất là nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 20,9%; kế tiếp nhóm hàng may mặc tăng 14,4%; nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 10,1%; nhóm lương thực, thực phẩm tăng 9,5%. Có 3 nhóm giảm đó là nhóm ô tô các loại giảm 8,1%; xăng dầu các loại giảm 4% và nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng), giảm 1,8% so cùng kỳ.
b. Lưu trú, ăn uống và du lịch
Mùa du lịch năm nay tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề. Sau khi có hiện tượng cá biển chết ở 4 tỉnh miền Trung, ngành du lịch và dịch vụ lưu trú, ăn uống gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ ngành du lịch và dịch vụ lưu trú, ăn uống bị ảnh hưởng mà còn nhiều ngành khác cũng ảnh hưởng, như: Hoạt động vận tải, vui chơi giải trí, tổng mức bán lẻ hàng hoá… Ngành du lịch Quảng Bình đang trên đường phát triển, được du khách trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, tình trạng cá biển chết vừa qua đã làm nhiều cơ sở kinh doanh điêu đứng.
Để vực dậy ngành du lịch, trong thời gian gần đây tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch năm 2016 với chương trình giảm giá đặc biệt đồng loạt áp dụng cho các dịch vụ du lịch. Cụ thể:Giảm 30% phí vé tham quan tại động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường cho khách du lịch lưu trú tại địa phương từ ngày 26/5-31/12/2016; giảm giá khách sạn từ 20-40%; nhà hàng giảm từ 10-20%. Sắp tới, khách du lịch đi tàu hỏa từ Hà Nội đến Quảng Bình và ngược lại, giá taxi, vận tải khách du lịch cũng sẽ được áp dụng giảm giá.
Dự ước doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 6 đạt 177,7 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước, giảm 5,7% so với cùng kỳ. Trong tổng số, doanh thu lưu trú đạt 7,5 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước, giảm 57,8% so với cùng kỳ; doanh thu ăn uống đạt 142,7 tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước, giảm 1,3% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành đạt 27,5 tỷ đồng, tăng 8,9% so với tháng trước, tăng 5,6% so cùng kỳ năm trước.
Dự ước doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm đạt 1.000,9 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Trong tổng số, doanh thu lưu trú đạt 56,7 tỷ đồng, giảm 17,7%; doanh thu ăn uống đạt 831,5 tỷ đồng, tăng 5,1%, doanh thu du lịch lữ hành đạt 112,7 tỷ đồng, tăng 18,2% so cùng kỳ năm trước.
Số lượt khách lưu trú dự ước tháng 6 đạt 44.932 lượt khách, tăng 2,6% so tháng trước và giảm 49,1% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm số lượt khách lưu trú đạt 344.115 lượt khách, giảm 28,3% so cùng kỳ.
Số lượt khách du lịch lữ hành dự ước tháng 6 đạt 98.280 lượt khách, tăng 5,5% so tháng trước và tăng 5,7% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm số lượt khách lữ hành ước đạt 379.920 lượt khách, tăng 2,3% so cùng kỳ.
Dự ước số lượt khách du lịch đến Quảng Bình tháng 6 đạt 216,9 ngàn lượt khách, tăng 5,0% so với tháng trước, giảm 28,7% so với cùng kỳ. Dự ước 6 tháng số lượt khách đến Quảng Bình đạt 1.323,2 ngàn lượt khách, giảm 20,4% so với cùng kỳ.
c. Hoạt động dịch vụ
Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 6 năm 2016 ước đạt 81,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so tháng trước và tăng 33,5% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng năm 2016, doanh thu ước đạt 435,7 tỷ đồng, tăng 19,3% so cùng kỳ, mức tăng cao nhất trong hơn 2 năm qua. Nguyên nhân tăng do hoạt động kinh doanh bất động sản của kinh tế tư nhân tăng đột biến, ngoài ra trong tháng nhu cầu giữ trẻ tư, sữa chữa hàng điện lạnh tăng cao làm cho tốc độ chung của hoạt động dịch vụ tăng cao.
Tính chung 6 tháng, tất cả các nhóm hàng doanh thu hoạt động dịch vụ so với cùng kỳ đều tăng cao. Tăng cao nhất là nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 119,1%, nguyên nhân tăng cao do hoạt động mua bán đất phân lô tại các khu đô thị mới tăng cao; tiếp đến là dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 26%; nhóm dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 9%; tăng thấp nhất là nhóm giáo dục và đào tạo tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
d. Xuất, nhập khẩu
- Xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng xuất khẩu địa phương, nhất là các mặt hàng truyền thống như cao su, thuỷ sản, phân bón, dăm gỗ… Sáu tháng đầu năm phần lớn các mặt hàng chủ lực xuất khẩu đều tăng về sản lượng và giá trị, tuy nhiên do mặt hàng cao su và một số hàng hoá khác xuất khẩu giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt thấp so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 11,9 triệu USD, 6 tháng đầu năm ước đạt 45,5 triệu USD, bằng 91,8% so với cùng kỳ. Trong đó: Xuất trực tiếp chiếm 73,5%, ủy thác 26,5%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 98,9%, kinh tế nhà nước chỉ chiếm 1,1%. Xét theo nhóm hàng thì hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55,8%, tiếp đến là nhóm lâm sản chiếm 30,9%, hàng nông sản chiếm 11,6% và nhóm hàng khác chỉ chiếm 1,7%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như sau:
- Thuỷ sản: Ước tháng 6 sản lượng xuất 3,1 tấn, giá trị đạt 49,2 ngàn USD, 6 tháng đầu năm sản lượng xuất 121 tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ, giá trị đạt 751,3 ngàn USD, tăng 64% so với cùng kỳ;
- Cao su: Ước tháng 6 sản lượng xuất 1.254 tấn, giá trị đạt 1,9 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng xuất 3.435 tấn, bằng 45,3% so với cùng kỳ, giá trị đạt 5,3 triệu USD, bằng 41,6% so với cùng kỳ;
- Gỗ: Ước tháng 6 sản lượng xuất 2,7 ngàn m3, giá trị đạt 3,7 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng xuất 10,3 ngàn m3, tăng 51,3% so với cùng kỳ, giá trị đạt 13,5 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ;
- Dăm gỗ khô: Ước tháng 6 sản lượng xuất 36 ngàn tấn, giá trị đạt 4,9 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng xuất 150,2 ngàn tấn, tăng 58,8% so với cùng kỳ, giá trị đạt 21,1 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ;
- Nhựa thông: Ước tháng 6 sản lượng xuất 37,5 tấn, trị đạt 50,4 ngàn USD, 6 tháng đầu năm sản lượng xuất 389,4 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ, giá trị đạt 509,4 ngàn USD, bằng 76,5% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 9,6 triệu USD, 6 tháng đầu năm ước đạt 41,3 triệu USD, bằng 92,6% so với cùng kỳ. Trong tổng số, hàng tư liệu sản xuất chiếm 99,6%; 100% nhập khẩu trực tiếp và đều là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là một số mặt hàng phục vụ sản xuất trong tỉnh và hàng tạm nhập tái xuất, cụ thể:
- Gỗ các loại: Ước tháng 6 sản lượng nhập 3,3 ngàn m3, giá trị đạt 4,8 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng nhập 13,1 ngàn m3, tăng 31% so với cùng kỳ; giá trị đạt 17,1 triệu USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ;
- Trâu, bò sống: Ước tháng 6 sản lượng nhập 3,8 ngàn con, giá trị đạt 1 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng nhập 23,7 ngàn con, tăng 17,4% so với cùng kỳ; giá trị đạt 6,4 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ;
- Xăng, dầu: Ước tháng 6 sản lượng nhập 10 ngàn tấn, giá trị đạt 3,2 triệu USD, 6 tháng đầu năm sản lượng nhập 40,9 ngàn tấn, bằng 86,9% so với cùng kỳ; giá trị đạt 15 triệu USD, bằng 59,3% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, còn có một số mặt hàng khác như nguyên liệu sản xuất tân dược, gốm sứ, may mặc có giá trị nhỏ.
e. Hoạt động vận tải
Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có 9 lần điều chỉnh giá xăng, dầu, trong đó có 5 lần điều chỉnh tăng và 4 lần điều chỉnh giảm, tuy nhiên giá xăng, dầu trong nước đang ở mức thấp so với trước đây nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động vận tải. Số lượng cũng như chất lượng phương tiện vận tải ngày càng được nâng lên nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Trong 6 tháng đầu năm, do lượng khách đến Quảng Bình giảm nên các hãng xe taxi, xe chuyên chở khách du lịch gặp khó khăn, doanh thu đạt thấp hơn nhiều so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ tháng 6 đạt ước đạt 220 tỷ đồng, tăng 2,5% so tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 1.258,4 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 286,3 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 881,3 tỷ đồng, tăng 4,9% so cùng kỳ; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 90,9 tỷ đồng, tăng 33,6%.
Tổng số hành khách vận chuyển tháng 6 ước đạt 1,8 triệu hành khách, tăng 0,8% so tháng trước, tăng 2,3% so cùng kỳ; 6 tháng ước đạt 10.371 triệu hành khách, tăng 3,3% so cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 6 ước đạt 83,9 triệu hk.km, tăng 1,1% so tháng trước, tăng 2,4% so cùng kỳ; 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 494,7 triệu hk.km tăng 4,9% so cùng kỳ.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 6 ước đạt 1,6 triệu tấn, tăng 1,7% so tháng trước, tăng 3% so cùng kỳ; 6 tháng ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 4,6% so cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tháng 6 ước đạt 86,3 triệu tấn.km, tăng 0,8% so tháng trước, tăng 2,8% so cùng kỳ; 6 tháng ước đạt 497,2 triệu tấn.km, tăng 4,9% so cùng kỳ.
II. XÃ HỘI
1. Giáo dục, đào tạo
Kết thúc học kỳ II năm học 2015 - 2016 đã có 8/8 huyện, thị xã, thành phố với 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2 trở lên; trong đó có 129/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2. 8/8 huyện, thị xã, thành phố với 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; trong đó có 146/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2 trở lên. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
- Giáo dục mầm non
Tổng số trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở nhà trẻ toàn tỉnh hiện có 180 trường, tăng 01 trường so với cùng kỳ, trong đó trường mầm non 178 trường, tăng 1 trường so với cùng kỳ; trường mẫu giáo 1 trường và 1 cơ sở nhà trẻ, không thay đổi so với cùng kỳ. Lớp học mẫu giáo có 1.599 lớp, tăng 90 lớp; học sinh mẫu giáo có 45.752 cháu, tăng 3.655 cháu so với cùng kỳ với tỷ lệ huy động đạt 96%; huy động trẻ dân tộc thiểu số tới nhà trẻ đạt 19,7%, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,3%. Các đơn vị đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 100% trẻ nhà trẻ được ăn bán trú bằng nhiều hình thức, trẻ mẫu giáo ăn bán trú đạt 95,2%, 100% trường tổ chức bán trú sử dụng phần mềm dinh dưỡng tính khẩu phần và quản lý bữa ăn cho trẻ. Tất cả các trường, lớp thực hiện nghiêm túc các loại chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo dục phổ thông
Tổng số lớp học Tiểu học toàn tỉnh hiện có 3.032 lớp, tăng 9 lớp; giáo viên trực tiếp giảng dạy có 4.736 giáo viên, tăng 118 giáo viên (giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn có 4.732 giáo viên, chiếm 99,92%); tổng số học sinh 72.784 em, tăng 2.128 em. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam tại 14 trường dự án và 71 trường nhân rộng toàn phần. Giáo dục Tiểu học đã tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình, đảm bảo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, quan tâm đến việc hình thành kỹ năng sống cho các em. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT; đến nay qua hơn 1 năm triển khai thực hiện việc đánh giá theo Thông tư 30 cơ bản đã được tiến hành nghiêm túc, tất cả các giáo viên đứng lớp đã thực hiện khá tốt việc nhận xét đánh giá học sinh, thể hiện được mức độ về kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất học sinh. Kết quả chất lượng giáo dục Tiểu học về năng lực đã có 99,84% số học sinh đạt; về phẩm chất: 99,89% đạt; trong đó có 67,7% số học sinh được các cấp khen thưởng đạt thành tích cao về học tập và các mặt hoạt động.
Tổng số lớp học Trung học cơ sở có 1.768 lớp, giảm 5 lớp; giáo viên trực tiếp giảng dạy có 3.618 giáo viên, tăng 28 giáo viên (giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn có 3.616 giáo viên, chiếm 99,94%); học sinh Trung học cơ sở có 54.357 em, tăng 231 em. Tổng số lớp học Trung học phổ thông có 778 lớp, giảm 6 lớp so với cùng kỳ; giáo viên trực tiếp giảng dạy có 1.796 giáo viên, tăng 10 giáo viên (giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn có 1.796 giáo viên, chiếm 100%); học sinh Trung học phổ thông có 28.403 em, giảm 1.220 em.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ 8 đến 10/6, trong đó ngày 8 và 9 thi môn chung và ngày 10 thi các môn chuyên để tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp. Các thí sinh dự thi 3 môn chung: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Riêng đối với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển. Số lượng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 là 10.005 học sinh, chiếm 91,85% so với số học sinh tốt nghiệp THCS.
Về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9, lớp 11 và lớp 12 diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm 2016, với 9 môn văn hóa: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh và Tin học. Toàn tỉnh có 2.890 em học sinh dự thi, đã có 1.390 em đạt giải. Trong đó: Học sinh lớp 9 bậc THCS có 489/967 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 50,57%, với 23 giải nhất, 92 giải nhì, 156 giải ba và 218 giải khuyến khích. Học sinh lớp 11 bậc THPH có 524/1.136 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 46,13%, với 18 giải nhất, 105 giải nhì, 171 giải ba và 230 giải khuyến khích. Học sinh lớp 12 bậc THPT có 377/787 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 47,9% với 18 giải nhất, 72 giải nhì, 117 giải ba và 170 giải khuyến khích.
Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 58 em tham gia thi; kết quả đã có 35 em đạt giải (22 giải chính thức và 13 giải khuyến khích); trong đó có 1 giải nhất môn lịch sử và 2 giải nhì môn Toán và Vật lý. Đáng chú ý là trong kỳ thi chọn đội tuyển Quốc gia chính thức, Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp) đã xuất sắc vượt lên xếp thứ 6 trên tổng số 40 học sinh của đội dự tuyển, là một trong 8 học sinh của đội tuyển chính thức tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á năm 2016 được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) và đã giành huy chương Bạc với số điểm là 37,15 điểm (chỉ thấp hơn Huy chương Vàng 1,2 điểm), là học sinh có bài thi lý thuyết đạt điểm tuyệt đối 20/20, cũng là học sinh có số điểm cao nhất của đoàn Việt Nam. Với thành tích đạt được, Nguyễn Thế Quỳnh tiếp tục được chọn vào đội tuyển Quốc gia tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế vào tháng 7 tới tại Thụy Sỹ.
Năm học 2015 - 2016, học sinh tỉnh Quảng Bình tham gia cuộc thi Giải Toán qua mạng Internet cấp Quốc gia với 153 học sinh lớp 8, 9 và lớp 11, kết quả có 32 học sinh đạt giải (02 HCV, 19 HCB và 11 HCĐ). Tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên mạng Internet cấp Quốc gia dành cho học sinh lớp 5, 9 và 11 đạt 97 giải (15 HCB, 38 HCĐ và 44 giải khuyến khích).
Về kỳ thi THPT Quốc gia: Điểm mới trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay là Quảng Bình tổ chức hai cụm thi gồm: Cụm thi đại học dành cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 do Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) chủ trì, phối hợp với Trường đại học Quảng Bình tổ chức;Cụm thi tốt nghiệp dành cho thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh tổ chức. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo số lượng đăng ký dự thi toàn tỉnh là 10.973 thí sinh; trong đó: Số thí sinh dự thi chỉ để tốt nghiệp THPT tại cụm thi do Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình chủ trì có 4.891/10.973 thí sinh, tỷ lệ 44,6% (Sở sẽ tổ chức 15 điểm thi trong toàn tỉnh); số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng tại cụm thi do Đại học Khoa học (Đại học Huế) chủ trì có 4.840/10.973 thí sinh, tỷ lệ 44,1% (sẽ tổ chức 10 điểm thi trên địa bàn thành phố Đồng Hới); số thí sinh chỉ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng có 1.242/10.973 thí sinh, tỷ lệ 11,3%. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 tiếp tục tổ chức thi 8 môn (gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, ngoại ngữ); diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 1/7 đến ngày 4/7/2016).
2. Đào tạo
Năm học 2016 - 2017 Trường Đại học Quảng Bình và Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình tiếp tục mở rộng quy mô các loại hình đào tạo. Trong năm học mới, Trường Đại học Quảng Bình được giao 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học, Cao đẳng hệ chính quy, trong đó 1.300 chỉ tiêu đại học và 700 chỉ tiêu cao đẳng. Đối với các ngành trình độ Đại học, Trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Riêng ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất, Nhà trường tuyển sinh dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 và kết quả thi các môn năng khiếu để xét tuyển. Tổ chức thi các môn năng khiếu: ngày 8, 9 và 10/7/2016.
Đối với các ngành trình độ Cao đẳng, Trường tuyển sinh dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 để xét tuyển. Riêng ngành CĐ Sư phạm Mỹ thuật, CĐ Sư phạm Âm nhạc, CĐ Giáo dục mầm non, Nhà trường tuyển sinh dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 và kết quả thi các môn năng khiếu để xét tuyển.
Các trường Trung cấp chuyên nghiệp đã thực hiện đa dạng hóa ngành nghề và loại hình đào tạo nhằm tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô đào tạo. Công tác liên kết đào tạo được chú trọng, bên cạnh đào tạo trung cấp và mở các lớp ngắn hạn, các trường đã thực hiện công tác liên kết đào tạo đại học với các hình thức, ngành nghề đa dạng, đã mở được 19 lớp với 1.115 học viên.
3. Công tác y tế
- Y tế cơ sở và hoạt động khám chữa bệnh
Toàn tỉnh hiện có 159/159 xã/phường/thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động được trả phụ cấp ổn định; 100% trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh.
Ngành Y tế đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống các loại bệnh dịch trong mùa hè, tập trung kiểm tra các cơ sở chế biến thức ăn sẵn, khách sạn, nhà hàng; chỉ đạo giám sát 3 nguồn có nguy cơ lây bệnh cao, đó là: thực phẩm, nguồn nước và vệ sinh môi trường. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở và địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó khăn. Tiếp tục việc cấp thẻ bảo hiểm cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, bảo hiểm y tế tự nguyện, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho nhân dân. Đến nay hầu hết các xã đã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các bệnh viện. Ngành Y tế đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, không để bệnh nhân thiếu thuốc tại các cơ sơ điều trị, bình ổn giá thuốc, thị trường thuốc lành mạnh.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh có 598.129 lần người được khám chữa bệnh; trong đó, tuyến tỉnh 65.976 lần người; tuyến huyện, thị xã,thành phố 227.942 lần người; tuyến xã, phường, thị trấn 304.211 lần người. Nhìn chung, hoạt động khám chữa bệnh đã thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, thu dung điều trị người bệnh, thực hiện y đức. Các cơ sở y tế đã phát huy hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có như: máy nội soi, máy siêu âm, máy thở, máy xét nghiệm nhiều thông số… Nên cơ bản đã đảm bảo an toàn điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh.
- Phòng chống dịch bệnh
Công tác giám sát dịch bệnh thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là Sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh nguy hiểm năm 2016. Tính đến ngày 30/4/2016, toàn tỉnh đã xảy ra 1.207 trường hợp tiêu chảy; 144 trường hợp lỵ trực trùng; 68 trường hợp lỵ a míp; 64 trường hợp viêm gan vi rút; 286 trường hợp thủy đậu; 146 trường hợp quai bị; 4.990 trường hợp cúm. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay không có tử vong xảy ra.
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Từ đầu năm đến 31/5/2016 trên địa bàn tỉnh phát hiện 8 người nhiễm mới HIV, 6 người chuyển sang AIDS, 3 người tử vong do AIDS. Tính đến ngày 31/5/2016, tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.297 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 316 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 111 người. Hiện tại, Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động về thông tin - giáo dục - truyền thông, can thiệp giảm tác hại và chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Duy trì các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, chương trình an toàn truyền máu trong các dịch vụ y tế...
- Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm
Những tháng đầu năm 2016, ngành Y tế Quảng Bình đã chú trọng công tác truyền thông giáo dục nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong an toàn thực phẩm. Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ và nhân viên các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các địa phương. Tích cực kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 8 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, tuyến tỉnh đã tổ chức thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm tại 80 cơ sở, qua kiểm tra đã có 8 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyến huyện đã thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm tại 1.405 cơ sở, qua kiểm tra đã có 361 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiến hành tiêu hủy nhiều hàng hóa kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm với 31 ca mắc phải nhập viện, các bệnh nhân đã được điều trị kịp thời nên không có tử vong xảy ra, ngoài ra còn có 52 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.
4. Văn hóa thể thao
- Văn hóa thông tin
Thực hiện Kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với Đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã ven biển trên địa bàn tỉnh với chương trình văn nghệ tuyên truyền được dàn dựng gồm các tiết mục công phu, có chất lượng với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền phát triển rộng khắp, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị vàcác ngày lễ kỷ niệm. Tiêu biểu như Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sáng mãi niềm tin” chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam,kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016. Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh chào mừng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;Tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Được thể hiện qua các hình thức như: Thi xe tuyên truyền cổ động và Chương trình văn nghệ cổ động.Qua đó,đã tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về mục đích, vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;tuyên truyền để công dân nắm vững và thực hiện nghiêm túc quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, tham gia tự giác, tích cực, chủ động để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội toàn dân.
Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định cấp phép tiếp tục được chú trọng. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành rà soát, kiểm tra công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan tháo dở các panô, băng rôn, áp phích đã hết thời hạn tuyên truyền, nội dung không còn phù hợp hoặc cũ nát để không làm ảnh hưởng tới mỹ quan trên địa bàn; kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa. Các huyện, thành phố, thị xã, thành phố tích cực chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở trang trí, thay mới hệ thống pa nô, băng rôn, khẩu hiệu tạo không khí vui tươi mới trên các địa bàn dân cư, tăng cường hệ thống loa truyền thanh và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí chào mừng ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
- Thể dục thể thao
Các hoạt động thể dục, thể thao 6 tháng đầu năm 2016 được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh. Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được các địa phương trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Mỗi xã, phường, thị trấn đã huy động tối thiểu 5% tổng số dân cư sống trên địa bàn trực tiếp tham gia chạy. Việc tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là dịp để các tầng lớp nhân dân giao lưu, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cuối tháng 5/2016 thể thao thành tích cao Quảng Bình đã tham gia Giải Vô địch các nhóm tuổi trẻ Quốc gia năm 2016 (diễn ra từ ngày 23-29/5 tại thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả các VĐV đội tuyển Lặn Quảng Bình xuất sắc giành được 8 Huy chương các loại (3 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ), các VĐV đội tuyển Bơi Quảng Bình xuất sắc giành được 23 Huy chương các loại (14 HCV, 8 HCB, 1 HCĐ). Đáng chú ý là VĐV Hoàng Thị Ngọc của Quảng Bình (thuộc Đội tuyển Điền kinh Việt Nam) đã xuất sắc giành được Huy chương vàng cự ly 400m, với thành tích 53’’79 tại giải Vô địch Đài Loan mở rộng năm 2016.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, thể thao thành tích cao Quảng Bình tham gia thi đấu các giải khu vực, toàn quốc và quốc tế đã đạt được 72 huy chương các loại (29 HCV, 22 HCB, 21 HCĐ), trong đó có 01 HCV quốc tế.
5. Tình hình trật tự, an toàn giao thông
a. An toàn giao thông
Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, Công an các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Thanh tra giao thông bố trí ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực giao thông phức tạp có nguy cơ ùn tắc cao; xây dựng các phương án tổ chức, điều tiết giao thông, bố trí đủ lực lượng và phương tiện sẵn sàng giải tỏa cứu nạn kịp thời khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài… Nhờ vậy, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 5 năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông, tăng 10 vụ so với tháng 5 năm 2015, trong đó đường bộ 25 vụ, tăng 10 vụ; đường sắt 1 vụ, bằng cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 7 người, tăng 2 người so với tháng 5 năm 2015, trong đó đường bộ chết 6 người, tăng 1 người; đường sắt chết 1 người, tăng 1 người. Số người bị thương do tai nạn giao thông 22 người, tăng 7 người so với tháng 5 năm 2015, trong đó đường bộ bị thương 22 người, tăng 7 người người so cùng kỳ năm 2015.
Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 106 vụ tai nạn giao thông, giảm 14 vụ so cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ 103 vụ, giảm 10 vụ; đường sắt 3 vụ, giảm 4 vụ; đường thuỷ không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 49 người, giảm 9 người so với cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ chết 46 người, giảm 8 người; đường sắt chết 3 người, giảm 1 người; đường thuỷ không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 85 người, giảm 37 người so cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ bị thương 85 người, giảm 35 người; đường sắt không xảy ra, giảm 2 người so với cùng kỳ năm 2015.
b. An toàn xã hội và pháp luật
Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện triển khai quyết liệt, mạnh mẽ đợt cao điểm tập trung tấn công trấn áp các loại tội phạm. Sử dụng đồng bộ các biện pháp công tác, tập trung rà soát lại toàn bộ các loại đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm; tổ chức tốt công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phản động; tiến hành kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các hoạt động mại dâm, cờ bạc, số đề trái phép, kinh doanh văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực; tập trung lực lượng triệt phá các tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tăng cường phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng kém chất lượng; triển khai biện pháp kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến pháo, chất nổ, sử dụng quả nổ tự tạo trái phép; phòng chống cháy, nổ...
Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 5 năm 2016 phạm pháp kinh tế xảy ra 2 vụ với 2 đối tượng phạm tội, so với tháng 5 năm 2015, tăng 2 vụ, đối tượng phạm tội tăng 2 người. Phạm pháp hình sự 31 vụ với 83 đối tượng phạm tội, so với tháng 5 năm 2015, giảm 2 vụ, đối tượng phạm tội tăng 47 người; Buôn bán, vận chuyển ma túy bị phát hiện 5 vụ với 7 đối tượng vi phạm, so với tháng 5 năm 2015, số vụ và đối tượng vi phạm bằng cùng kỳ; Sử dụng ma túy bị phát hiện 10 vụ với 17 đối tượng vi phạm; so với tháng 5 năm 2015, tăng 7 vụ và đối tượng vi phạm tăng 13 người.
Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2016, phạm pháp kinh tế xảy ra 9 vụ với 10 đối tượng phạm tội; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 9 vụ, đối tượng phạm tội tăng 10 người; Phạm pháp hình sự 217 vụ với 380 đối tượng phạm tội, so cùng kỳ năm 2015 tăng 3 vụ, đối tượng phạm tội tăng 110 người. Buôn bán, vận chuyển ma túy bị phát hiện 27 vụ với 39 đối tượng vi phạm, so cùng kỳ năm 2015, tăng 1 vụ và đối tượng vi phạm tăng 1 người. Sử dụng ma túy bị phát hiện 31 vụ với 54 đối tượng vi phạm, so cùng kỳ năm 2015 tăng 10 vụ và tăng 24 đối tượng vi phạm.
Tóm lại,Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã của tỉnh 6 tháng đầu năm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sau thời điểm xảy ra tình trạng cá biển chết trong thời qua đã làm đảo lộn đến sản xuất và đời sống của một bộ phận nhân dân, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là đối với nhân dân các xã ven biển. Sau khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh đã phối với các cơ quan Trung ương tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết; đồng thời chỉ đạo các các ngành, các địa phương nắm bắt tình hình, làm công tác tư tưởng, có chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, nghiêm trọng, ngoài khả năng giải quyết của tỉnh, trong khi sự vào cuộc của của cơ quan Trung ương chưa kịp thời và chậm công bố nguyên nhân cá biển chết đã ảnh hưởng đến lớn đến thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt là niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước bị giảm sút.
Sáu tháng đầu năm 2016, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt thấp so với nhiều năm qua, giá trị sản xuất thuỷ sản, lâm nghiệp, lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ… Dự báo trong 6 tháng cuối năm cũng như trong thời gian tới tình hình sẽ còn nhiều khó khăn tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, để hoàn hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 đòi hỏi chính quyền từ tỉnh đến xã, các ngành và cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phải đặt lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp lên hàng đầu, trong đó cần tập trung quan tâm:
- Đề nghị các cơ quan Trung ương sớm công bố nguyên nhân của tình trạng cá biển chết trong thời gian vừa qua. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Công khai, minh bạch thông tin về tình trạng môi trường nói chung và nước biển nói riêng để nhân dân có thể giám sát. Các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm soát môi trường, kiểm tra định kỳ tất cả doanh nghiệp quy mô lớn có hệ thống thải khí, xả thải ra tự nhiên. Đây là giải pháp lâu dài và căn cơ nhất.
- Tiếp tục nắm bắt tình hình, hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ cho các hộ ngư dân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gặp khó khăn. Hỗ trợ lương thực, không để tình trạng ngư dân thiếu đói.
- Theo dõi sát tình hình hạn hán, triển khai kịp thời các phương án bảo đảm cho sản xuất vụ Hè Thu. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là về tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch, phương án đã được duyệt, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước;
- Bám sát địa bàn, chủ động nắm bắt, kiểm soát tình hình, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng bất ngờ, bị động. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhân lực cho ngành du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Tiếp tục đầu tư xúc tiến, quảng bá tiềm năng của du lịch Quảng Bình đến với du khách trong nước và quốc tế;
- Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh sinh thực phẩm. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để nhân dân được biết. Kiểm tra tình trạng sửdụng chất cấm trong chăn nuôi, kiểm soát chặt thị trường thuốc bảo vệ thực vật.
- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ hộ cận nghèo, xây dựng nông thôn mới. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách người có công, các đối tượng chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - xã hội. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo;
- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi chung tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc dạy thêm, học thêm./.
Website UBND tỉnh Quảng Bình