Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 03/07/2018-10:27:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 tỉnh Ninh Thuận

I.TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh

Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 10,11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 12,67%, đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,36%, đóng góp 3,42 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 6,85%,đóng góp 0,35 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó: ngành nông nghiệp tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,84 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp giảm 7%; ngành thủy sản đã cho thấy dấu hiệu khả quan với mức tăng 22,26%, đóng góp 3,36 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng; ngành công nghiệp tăng 13,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng đã khởi sắc tăng 60,3%(6 tháng năm 2016 và 6 tháng 2017 ngành này giảm sâu 33-34%), đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng 12,33%, đóng góp 1,23 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 5,39%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ tăng 8,36% so cùng kỳ, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 9,94%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,52%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 8,99%, đóng góp 0,73 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,53%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; hoạt động giáo dục và đào tạo, tăng 5,89%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm…

Về cơ cấu VA(giá trị tăng thêm các ngành) 6 tháng đầu năm 2018, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ trọng 38,46% ( 2017: 37,73%); khu vực II (công nghiệp và xây dựng ) chiếm 21,08%( 2017:21,18%);khu vực III(dịch vụ )chiếm 40,46%( 2017: 41,09%);

Về cơ cấu toàn bộ nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2018, khu vực Ichiếm tỷ trọng 36,53%; khu vực II chiếm 20,02%; khu vực III chiếm 38,42%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,03% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 35,83%; 19,95%; 39,03%; 5,19%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 5.030,7 tỷ đồng, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 2.308,5 tỷ đồng, tăng 4,69%; lâm nghiệp đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 7%; thủy sản đạt 2.713,9 tỷ đồng, tăng 22,26%.

2.1.Nông nghiệp:

a. Trồng trọt:

Kết thúc gieo trồng vụ đông xuân tổng diện tích cây hàng năm 2018 toàn tỉnh thực hiện 26.193 ha,tăng 3,5% so đông xuân 2017 và vượt 0,7% kế hoạch. Trong đó: Diện tích lúa đạt 16.976 ha,tăng 1,4% so đông xuân trước vàvượt 1,3% so kế hoạch; Nhóm cây ngô và cây lương thực có hạt khác đạt 2.902 ha, tăng 17,4% so cùng kỳ và giảm 6,4% so kế hoạch, trong đó: diện tích ngô 2.867 ha,tăng 16,2% so cùng kỳ và giảm 7,5% so kế hoạch; nhóm cây lấy củ có chất bột đạt 581 ha, tăng 1,2 lần so cùng kỳ và tăng 2,2 lần so kế hoạch, trong nhóm này chủ yếu tăng mạnh là cây sắn, diện tích trồng mới đạt 496 ha, tăng 1,6 lần so cùng kỳ; mía trồng mới trong vụ 21 ha, giảm 93% so đông xuân trước, cây mía trồng mới giảm khá nhiều do chuyển đổi sang cây sắn tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái; cây thuốc lá đạt 50 ha, giảm 30,6% so cùng kỳvà giảm 50% so kế hoạch, hiện nay cây thuốc lá không ưa chuộng do giá thấp và không ổn định đầu ra, một phần ảnh hưởng của cây thuốc lá đến môi trường đất khó trồng loại cây khác ở vụ sau nên nhiều hộ chuyển sang trồng cây hàng năm khác; cây có hạt chứa dầu đạt 284,5 ha,giảm 4,8% so cùng kỳ và tăng 7,4% so kế hoạch; nhóm cây rau đậu, hoa, cây cảnh 3.962 ha, tăng 3,2% so cùng kỳ và tăng 1,6% so kế hoạch; nhóm cây gia vị và dược liệu hàng năm đạt 363,9 ha, tăng 17% so cùng kỳ chủ yếu là diện tích ớt 315,9 ha, tăng 18,3%; nhóm cây hàng năm khác đạt 1.053,7 ha,tăng 3,7% so cùng kỳ và giảm 4,8% so kế hoạch.

Kết quả điều tra năng suất lúa toàn tỉnh đạt 64,5tạ/ha,tăng 1,4tạ/ha so với Đông Xuân 2017, sản lượng lúa đông xuân đạt 109.514 tấn, tăng 3,7% so đông xuân 2017 (tăng 3.876 tấn), vượt 5,4% so kế hoạch. Năng suất lúa tăng do thuận lợi về thời tiết, nông dân biết tận dụng tốt nguồn nước và thực hiện gieo cấy đồng loạt, phòng chống sâu bệnh của các hộ gieo trồng tốt nên diện tích cây nhiễm các loài sinh vật gây hại trong vụ giảm đáng kể, mặt khác việc áp dụng mở rộng mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa (diện tích chiếm 5,2% diện tích lúa đông xuân 2018) đã góp phần làm tăng năng suất lúa bình quân chung. Năng suất ngô đạt 60,2tạ/ha, tăng 4,1tạ/ha so cùng kỳ, sản lượng đạt 17,2 nghìn tấn, tăng 24,8% do diện tích trồng ngô tăng, bên cạnh giống ngô lai cho năng suất cao được trồng nhiều ở vùng có thổ nhưỡng thích hợp; tập trung thu hoạch nhanh trước đợt khô hạn trong tháng 5, đã giảm thiểu thiệt hại về sản lượng.Vụ sắn niên vụ 2017-2018 đã thu hoạch xong, năng suất đạt 207,3tạ/ha, tăng 4,7tạ/ha so cùng kỳ, sản lượng 60 nghìn tấn, giảm 11,5% so cùng kỳ, do năm trước diện tích sắn trồng giảm (giảm 453 ha) vì một số chuyển đổi sang cây ngắn ngày cho thu hoạch nhanh như ngô, đậu, lạc.... Cây mía niên vụ 2017-2018 vào thu hoạch từ tháng 12/2017 đến nay đã xong, diện tích mía thu hoạch 3.534 ha tăng 170 ha so năm trước, năng suất 569,6tạ/ ha tăng 45,7tạ/ ha, sản lượng đạt 201,3 nghìn tấn tăng 14,2% so niên vụ trước (tăng 25.056 tấn).

Sản xuất vụ Hè Thu 2018, thời tiết nắng nóng, lượng nước bốc hơi nhiều, nhiều hồ chứa mực nước xuống thấp, lượng nước các hồ tưới chỉ còn 50-60% dung tích thiết kế. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ hè thu 2018 ước đạt 32.031 ha, giảm 7,8% so cùng kỳ và vượt 7,4% so kế hoạch. Trong đó: lúa ước đạt 14.386 ha, giảm 15,4% so cùng kỳ và vượt 14,7% so kế hoạch; do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước phù hợp điều kiện khô hạn. Ngô và cây lương thực khác ước thực hiện 3.952 ha, giảm 21,2% so cùng kỳ và đạt 93,4% kế hoạch. Tương ứng cây lấy củ có chất bột 3.324 ha, tăng 20,8% cùng kỳ; nhóm rau đậu đạt 4.978 ha, tăng 1,3%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 309 ha, tăng 10,4% so cùng kỳ; cây hàng năm khác đạt 1.075 ha, tăng 1,1%. Diện tích mía trong vụ hè thu đạt 3.497 ha, tăng 8,2% so cùng kỳ, lũy kế diện tích mía hiện có trên địa bàn tỉnh đến nay đạt 3.518 ha, bằng 99,5% so cuối năm 2017. Cây có hạt chứa dầu đạt 510,7 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ.

Ước tính tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có đạt 11.641 ha, tăng 0,2% so cùng kỳ, trong đó cây nho hiện có đạt 1.244,4 ha, giảm 3,8% so cùng kỳ, diện tích trồng mới trong kỳ 20 ha, giảm 48,7% so cùng kỳ, do diện tích nho già cỗi, phá gốc tạm thời được chuyển sang trồng cây ngắn ngày khác chờ có thời tiết thuận lợi sẽ trồng nho trở lại;cây xoài hiện có 422 ha, tăng 8,8% so cùng kỳ, trồng mới 10 ha chủ yếu ở huyện Bác Ái.; cây táo hiện có 1.009 ha, tăng 6,1% so cùng kỳ,diện tích táo trồng mới vài năm gần đây đến nay đã cho sản phẩm đưa diện tích cho sản phẩm hiện có 897 ha bằng 99,3% so cùng kỳ; cây điều chiếm cao nhất (chiếm 36,6% diện tích cây lâu năm toàn tỉnh), hiện có 4.258 ha, tăng 8,4% so cùng kỳ. Điều được trồng nhiều ở các vùng núi bởi đặc tính dễ thích nghi kể cả vùng khô hạn, sỏi đá... được hộ dân và các Ban quản lý rừng trồng theo dự án với hình thức trồng thả, ít được chăm sóc.

b. Chăn nuôi:

Đàn trâu, bò: Tổng đàn ổn định, không tăng nhiều. Đàn trâu hiện có 3.864 con, tăng 0,3% so 6 tháng đầu năm 2017; Đàn bò 112.713 con, tăng 1% so cùng kỳ, nguồn thức ănđang khan hiếm, đồng cỏ tự nhiên không đủ đáp ứng, xu hướng chung các hộ hiện nay là không tăng số lượng đàn nhiều, loại thải con kém, giữ đàn con khỏe mạnh để tăng chất lượng đàn.

Đàn heo: Tổng đàn xu hướng phát triển do giá và dịch bệnh kiểm soát tốt,hiện có 92.909 con tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó: heo nái 14.532 con, chiếm 15,6% tổng đàn và giảm 4,5% so cùng kỳ; heo thịt 78.319 con, tăng 8,4%. Xu hướng nuôi heo ở loại hình kinh tế tư nhân (chủ yếu nuôi gia công cho công ty CP chăn nuôi VN) đang chửng lại do giá cả và thị trường tiêu thụ biến động làm ảnh hưởng nhiều, loại hình trang trại tăng cao nhất có 39.225 con, tăng 11,3% (chủ yếu là nuôi gia công); hộ nông thôn 37.177 con, tăng 8,2%; gia trại 9.593 con, tăng 5,9%, hộ thành thị xu hướng giảm hiện nuôi 6.924 con, giảm 22%.

Đàn dê, cừu: Hiện có 302.120 con, tăng 7,7% so cùng kỳ, trong đó: đàn dê đạt 138.106 con, tăng 12%; đàn cừu đạt 164.014 con, tăng 4,2%; Xu hướng nuôi dê quy mô nhỏ ở đồng bằng và nuôi cừu ở quy mô lớn ở vùng núi đang được người nuôi mở rộng và phát triển mạnh.

Đàn gà hiện có 973,1 nghìn con, tăng 7,3% so cùng kỳ 2017, trong đó: gà công nghiệp 225,2 nghìn con, chiếm 23,1% tổng đàn, tăng 21,4% so cùng kỳ, hầu hết là số lượng nuôi của trang trại và một ít của gia trại.

Đàn vịt thiện có 588 nghìn con, giảm 8,8% so cùng kỳ, vịt mái đẻ chiếm 32,8% tổng đàn. Gia trại vịt chiếm tỷ trọng cao về số đầu con và hộ nuôi chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng ngan, ngỗng trong tỉnh nuôi tại gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, rơi vãi, chưa phải sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn ngan hiện có 20,5 nghìn con, giảm 28,7% so cùng kỳ; riêng đàn ngỗng nuôi tiêu khiển trong gia đình là chính, hiệu quả kinh tế không cao nên số lượng ít, hiện có 3,3 nghìn con, giảm 7,9% so cùng kỳ.

Đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không có các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra như cúm gia cầm, lở mồm long móng... ,tuy nhiên tính đến ngày 8/6/2018 toàn tỉnh có 171 con gia súc mắc bệnh Tụ huyết trùng (trâu bò 41 con, heo 123 con, dê cừu 7 con), gia cầm 220 con và chết 174 con; bệnh Ecoli: heo 32 con và chết 4 con; bệnh Gumboro gà 225 con và chết 95 con; Viêm ruột hoại tử cừu 11 con và chết 6 con; Niu-cat-xơn gà 100 con và chết 20 con…

2.2. Lâm nghiệp

Tình hình lâm nghiệp của tỉnh 6 tháng đầu năm 2018 chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Hiện nay kế hoạch trồng rừng theo các chương trình, dự án (Bảo vệ và phát triển rừng, Ứng phó biến đổi khí hậu, Qũy BVPTR) đang chuẩn bị các khâu thiết kế, làm đất và ươm cây giống cho kế hoạch trồng rừng năm 2018. Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 853,9 ha, bằng 74,1% so cùng kỳ (năm 2 có 276,1 ha, năm 3 có 577,8 ha).

Quản lý chặt việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI. Trong 6 tháng, khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước thực hiện 400 m3, bằng 95,5% so cùng kỳ.

Trong 6 tháng trên địa bàn tỉnh đãtổ chức 1.322 đợt truy quét với 8.348 lượt người tham gia, phát hiện bắt giữ 255 vụ, giảm 140 vụ so cùng kỳ; trong đó: phá rừng trái phép 27 vụ, giảm 13 vụ, khai thác gỗ và lâm sản 11 vụ, giảm 17 vụ, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép 94 vụ, giảm 59 vụ.

2.3. Thủy sản

Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 6 năm 2018 ước đạt 9,91 nghìn tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ, trong đó sản lượng thủy sản khai thác đạt 8,99 nghìn tấn, tăng 10,7% và sản lượng nuôi trong đạt 0,92 nghìn tấn, tăng 67,2%. Nâng tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018ước đạt 53,99 nghìn tấn, tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó: sản lượng thủy sản khai thác đạt 50,22 nghìn tấn, tăng12,5%, do sản lượng khai thác biểnđầu năm tăng mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,77nghìn tấn, tăng 12,7% so cùng kỳ;Nguyên nhân tăng do phát triển theo hướng tăng năng lực hoạt động và mua sắm mới tàu thuyền, ngư lưới cụ, máy định vị, máy dò cá…Tính đến nay tổng số tàu thuyền khai thác toàn tỉnh (theo rà soátở các xã phường và kết quả điều tra) hiện có 2.322 chiếc /328.201 CV và 71 chiếc tàu dịch vụ hậu cần/22.635 CV. Từ đầu năm đến nay thời tiết thuận lợi, lượng cá nổi xuất hiện nhiều, nhất là các đàn cá cơm, cá nục phù hợp với nghề khai thác pha xúc, lưới vây của tỉnh. Lượng cá xuất hiện nhiều từ tháng 2, đỉnh điểm là tháng 3 đến tháng 4, sau đó giảm dần trong quý II. Sản lượng nuôi trồng đạt 3,77 nghìn tấn, tăng 12,7% so cùng kỳ, trong đó chủ yếu sản lượng tôm đạt 2,32 nghìn tấn, tăng 20,4%, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và thời tiết 6 tháng đầu năm thuận lợi hơn, tình hình dịch bệnh ở tôm tuy có xảy ra nhưng không đáng kể.

Sản xuất giống thủy sản ước đạt 16,2 tỷ con,tăng 47,2% so cùng kỳnăm 2017; trong đó tôm sú giống đạt 3,7 tỷ con, tăng 30,7%, tôm thẻ giống đạt 12,4 tỷ con, tăng 53,3%,...Trong 6 tháng đầu năm nay, ở miền Tây Nam bộ thời tiết thuận lợi cho thả tôm nuôi tôm nên nhu cầu giống tăng cao so cùng kỳ;Hiện nay nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống thủy sản có xu hướng liên kết lại với nhau, mỗi nhóm dao động từ 2 - 4 cơ sở cùng nhau hợp tác nhập tôm bố mẹ chủ động sản xuất, tránh tình trạng khan hiếm nguồn Nauplius vào vụ nuôi chính, đồng thời cùng nhau hỗ trợ đầu ra. Hiện mô hình hợp tác trên đang rất hiệu quả và có xu hướng nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 11,9% so cùng kỳ 2017, cao hơn so với chỉ số của 6 tháng cùng kỳ năm trước (tăng 7,72%). Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất như: muối biển, tôm đông lạnh, nước yến, thạch nha đam, may mặc, ...có chỉ số sản phẩm tăng nhiều so với cùng kỳ, tác động chỉ số sản xuất chung toàn ngành tăng trưởng đạt khá so với cùng kỳ.

Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3274tỷ đồng, tăng 13,02% so với cùng kỳ 2017.

3.1. Đánh giá chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế

+ Công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng 15,9% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng 6 tháng đầu năm ước tăng 60,2% so cùng kỳ; trong đó, chủ yếu do ngành khai thác muối biển tăng cao (hơn 5,1 lần) so 6 tháng cùng kỳ năm trước và ngược lại hoạt động khai thác đá xây dựng có sự giảm sút nhiều, chỉ bằng 68,3% cùng kỳ.

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 57,6% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước 6 tháng đầu năm tăng 10,43% so cùng kỳ. Trong đó: Sản xuất chế biến thực phẩm ước tăng 7,76%, bao gồm các ngành: chế biến thủy sản (tôm đông lạnh) tăng 33,2%; chế biến nhân điều giảm 17,8%; sản xuất tinh bột mì giảm 34,5%; sản xuất đường (rs) tăng 20,5%; chế biến thực phẩm khác (muối chế biến) đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản xuất đồ uống ước tăng 8,12% so cùng kỳ, trong đó sản xuất bia đóng lon ước tăng 3,62%. Sản xuất vật liệu xây dựng ước bằng 99,7% so cùng kỳ, trong đó: sản xuất xi măng giảm 4,3%; sản xuất gạch đất nung giảm 4,7%; sản xuất đá granite ước tăng 11,8%. Ngành dệt (SX khăn bông, sợi) ước tăng 19,4%. Ngành sản xuất trang phục ước tăng 51,4% so cùng kỳ.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện… chiếm tỷ trọng 18,9% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất dự tính 6 tháng đầu năm giảm 4,8%. Trong đó, sản xuất điện giảm 8,44%; phân phối điện tăng 11,45% so cùng kỳ; sản xuất điện gió đạt 14 triệu kwh (chiếm 4,6% sản lượng điện sản xuất trên địa bàn).

+ Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải ...chiếm tỷ trọng 7,6% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước tăng 7,9% so cùng kỳ; trong đó hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8% cùng kỳ; xử lý thu gom rác thải tăng 5,3% so cùng kỳ.

3.2. Đánh giá sản xuất sản phẩm chủ yếu so với cùng kỳ

Bia các loại trong 6 tháng đầu năm ước đạt 33,6 triệu lít, tăng 3,6% so cùng kỳ; đây là sản phẩm có giá trị gia tăng đóng góp nhiều trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và toàn ngành công nghiệp (chiếm 14% tỷ trọng giá trị tăng thêm toàn ngành), sản lượng sản xuất chưa phát huy hết công suất thiết kế.Tôm đông lạnh là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị toàn ngành, có tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung, do sản lượng tiêu thụ đạt khá và nguyên liệu đáp ứng đủ sản xuất ước đạt 3.173,4 tấn, tăng 33,2% so cùng kỳ. Khai thác muối các loại những tháng đầu năm 2018 tình hình thời tiết thuận lợi, đồng thời giá muối được nâng cao (bình quân 900~1.000 đ/kg gấp 2 lần cùng kỳ), vì vậy sản lư¬ợng muối khai thác ¬ước đạt 256 ngàn tấn, tăng hơn 5 lần so cùng kỳ ( Quý I tăng 5,62 lần, Quý II tăng 4,88 lần so cùng kỳ). Xi măng các loại ước đạt 80,4 ngàn tấn, giảm 4,3% so cùng kỳ. Mặc dù đã vào cao điểm thi công xây dựng nhiều công trình nhưng sản phẩm xi măng vẫn có mức tiêu thụ chậm. Hạt điều khô vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm vốn phục vụ dự trữ nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, ước đạt 1.368 tấn, giảm 17,8% so cùng kỳ. Sản xuất đ¬ường ước đạt 21,4 ngàn tấn, tăng 20,5% so cùng kỳ, sản lượng mía nguyên liệu đủ đáp ứng theo nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất tinh bột mỳước đạt 7.061tấn, giảm 36,3% so cùng kỳ, do nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất là nguyên nhân giảm sản xuất so cùng kỳ năm trước. Sản xuất gạch nung các loại ước đạt 48,2 triệu viên, giảm 4,67% so cùng kỳ, xu hướng sử dụng gạch không nung thay thế là yếu tố làm giảm sản xuất sản phẩm.Sản phẩm may mặc ước đạt 2.187 ngàn sản phẩm, tăng 66% so cùng kỳ, trong đó hàng gia công xuất khẩu chiếm hơn 80%.

4. Hoạt động dịch vụ

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018đạt 9.758,4 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 519,0 tỷ đồng, tăng 7,44%; kinh tế Tập thể đạt 10,7 tỷ đồng, tăng 9,53%; kinh tế tư nhân đạt 3.495,7 tỷ đồng, tăng 13,82%; kinh tế cá thể đạt 5.636,4 tỷ đồng, tăng 14,07%; kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài đạt 96,6 tỷ đồng, tăng 7,01%.

4.1. Bán lẻ hàng hóa

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2018 đạt 1.248,3 tỷ đồng, tăng 14,5% so tháng cùng kỳ, nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2018 đạt 7.456,1 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước: Kinh tế Nhà nước đạt 392,1 tỷ đồng, tăng 7,2% so cùng kỳ; Kinh tế ngoài Nhà nước đạt 7.064 tỷ đồng, tăng 13,8% so cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại tiếp tục tổ chức bán hàng khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng, hoạt động xây dựng trong dân cư vẫn tăng khá qua đó góp phần làm tăng doanh thu hoạt động thương nghiệp. Nhằm phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa Tết, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức 48 chuyến bán hàng lưu động/36 xã/6 huyện đưa hàng hóa về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và mở 09 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh. Tại các chợ, cửa hàng, siêu thị... hàng hóa được bày bán đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp tết. Nhìn chung, giá cả hàng hoá đến thời điểm này tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng sốt giá, khan hiếm.Nguồn cung hàng hóa dồi dào, do đó tình hình giá cả tương đối ổn định, hàng hoá được lưu thông thông suốt, mặc dù một số mặt hàng rau củ, trái cây, bia, thủy hải sản… tăng trong dịp Tết Nguyên đán, song mức tăng tương đương với cùng Tết năm trước, không có sự tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.

4.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành

Doanh thu lưu trú, ănuống và dịch vụ lữ hành tháng 6 năm 2018 ước đạt 247,6 tỷ đồng, tăng 15,3% so tháng cùng kỳ. Nâng tổng số 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.471,6 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1.393,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,7% và tăng 15% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,3% và tăng 6,7% so cùng kỳ.

Nhìn chung hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển khá, nhu cầu vui chơi, tham quan, giải trí, mua sắm và dịch vụ tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch tăng lên trong những ngày có tết dương lịch, tết Nguyên Đán, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Giỗ tổ Hùng vương (10/3), Giải phóng Miền Nam (30/4), Ngày quốc tế lao động (1/5). Đặc biệt năm nay, các ngày nghĩ lễ 30/4 và 1/5 được kéo dài 4 ngày, cộng với nhu cầu du lịch của người dân tăng cao vào các dịp lễ nhất là các vùng biển tại Ninh Thuận như: Biển Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy, Biển Bình Tiên, …thu hút được một lượng khá lớn khách du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh đến vui chơi, góp phần làm tăng doanh thu hoạt động khách sạn – nhà hàng và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Các lượt khách phục vụ của các cơ sở lưu trú của tỉnh tăng khá góp phần tăng trưởng ở các hoạt động khách sạn, nhà hàng, thương mại; tuy nhiên loại hình hoạt động Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn ( 6 tháng đầu năm 2018 chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ).

4.3.Vận tải hàng hóa và hành khách

Doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 626 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đạt 397,7 tỷ đồng, tăng 10,2% và doanh thu vận tải hành khách đạt 173 tỷ đồng, tăng 13,5%.Vận chuyển hành khách đạt 4,3 triệu hành khách, tăng 12,4%; luân chuyển hành khách đạt 306,4 triệu hk.km, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017. Vận chuyển hàng hóa đạt 3,85 triệu tấn hàng hóa, tăng 9,6%; luân chuyển hàng hóa đạt 267,4 triệu tấn.km, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Tình hình hoạt động vận tải 6 tháng năm 2018 ổn định và đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan của nhân dân cũng như vận chuyển hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động vận tải hành khách nhờ dịp tết Nguyên đán và dịp lễ ngày kỷ niệm… lượng khách lưu thông tăng hơn, chủ yếu ngành vận tải hành khách liên tỉnh do nhu cầu bà con đi làm ăn xa về quê ăn tết và trở lại nơi làm việc sau tết nên giá cước vận chuyển hành khách tăng từ 20 đến 60% đối với tuyến đường TP.HCM về Ninh Thuận, bên cạnh đối với hoạt động vận tải hàng hóa lượng hàng hóa lưu thông ngày càng tăng chủ yếu do nhu cầu vận chuyển của ngành hoạt động xây dựng nhiều, đồng thời giá nhiên liệu trong 6 tháng năm 2018 tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017 góp phần doanh thu vận tải 6 tháng năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Đối với hoạt động vận tải hành khách các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ về kinh doanh vận tải, trật tự bến bãi luôn được duy trì ổn định; việc kê khai giá cước được các Doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm túc, không để tình trạng ứ đọng trong các ngày tết và sau tết. Về công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng được các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng thực hiện duy trì thường xuyên, không để hiện tượng chở quá tải, chở các hàng hóa, chất dễ cháy nổ trên xe.

4.4. Bưu chính viễn thông

Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 628.479 thuê bao (trong đóđiện thoại cố định 21.277 thuê bao; di động trả sau 23.537 thuê bao và di động trả trước 583.665 thuê bao). Tổng số thuê bao internet trên toàn tỉnh là 148.632 thuê bao, tăng 9% so với cùng kỳ. Về bưu chính, chuyển phát toàn tỉnh có 07 doanh nghiệp gồm Bưu điện Ninh Thuận, Chi nhánh bưu chính Viettel Ninh Thuận, Công ty CP 247, Công ty TNHH SGSagawa Express VN, Công ty TNHH Kerry Express, Chi nhánh Công ty CP thương mại và chuyển phát nhanh nội bài tại Ninh Thuận, Công ty CP Giao hàng nhanh chi nhánh Ninh Thuận. Có 62 điểm phục vụ bưu chính (trong đó: 01 bưu cục cấp 1; 05 bưu cục cấp 2; 11 bưu cục cấp 3; 39 bưu điện văn hóa xã; 85thùng thư công cộng). Bán kính phục vụ là 3,77 km/ 1 điểm và bình quân 7.271 người/ 1 điểm phục vụ.Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp, mạng truyền dẫn trên địa bàn tỉnh đã phát triển rộng khắp, cáp quang đến 100% các xã, phường, thị trấn; đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân.

II.ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Đầu tư và xây dựng

Công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư được các ngành chức năng triển khai tích cực, đặc biệt là vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thời gian qua các ngành và địa phương đã và đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Vốn đầu tư phát triển thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 đạt3.817,1 tỷđồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm:Khu vực nhà nước đạt1.294,2 tỷđồng,chiếm 33,9%tổng vốn vàtăng 14,7%;trong đó: vốn nhà nước trung ương quản lý đạt 625,6 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ; vốn địa phương quản lý đạt 668,8 tỷ đồng, tăng 22,9% so cùng kỳ, trong đó: vốn ngân sách nhà nước địa phương đạt 533 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2017. Khu vực ngoài nhà nước đạt2.012,9 tỷđồng,chiếm 52,7%và tăng 9,6 %;Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt512 tỷđồng,chiếm 13,4 % vàtăng 4,7 lầnso với cùng kỳ năm 2017.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2018

tỷ đồng

Cơ cấu (%)

So với cùng kỳ năm trước (%)

TỔNG SỐ

3.819,1

100,0

+25,0

Khu vực Nhà nước

1.294,2

33,9

+14,7

Khu vực ngoài Nhà nước

2.012,9

52,7

+9,6

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp NN

512,0

13,4

+468,9

2. Tài chính, ngân hàng

a. Tài chính

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2018ước đạt 1.186 tỷ đồng, đạt 51,6% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó: Thu NSNN trên địa bàn (thu nội địa) 1.176 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, thu cân đối ngân sách đạt 1.064,5 tỷ đồng, tăng 3,6% và đạt 52,8% dự toán năm 2018; các khoản thu quản lý qua ngân sách đạt 111,5 tỷ đồng, đạt 45,5% dự toán năm; thu thuế xuất nhập khẩu đạt 10 tỷ đồng đạt 25% kế hoạch.

- Có 13/16 khoản thu ước đạt và vượt tiến độ dự toán HĐND tỉnh giao (trên 50%), gồm: Thu từ khu vực DNNN trung ương; thu từ DN có vốn ĐTNN; thu từ khu vực CTN và dịch vụ NQD; thu thuế TNCN; thu tiền sử dụng đất; thu thuế SDĐ phi nông nghiệp; thu tiền cho thuê đất; thu thuế Bảo vệ môi trường; thu lệ phí trước bạ; thu phí, lệ phí; thu cố định tại xã; thu cấp quyền khai thác khoáng sản và thu xổ số kiến thiết.

- Có 03/16 khoản thu chưa đạt tiến độ dự toán, gồm: Thu từ khu vực DNNN địa phương đạt 38,5%; thu khác ngân sách đạt 30% và các khoản thu quản lý qua ngân sách đạt (45,5%).

Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước địa phương 6 tháng đầu năm 2018ước đạt 2.372 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ và đạt 44,9% dự toán năm. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 798,66 tỷ đồng, tăng 22,3% so cùng kỳ; chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư khoản 3 điều 8 luật NSNN đạt 0,55 tỷ đồng, giảm 99,2%; chi thường xuyên đạt 1571,5 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới đạt 915,7 tỷ đồng, tăng 17,7%; Chi nộp ngân sách cấp trên đạt 508 triệu đồng, giảm 82,6% so cùng kỳ. Trong chi ngân sách địa phương, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND tỉnh và triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, kinh phí mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Đồng thời, tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.

b. Ngân hàng

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh thuận, huy động vốn ước đến 30/06/2018 đạt 12.000tỷ đồng, tăng 24,26% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,98% so cuối năm 2017 và đạt 60% kế hoạch 2018. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư đạt 8.600tỷ đồng, chiếm 71,67%, tăng 20,75% so cùng kỳ và tăng 12,71% so với cuối năm 2017; tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 3.050 tỷ đồng, chiếm 25,42%, tăng 39,14% so cùng kỳ và giảm 4,38% so cuối năm 2017; phát hành giấy tờ có giá đạt 350 tỷ đồng, chiếm 2,91%, tăng 2,04% so cùng kỳ và giảm 23,75% so cuối năm 2017.

Tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trongđó: ngắn hạn đạt 15.280 tỷđồng, chiếm 83%; trung và dài hạn đạt 3.120 tỷđồng, chiếm 17%.

Tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16.867 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: ngắn hạn đạt 14.445 tỷ đồng, chiếm 85,6%; trung và dài hạn đạt 2.422 tỷ đồng, chiếm 14,4%.

Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 30/6/2018 đạt 19.300 tỷ đồng, tăng 17,47% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 8,63% so với cuối năm 2017 và đạt 43,1% kế hoạch.Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 9.300tỷ đồng, chiếm 48,19%, tăng 14,81% so cùng kỳ năm 2017 và tăng 9,86% so cuối năm 2017; dư nợ trung, dài hạn đạt 10.000tỷ đồng, chiếm 51,81%, tăng 20,05 % so cùng kỳ và tăng 7,5% so với cuối năm 2017.

Dư nợ xấu trên địa bànước đến cuối tháng 6/2018là 220 tỷ đồng, chiếm 1,14% so với tổng dư nợ, tăng 0,04% so với tỷ lệ 1,10% của cùng kỳ năm 2017 (tăng 39,7 tỷ đồng), tăng 0,06% so với tỷ lệ 1,08% tại thời điểm cuối năm 2017 (tăng 27,9 tỷ đồng).

Hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2018 ổn định, an toàn và tăng trưởng. Các chủ trương, chính sách chỉđạo, điều hành của Chính phủ, của Ngành và của tỉnh liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng được quán triệt đầy đủ, triển khai kịp thời và chỉđạo tổ chức thực hiện quyết liệt. Huy động vốn đạt mức tăng trưởng khá so với cuối năm 2017 (+8,98%), vốn tín dụng được tập trung đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Tín dụng chính sách được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động và giảm dần lãi suất cho vay, chấp hành nghiêm các quy định về tỷ giá và hoạt động ngoại hối, tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo hoạt động thanh toán được an toàn và thông suốt.

Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng Ninh Thuận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm so với kế hoạch đề ra, việc huy động nguồn vốn dài hạn gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tuy trong tầm kiểm soát nhưng tiềm ẩn rủi ro phát sinh cao và nợ nhóm 4, nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 75%).

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 37,54 triệu USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm trước và bằng 44,16% so với kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: hạt điều nhân ước đạt 16,76 triệu USD, giảm 21,7%; thủy sản ước đạt 18,92 triệu USD, tăng 73,76%; sản phẩm mây tre ước đạt 0,08 triệu USD, giảm gần 43% so cùng kỳ; hàng dệt may ước đạt 1,75 triệu USD, tăng 116,05% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Úc và một số nước EU. Nhìn chung mặc hàng thủy sản (tôm đông lạnh) tiếp tục khẳng định vai trò là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 70% so cùng kỳ 2017, nguyên nhân là do xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung có nhiều điểm thuận lợi: thứnhất; tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam tại thị trường EU) bị cảnh báo nhiễm kháng sinh vàđối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu; thứ hai, tôm Việt Nam có lợi thếđược hưởng mức thuếưu đãi thuế quan (GSP) từ EU (trong khi Thái Lan và Trung Quốc thì không); thứ ba, thị trường truyền thống Nhật Bản luôn có nhu cầu nhập khẩu cao đối với tôm Việt Nam.Đối với hoạt động xuất khẩu nhân điều giảm gần 22% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do doanh nghiệp xuất khẩu nhân điều chủ yếu là Công ty TNHH Phú Thủy giảm hoạt động xuất khẩu vì các nhà nhập khẩu ngày càng tăng yêu cầu về chất lượng trong khi giá xuất khẩu không tăng tương ứng, chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thu được không cao; Mặt hàng khăn bông đang phát huy nội lực tương ứng, tiếp tục khẳng định thương hiệu với thị trường Nhật qua các đơn hàng ngày càng tăng.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu ước 6 tháng đầu năm 2018 đạt 22,31 triệu USD, tăng hơn 600% so cùng kỳ năm 2017 và bằng 79,7% so với kế hoạch đề ra. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện thiết bị dựán điện gió; máy móc, thiết bị, linh kiện phục vụ hệ thống thủy điện với kim ngạch ước đạt 14,5 triệu USD, tăng 16 ngàn lần so với cùng kỳ 2017. Các mặt hàng khác như nhân điều, hàng thủy sản, rượu, dụng cụ học sinh,…đều tăng cao so cùng kỳ.

4. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 06 năm 2018 tăng 0,69% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,73%, khu vực nông thôn tăng 0,66%); trong đó, chỉ số nhóm hàng hóa tăng 0,73%% (nhóm hàng lương thực-thực phẩm tăng 0,95%, nhóm hàng phi lương thực-thực phẩm tăng 0,55%), chỉ số nhóm dịch vụ tăng 0,63% so với tháng trước; so với bình quân cùng kỳ năm trước, CPI tăng 3,62%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 05 có nhóm chỉ số giá tăng với mức tăng như sau: hàng ăn và dịch vụăn uống tăng 1,26%; nhàở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,82%; giao thông tăng 0,98%; văn hóa, giả trí và du lịch tăng 0,60%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 04 nhóm có chỉ số giảm làđồ uống thuốc lá giảm 0,04%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,09%; thiết bị vàđồ dùng gia đình giảm 0,01%; bưu chính viễn thông giảm 0,09%. Chỉ số giá giáo dục; thuốc và dịch vụ y tế tương đối ổn định.

CPI tháng 6/2018 tăng 0,69%. Nguyên nhân chỉ số giá tháng này tăng do giá một số mặt hàng thực phẩm tăng, như giá rau củ tăng 5,53%, giá thịt lợn tăng 2,62%, giá trứng tăng 4,27% do nhu cầu tiêu dùng tăng, nguồn cung ít; giá gas tăng 18.000 đồng/12 kg từ ngày 1/06/2018; giáđiện tăng 0,98%, nước tăng 0,83% do thời tiết nắng nóng, lượng tiêu thụ tăng; giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 22/6/2018, nhưng tính bình quân trong tháng thì chỉ số nhóm xăng dầu vẫn tăng 2,36% so với tháng trước, góp phần làm CPI của tháng này tăng.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụăn uống: Chỉ số nhóm này tăng 1,26%; trong đó nhóm lương thực giảm 0,03% do giá khoai lang tươi giảm; giá thực phẩm tăng 1,45% chủ yếu một số mặt hàng rau tươi, khô và chế biến tăng 5,53% do thời tiết nắng nóng, rau củ khó bảo quản, một số loại đã hết vụ, sản lượng giảm nên giá nhiều mặt hàng tăng cao; giá thịt gia súc tăng 2,30% chủ yếu giá thịt lợn và nội tạng tăng; thịt chế biến tăng 1,37%; giá trứng các loại tăng 4,27%; thủy sản tươi sống tăng 2,02% do lượng cung ít. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng giảm giá nên cũng chưa làm cho chỉ số nhóm thực phẩm tăng cao so với tháng trước.

- Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: tăng 0,83% so với tháng trước. Nhóm này tăng chủ yếu giá gas tăng 18.000 đồng/bình 12kg từ ngày 01/06/2018 (chỉ số nhóm gas tăng 5,35%) do giá gas thế giới tháng 6/2018 là 560 USD/tấn, tăng 57,5 USD/tấn so với tháng 05/2018; Nhu cầu sử dụng điện, nước trong mùa nắng nóng tăng cao, làm chỉ số giáđiện sinh hoạt tăng 0,98%, giá nước sinh hoạt tăng 0,83%; giá thép xây dựng tăng 200 đồng/kg do giá nguyên liệu đầu vào tăng, góp phần làm chỉ số nhóm nhàở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng so với tháng trước.

- Nhóm giao thông: Nhóm này tăng 0,98% so với tháng trước, vào ngày 22/6/2018 giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, cụ thể: xăng A95 giảm 350đ/lít, xăng Ron E5 giảm 330đ/lít, dầu diezen giảm 240đ/lít, cụ thể: giá xăng E5 ở mức 20.242 đồng/lít; dầu diezen ở mức 17.976 đồng/lít; tính bình quân trong tháng thì chỉ số giá nhóm xăng dầu tăng 2,36% so với tháng trước; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,77% do giá vé tàu hòa tăng 0,41%, giá vé máy bay tăng 2,29%; các mặt hàng khác trong nhóm tương đối ổn định.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch: tăng 0,60%, nhóm này tăng do giá tour du lịch trọn gói tăng 1,22% vì mùa hè là thời điểm tuyện vời để du lịch nên các thành viên trong gia đình thường đi du lịch cùng nhau do đó các công ty du lịch tăng giá trong dịp này. Tuy nhiên, mặt hàng hoa tươi giảm 7,42%, cũng chưa làm nhóm này tăng nhiều so tháng trước.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI

1. Đời sống, lao động, việc làm-chính sách xã hội

Tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà nhân dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 cho các đối tượng chính sách Người có công với cách mạng; người nghèo; bảo trợ xã hội và trẻ em trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ định mức, đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót, khiếu nại, qua đó tạo niềm tin, phấn khởi cho nhân dân và dư luận đánh giá cao; công tác cấp phát gạo được thực hiện kịp thời, công khai, đúng đối tượng. Công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm, đề xuất việc đầu tư và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả từ nguồn lực đầu tư của các chính sách, chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo; các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo được triển khai kịp thời như: Vốn vay sản xuất, cấp 185.710 thẻbảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo,người dân tộc thiểu số sống vùng khó khăn và người sống vùng KT-XH đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 32,5 tỷ đồng

Công tác giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo hướng việc làm có địa chỉ, việc làm ổn định. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2018, theo số liệu báo cáo của Sở Lao động thương binh và xã hội đã giải quyết việc làm mới 9.310/15.500 lao động đạt 60,06% kế hoạch năm, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Giải quyết việc làm trong tỉnh 2.052 lao động, ngoài tỉnh 7.131 lao động, xuất khẩu lao động: 127 lao động, đạt 105,8% kế hoạch (Tập trung các thị trường: Malaysia: 01, Nhật Bản: 39, Hàn Quốc: 02, Arậpxêút: 73, Đài Loan: 04, Nga: 02). Trong giải quyết việc làm cho người lao động, phối hợp thực hiện tốt chính sách vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã giải ngân cho vay trên 20,281 tỷ đồng, tạo việc làm cho 776 lao động trong tỉnh.

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từng bước được quan tâm chỉđạo tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của mọi tầng lớp; Tổ chức chi trả kịp thời đầy đủ chế độ trợ cấp hàng tháng cho 951 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP với kinh phí trên 520 triệu đồng; cấp 81.784 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi (Thuận Nam: 8.383 thẻ, Ninh Phước: 18.720 thẻ; Ninh Hải: 13.175 thẻ; Thuận Bắc: 6.349 thẻ; Bác Ái: 4.529 thẻ; Ninh Sơn: 10.632 thẻ và Phan Rang-Tháp Chàm: 19.996 thẻ); Trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh xảy ra 32 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích làm tử vong 07 em, trong đó tử vong do đuối nước 06 em (huyện Ninh Sơn: 03 em, Thuận Nam: 01 em, Ninh Phước: 01 em, Thuận Bắc: 01 em); 01 trẻ tử vong do tai nạn giao thông.

2. Giáo dục

Thực hiện công tác tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 năm học 2018-2019 theo kế hoạch và phương thức tuyển sinh được phê duyệt, tổng kết năm học 2017-2018. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt tổ chức kỳ thiTrung học phổ thông quốc gia năm 2018.

Tổ chức kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ năm 2017 đối với các huyện, thành phố; kết quả 7/7 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ năm 2017.

Trong năm học 2017-2018 có 623 học sinh THCS, THPT tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kết quả đạt 3 giải nhất, 52 giải nhì và 167 giải ba; có 48 học sinh tham dự thi học sinh giỏi quốc gia, đạt 02 giải ba và 02 giải khiến khích

Trong 6 tháng đầu năm 2018 có 03 trường phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn là 100 trường; trong đó: trường phổ thông là 89/236 trường (Tiểu học 60 trường,THCS 26 trường, THPT 03 trường) đạt tỷ lệ 37,7%, tăng 3,0 % so với cùng kỳ năm trước; trường mầm non 11/92 trường đạt tỷ lệ 12%, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.Số trường Tiểu học triển khai học 2 buổi/ngày gồm 147/154 trường, tăng 03 trường so với cùng kỳ năm trước; số học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày trì số học sinh như học kỳ I năm học 2017-2018 gồm có có 35.392 hs/55.611 hs, đạt tỷ lệ 63,46%, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm trước.

3. Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong 6 tháng đầu năm phát hiện 106 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, giảm 58,1% so với cùng kỳ (253 trường hợp); phát hiện 97 trường hợp mắc tay chân miêng̣ mắc, giảm 57,5% so với cùng kỳ (228 trường hợp); Tiêu chảy 658 trường hợp, giảm 10,1%; một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng vào giai đoạn cao điểm tháng 4,5,6 như bệnh Lỵ 51 trường hợp, tăng 27,5%, Quai bị 110 trường hợp, tăng 35,8%; Thủy đậu 57 trường hợp, tăng 35,7%, chưa có trường hợp tử vong do các bệnh trên.

Phòng chống Sốt rét: Số bệnh nhân sốt rét 21 trường hợp, giảm 63,2%; số lam xét nghiệm 13.796, giảm 23,2%; ký sinh trùng sốt rét (+) 19 trường hợp, giảm 62,7% so với cùng kỳ.

Phòng chống Lao: Thu dung điều trị 338 trường hợp lao các thể, giảm 9,4%, trong đó có 201 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới, tăng 1,0%; tổng số bệnh nhân quản lý điều trị là 707 trường hợp, giảm 7,2%; số bệnh nhân AFB(+) mới trị lành 180 trường hợp, đạt 50,7% kế hoạch.

Phòng chống Phong: Tổng số khám để phát hiện bệnh Phong là 12.760 người, giảm 28,3%, phát hiện 02 bệnh nhân mắc mới, bằng với cùng kỳ; tổng số bệnh nhân phong đang quản lý là 197 trường hợp, giảm 6,6%; số bệnh nhân đa hóa trị liệu 05 bệnh, bằng với cùng kỳ; số lượt bệnh nhân được chăm sóc tàn tật 72, giảm 33,9% so với cùng kỳ.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng: Phát hiện mới 08 bệnh nhân Tâm thần phân liệt (TTPL), giảm 06 trường hợp; số bệnh nhân TTPL đang quản lý trường hợp, trong đóđiều trị ổn định 683 trường hợp, đạt 99,4%. Số bệnh nhân động kinh mới phát hiện là 43, tăng 10 trường hợp; số bệnh nhân động kinh đang quản lý 912 trường hợp, trong đó điều trị ổn định 908 trường hợp, đạt 99,5%.Tiêm chủng đầy đủ cho 5.498 trẻ dưới 1 tuổi về 8 bệnh truyền nhiễm, đạt 46,6%; tiêm UV2 cho 3.906 phụ nữ có thai, đạt 40,3% kế hoạch; tiêm UV2 cho 3.880 phụ nữ 15-35 tuổi, đạt 34,8% kế hoạch.

Số trẻ được sinh ra sống 5.606 em, so với cùng kỳ năm 2017 số trẻ sinh ra giảm 2,4%. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi: 4,0‰, dưới 5 tuổi: 4,8‰. Số trẻ sơ sinh được cân 5.590, đạt 99,7% tổng số trẻ đẻ ra sống; số trẻ sơ sinh dưới 2500 gram là 312, chiếm 5,6% trong tổng số trẻ sơ sinh được cân.

Trong 6 tháng đầu năm 2018phát hiện 18 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 12 trường hợp là người địa phương, tăng 06 trường hợp; 11 trường hợp chuyển sang AIDS, tăng 03 trường hợp; 01 trường hợp tử vong, giảm 02 trường hợp; 160 trường hợp được điều trị ARV, tăng 08 trường hợp; 47 trường hợp đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tăng 41 trường so với cùng kỳ.Tính từ 1995 đến nay, toàn tỉnh có 478 trường hợp nhiễm HIV (nam 333, nữ 145), chuyển sang AIDS 343 trường hợp, tử vong do HIV/AIDS 191 trường hợp. Số người nhiễm HIV hiện còn sống và đang được quản lý tại địa phương là 287 người (trong đó có 152 trường hợp chuyển sang AIDS). Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng hiện tại là 0,04%.

Công tác an toàn thực phẩm (ATTP) Toàn tỉnh tổ chức 136 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại 4.076 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Thanh tra 4.076 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, có 3.318 cơ sở đạt (79%), 758 cơ sở không đạt (21%). Xử lý Phạt tiền 31 cơ sở với tổng số tiền 41,2 triệu đồng; 01 cơ sở gửi mẫu kiểm nghiệm lần 2 chờ có kết quả sẽ xử lý sau; nhắc nhở 726 cơ sở trong đó 13 cơ sở bị tiêu hủy thực phẩm.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến ngày 30/4/2018, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 83,2%, chưa tính số người lao động làm việc ngoài tỉnh.

4. Hoạt động văn hóa - thể thao

Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó phản ánh đậm nét, chân thực các hoạt động phát triển kinh tế, ổn định chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh; phản ánh công tác chăm lo đời sống đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo và các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh; tập trung tin/bài, chuyên mục, chuyên đề cho việc triển khai học tập, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng (Nghị quyết TW4- khóa XII), việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị 05-CT/TW), nhất là việc triển khai nghiêm túc Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị; tiếp tục triển khai chấp hành kỷ luật, kỷ cương theo Chỉ thị 57-CT/TU của Tỉnh ủy.

Công tác phát thanh và truyền hình; Tập trung nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ thông tin giải trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Số giờ phát sóng phát thanh 6.961 giờ, đạt 52% và truyền hình 51.708 giờ, đạt 56% so với kế hoạch đề ra.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 đào tạo 16 đội thể thao ( có 16 huấn luyện viên và 52 vận động viên) ở các môn: Taekwondo, Điền kinh, Vovinam, Bóng bàn, Karatedo, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua. Tham dự 10 giải thể thao trong nước, khu vực và Cụm thi đua đạt 40 huy chương các loại ở môn Điền kinh và Cờ vua gồm 15 HCV, 17 HCB và 08 HCĐ.

Tính đến nay toàn tỉnh đã phát động xây dựng được 397/402 thôn, khu phố văn hóa đạt 98,8%; phát động xây dựng 20/47 xã văn hóa nông thôn mới đạt 42,5% và phát động xây dựng được 16/18 phường, thị trấn văn minh đô thị đạt 88,8%.

5. Tình hình cháy nổ

Trong tháng 6 năm 2018 xảy ra 01 vụ cháy tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thuận Tiến - Phường Phước Mỹ -Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, nguyên nhân do chập điện, không có thiệt hại về người, tổng thiệt hại về tài sản là 30 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 10vụ cháy (giảm 1 vụ so cùng kỳ), không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 3,1 tỷ đồng.

6. An toàn giao thông

Theo số liệu của Ban an toàn giao thông,trong tháng 6 năm 2018(Số liệu tính từ ngày 16 tháng 5 năm 2018 đến ngày 15 tháng 6 năm 2018), trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ (nghiêm trọng 04 vụ; ít nghiêm trọng 01 vụ); làm chết 04 người; bị thương 15 người; thiệt hại tài sản khoảng 72 triệu đồng. So với tháng trước, số vụ giảm 04 vụ; số người chết giảm 07người; số người bị thương tăng 12người; thiệt hại tài sản tăng 59 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 01 vụ; số người chết giảm 02 người; số người bị thương tăng 14người; thiệt hại tài sản giảm 19 triệu đồng; Tai nạn giao thông đường sắt trong tháng 6 xảy ra.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, tăng 28,6% (tăng 08 vụ) so cùng kỳ, trong đó: tai nạn giao thông đường bộ 35 vụ, tăng 34,6% và tai nạn đường sắt 01 vụ, giảm 50% so cùng kỳ năm 2017; tổng số người chết 36 người, tăng 5,9% ( tăng 02 ngươi) và số người bị thương 32 người, tăng 146,2% (tăng 19 người)

Qua 6 tháng đầu năm 2018 tình hình tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tóm lại:Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh mặc dù trong bối cảnh có nhiều thách thức,nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (tăng 10,11%); Mặc dù có một số ngànhcó sự tăng trưởng chưa theo kịch bản tăng trưởng và đáp ứng kế hoạch đề ra; Tuy nhiên hầu hết các ngành và nhiều lĩnh vựcđều đạt được kết quả tăng trưởng khá.Sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhiều thuận lợi (tăng 12,67% so cùng kỳ), nhất là lĩnh vực Thủy sản có sự tăng trưởng đồng đều ở các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng ( tăng 22,26% so cùng kỳ); hoạt động SX công nghiệpcó chuyển biến tích cực(tăng 13,28% so cùng kỳ);thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá nhanh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo.Hoạt động kinh doanh thương mại, lưu thông hàng hóa được tổ chức thông suốt,nguồn cung hàng hóa dồi dào, cân đối cung cầu trên thị trường được giữ vững, giá cảhợp lý.Các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đạt một số kết quả nhất định.Trong lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng, công tác chăm lo cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong dịp tết Nguyên đán được quan tâm thực hiện tốt hơn, qui mô giáo dục được duy trì và chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; về an ninh trật tự, chính trị được giữ vững./.


Website Cục thống kê Ninh Thuận

    Tổng số lượt xem: 1963
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)