Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018, cả nước dự báo tiếp tục được duy trì ổn định, phát triển và tăng trưởng ở mức cao, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tập trung tái cơ cấu nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô bền vững trong trung hạn, kết quả tăng trưởng kinh tế của cả nước[1]dự báo có được bởi sự phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo và xuất khẩu, gia tăng tiêu dùng nội địa, dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, cũng như cải thiện và có phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Cùng với đó, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới.
Ở tỉnh ta, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018 phát triển ổn định, và tiếp tục tăng trưởng, một số chỉ tiêu đạt khá như: sản xuất nông nghiệp nhất là cây lúa đạt kế hoạch đề ra và tăng cao so với cùng kỳ, nguồn thu ngân sách đạt cao so dự toán; sản xuất công nghiệp ổn định, các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: xi măng, giày da xuất khẩu, các mặt hàng chế biến thủy hải sản có mức tăng khá, các dự án trong các khu công nghiệp đang tiếp tục đầu tư mở rộng; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực cũng còn gặp khó khăn như: Tiến độ thực hiện và giá trị khối lượng giải ngân trong công tác xây dựng cơ bản đạt thấp so kế hoạch; hiện nay, tình hình mưa, lũ về sớm nên cũng làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nhân dân nhất là vụ lúa hè thu và Thu đông sẽ bị thiệt hại về năng suất, sản lượng cũng như chất lượng lúa... Cụ thể từng lĩnh vực đạt được như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2018 theo (giá so sánh 2010) ước tính tăng 7,74% so với cùng kỳ năm 2017. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 7,24%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,95 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 6,28%; đóng góp tăng trưởng 1,82 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,50%, đóng góp tăng trưởng chung 1,62 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,02%, đóng góp tăng trưởng chung 3,03 điểm phần trăm; Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,98%, đóng góp tăng trưởng chung 0,15 điểm phần trăm.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính 9 tháng năm 2018
|
(GRDP)
ước 9 tháng đầu năm 2018(triệu đồng)
|
Tốc độ tăngso với 9 tháng năm 2017 (%)
|
Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 9 tháng năm 2018 (%)
|
Theo giá
hiện hành
|
Theo giá
so sánh 2010
|
Tổng sản phẩm trên ĐB (GRDP)
Tổng giá trị tăng thêm (VA)
Phân theo khu vực kinh tế
1. Nông, lâm, thủy sản
Riêng: - Nông nghiệp
- Thủy sản
2.Công nghiệp, xây dựng
Riêng: - Công nghiệp
3. Dịch vụ
4.Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.
|
61.806.607
60.299.096
24.738.943
16.540.387
7.919.201
11.983.939
7.553.794
23.576.213
1.507.511
|
44.226.182
43.145.780
17.919.780
12.664.098
5.144.006
8.466.545
5.322.940
16.759.455
1.080.402
|
7,74
7,79
7,24
6,28
9,80
8,50
10,67
8,02
5,98
|
7,74
7,59
2,95
1,82
1,12
1,62
1,25
3,03
0,15
|
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2018 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 44.226,18 tỷ đồng, đạt 71,44% kế hoạch năm, tăng 7,74% so với cùng kỳ năm 2017.
Chia ra:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính 17.919,78 tỷ đồng, đạt 85,25% kế hoạch, tăng 7,24% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung khu vực I là 2,95 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp 12.664,10 tỷ đồng, đạt 89,59% kế hoạch, tăng 6,28% (tăng 747,99 tỷ đồng) so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng 1,82 điểm phần trăm; giá trị tăng thêm ngành thủy sản ước đạt 5.144,01 tỷ đồng, đạt 76,66% kế hoạch, tăng 9,80% (tăng 459,17 tỷ đồng) so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng là 1,12 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng:Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính 8.466,55 tỷ đồng, đạt 64,88% kế hoạch, tăng 8,50%, đóng góp tăng trưởng chung khu vực II là 1,62 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm ước tính 5.322,94 tỷ đồng, đạt 68,84% kế hoạch, tăng 10,67% (tăng 513,10 tỷ đồng) so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng là 1,25 điểm phần trăm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng 3.143,60 tỷ đồng, chỉ đạt59,12%kế hoạch, tăng 5,02% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng trong khu vực II là 0,36 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ:Tổng giá trị tăng thêm ước tính 16.759,45 tỷ đồng, đạt 64,99% kế hoạch, tăng 8,02% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung là 3,03 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú và du lịch, vận tải... còn lại các ngành khác có mức tăng trưởng còn thấp hơn mức chung.
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách trên địa bàn9 tháng năm 2018 dự kiến 7.760,90 tỷ đồng, đạt 84,03% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 19,68% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó: thu nội địa 7.334,32 tỷ đồng, đạt 80,60% dự toán, tăng 15,30% so cùng kỳ, chiếm 94,50% trên tổng thu ngân sách của tỉnh. Đa số các khoản thu đều đạt cao so dự toán, trong đó: đạt cao nhất là thu thuế XNK, thuế TTĐB, thuế VAT hàng nhập khẩu 426,58 tỷ đồng, đạt 313,66% so dự toán, tăng 4,26 lần so cùng kỳ; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 705,37 tỷ đồng, đạt 235,12% dự toán, tăng hơn 3,77 lần; thu lệ phí trước bạ 369,07 tỷ đồng, đạt 97,12% dự toán, tăng 53,55%; thu xổ số kiến thiết 1.192,45 tỷ đồng, đạt 100,21% dự toán, tăng 31,59%; thu thuế thu nhập cá nhân 705,2 tỷ đồng, đạt 78,36% dự toán, tăng 33,51%... Bên cạnh đó vẫn còn một số khu vực, sắc thuế đạt thấp so dự toán cả năm và so với cùng kỳ năm trước như: thu thuế bảo vệ môi trường 255,64 tỷ đồng, đạt 56,81% dự toán, bằng 70,85% cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 152,64 tỷ đồng, đạt 62,30% dự toán; bằng 92,76% cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất 730,23 tỷ đồng đạt 73,02% dự toán, bằng 68,69% cùng kỳ...
Tổng chi ngân sách địa phương9 tháng năm 2018 dự kiến 8.531,74 tỷ đồng, bằng 59,54% dự toán năm, tăng 7,58% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 5.671,09 tỷ đồng, đạt 71,31% dự toán, tăng 8,05%; chi đầu tư phát triển 2.860,64 tỷ đồng, đạt 88,56% dự toán năm, tăng 6,65% so với cùng kỳ.
2.2. Hoạt động Ngân hàng
Tổng nguồn vốn hoạt động trong quý III/2018 tăng nhẹ, đạt 82.570 tỷ đồng, tăng 1,91% so với quý trước, tăng 15,30% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn hoạt động tăng chủ yếu từ vốn vay điều hòa từ trung ương và vốn khác. Trong khi đó, vốn huy động tại địa phương trong quý giảm mạnh so với quý II, cụ thể: vốn huy động tại địa phương đạt 48.650 tỷ đồng, giảm 2,18% so với quý trước, nhưng tăng 12,02% so đầu năm, chiếm 58,92% tổng nguồn vốn hoạt động.
Ước doanh số cho vay trong quý III/2018 đạt 36.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến cuối quý III/2018 ước đạt 64.450 tỷ đồng, tăng 3,86% so với quý trước, tăng 13,85% so với đầu năm. Cơ cấu dư nợ cho vay như sau:
Cho vay ngành Nông Lâm nghiệp: Doanh số cho vay 4.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 10.600 tỷ đồng, tăng 2,37% so với quý trước, tăng 7,05% so với đầu năm; dư nợ ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 16,45%/ tổng dư nợ.
Cho vay ngành Thuỷ sản: Doanh số cho vay 3.200 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 5.150 tỷ đồng, tăng 3,67% so với quý trước, tăng 15,27% so với đầu năm; dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 7,99%/ tổng dư nợ.
Cho vay ngành Công nghiệp:Doanh số cho vay 4.550 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 5,70% so với quý trước, tăng 6,80% so với đầu năm; dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 7,60%/tổng dư nợ.
Cho vay ngành Xây dựng:Doanh số cho vay 2.300 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 7,46% so với quý trước, tăng 34,30% so với đầu năm; dư nợ ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 6,83%/tổng dư nợ.
Cho vay ngành Thương nghiệp, Dịch vụ: Doanh số cho vay 11.900 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 21.050 tỷ đồng, tăng 4,14% so với quý trước, tăng 12,19% so với đầu năm; dư nợ ngành thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng 32,66% tổng dư nợ.
Cho vay ngành Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Doanh số cho vay 2.400 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 4,28% so với quý trước, tăng 3,58% so với đầu năm; dư nợ ngành vận tải và thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng 2,33%/ tổng dư nợ.
Cho vay tiêu dùng: Doanh số cho vay 7.650 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 16.850 tỷ đồng, tăng 3,05% so với quý trước, tăng 18,96% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 26,14%/tổng dư nợ.
Các TCTD tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp. Nợ xấu tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn. Đến 30/9/2018 tổng Nợ xấu 550 tỷ đồng, chiếm 0,85%/tổng dư nợ. Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 570 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ đạo tiếp tục tăng. Doanh số và dư nợ cho vay đến 31/8/2018 và ước cuối quý III/2018 cụ thể như sau:
- Cho vay nông nghiệp nông thôn quý III/2018 tăng nhẹ. Đến 31/8/2018, doanh số cho vay luỹ kế từ đầu năm đạt 29.924 tỷ đồng; dư nợ đạt 32.661 tỷ đồng, tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 12,03% so với đầu năm; chiếm 50,78% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt 21.536 tỷ đồng; Dư nợ cho vay chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ 338 tỷ đồng, giảm 0,30% so với tháng trước, quay về bằng mức dư nợ so với đầu năm; Cho vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt 312 tỷ đồng. Uớc đến cuối quý III/2018, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 32.700 tỷ đồng, tăng 0,64% so với quý trước và tăng 12,16% so với đầu năm.
- Cho vay xuất khẩu trên địa bàn trong quý III/2018, giảm nhẹ trong tháng đầu quý nhưng tăng trong tháng thứ hai và dự kiến tiếp tục tăng nhẹ trong tháng cuối quý. Đến thời cuối tháng 8/2018, dư nợ cho vay xuất khẩu trên địa bàn đạt 5.551 tỷ đồng, tăng 7,85% so với tháng trước, tăng 26,82% so với đầu năm. Trong đó: Dư nợ cho vay xuất khẩu gạo đạt 789 tỷ đồng, tăng 12,93% so với tháng trước, tăng 44,17% so với đầu năm; Dư nợ cho vay xuất khẩu thủy sản đạt 4.660 tỷ đồng, tăng 6,93% so với tháng trước, tăng 23,97% so với đầu năm. Ước đến cuối quý III/2018, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 8,19% so với quý trước, tăng 27,94% so với đầu năm.
- Cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67: Đến thời điểm báo cáo, các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai thực hiện giải ngân các hợp đồng đã ký trước thời điểm 31/12/2017, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay, thu nợ theo cam kết. Đến 31/8/2018, dư nợ còn 293,45 tỷ đồng (tổng số tiền giải ngân lũy kế từ đầu chương trình đạt 325,50 tỷ đồng) và có 47/48 tàu đã hạ thủy.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Các ngân hàng thương mại tiếp tục thu nợ, tính đến 31/7/2018, dư nợ còn 255 tỷ đồng của 581 HĐTD (01 DN và 580 cá nhân). Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang đã được phân bổ chỉ tiêu 10 tỷ đồng và thực hiện phân bổ cho các huyện; Tuy nhiên, đến thời điểm báo cáo trên địa bàn vẫn chưa phát sinh cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
- Cho vay DNNVV tiếp tục được quan tâm. Quý III/2018, doanh số cho vay DNNVV đạt ước đạt 8.600 tỷ đồng, dư nợ cho vay DNNVV đạt 13.550 tỷ đồng, tăng 7,17% so với quý trước, tăng 11,30% so với đầu năm. Các DNNVV đủ điều kiện đều được các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay theo qui định của NHNNVN.
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện giải ngân cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách xã hội trọng điểm. Ước đến cuối quý III/2018, dư nợ cho vay của Ngân hàng CSXH đạt 2.975 tỷ đồng, tăng 0,67% so với quý trước, tăng 6,18% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 4,62%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Nợ xấu 111 tỷ đồng (trong đó nợ khoanh là 38 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu là 3,73%.
Toàn tỉnh có 22 QTDND đang hoạt động. Ước cuối quý III/2018, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.060 tỷ đồng, tăng 1,37% so với quý trước, tăng 2,30% so với đầu năm. Trong đó, Vốn huy động đạt 695 tỷ đồng, chiếm 65,57% tổng nguồn vốn; Vốn vay tại Ngân hàng Hợp tác xã và TCTD khác ước 220 tỷ đồng, chiếm 20,75% tổng nguồn vốn; Vốn khác 145 tỷ đồng, chiếm 13,68% tổng nguồn vốn; Dư nợ cho vay ước đạt 920 tỷ đồng, tăng 2,26% so với quý trước, tăng 2,61% so với đầu năm; Nợ xấu ước 5 tỷ đồng, tỷ lệ 0,54%. Dư nợ QTDND chiếm tỷ lệ 1,43%/tổng dư nợ toàn địa bàn.
3. Đầu tư và xây dựng
Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng 30.514,22 tỷ đồng, đạt 65,80% kế hoạch năm, tăng 5,34% so cùng kỳ. Chia ra: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý là 26.812,81 tỷ đồng, đạt 67,91% kế hoạch, tăng 12,43%; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý 3.701,41tỷ đồng, đạt 53,68% kế hoạch, bằng 72,31% so cùng kỳ.
Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 2.234,66 tỷ đồng đạt 39,40% kế hoạch, giảm 8,28% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 765,63 tỷ đồng, đạt 82,11% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của doanh nghiệp, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể 22.506,96 tỷ, đạt 71,34% kế hoạch, tăng 13,46%.
Theo Ban quản lý khu kinh tế,tiến độ triển khai đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp như sau:
Tính lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng số giá trị đầu tư trong các khu công nghiệp là 726,49 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so cùng kỳ (khu công nghiệp Thuận Yên không phát sinh giá trị đầu tư).
Giá trị sản xuất kinh doanh của các dự án trong 02 KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt khoảng 3.752,36 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so cùng kỳ. Nộp các loại thuế đạt 552,55 tỷ đồng. Số lượng lao động hiện đang làm việc tại 02 KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên là 5.270 lao động.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc:Tính đến ngày 10/9/2018 đã có 299 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương còn hiệu lực trong các khu quy hoạch với diện tích 10.585 ha, trong đó có 259 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 9.043 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 270.890 tỷ đồng. Đến nay, có 45 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 1.197 ha, tổng vốn đầu tư 13.413 tỷ đồng, 41 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 3.231 ha, vốn đầu tư dự kiến 97.406 tỷ đồng (trong đó có 6 dự án đã hoạt động một phần), các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Lũy kế đến nay trên địa bàn huyện Phú Quốc có 31 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 293 triệu USD…Tuy nhiên, mặc dù dự án trên địa bàn huyện được cấp chủ trương đầu tư nhiều nhưng số dự án được triển khai còn rất ít là do công tác bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư của các dự án mất rất nhiều thời gian (đa số dự án phải mất từ 1 đến 3 năm mới hoàn thành phương án để triển khai công tác chi trả cho người dân); Công tác bàn giao đất ngoài thực địa còn gặp nhiều khó khăn (do các hộ dân tranh chấp, khiếu kiện); công tác phối hợp giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ dẫn đến một số dự án bị người dân lấn chiếm, tái chiếm gây khó khăn cho công việc triển khai dự án theo kế hoạch.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong tháng 9, số doanh nghiệp được thành lập mới là 105 doanh nghiệp, số vốn đăng ký là 2.149 tỷ đồng, bằng 74,43% về số doanh nghiệp và bằng 76,2% về số vốn đăng ký so với tháng 8 năm 2018 (trong đó, Công ty TNHH chiếm 79%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 10,5%; Công ty cổ phần chiếm 10,5%).Kiên Giang đứng thứ 3 vùng ĐBSCL(sau Tp.Cần Thơ và Long An) về số doanh nghiệp mới thành lập trong tháng 9 và đứng thứ 2 về vốn đăng ký (sau Long An). Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 là 975 lao động.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 9 là 11 doanh nghiệp; thực hiện giải thể tự nguyện cho 21 doanh nghiệp, có 09 doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngưng hoạt động, có 9 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình DN.
Đăng ký thành lập mới 259 văn phòng đại diện và chi nhánh tăng 7 lần so với tháng trước. Có 279 lượt doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử tăng 2,85 lần so với tháng trước.
Tính đến 15/9/2018, toàn tỉnh có 1.143 doanh nghiệp mới được thành lập, với số vốn đăng ký là 21.151 tỷ đồng, tăng 5,54% về số doanh nghiệp và tăng 65,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 9 tháng năm 2018 đạt 18,5 tỷ đồng. (trong đó tăng cao ở các lĩnh vực như: Kinh doanh bất động sản tăng 3 lần về số lượng doanh nghiệp và 2,2 lần về vốn đăng ký; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 53,4% và 54,8% về số lượng doanh nghiệp và vồn đăng ký….)
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng là 136 doanh nghiệp, giảm 18,5% so cùng kỳ; thực hiện giải thể tự nguyện cho 144 doanh nghiệp, giảm 10% so cùng kỳ, có 216 doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngưng hoạt động, tăng 12,5% so cùng kỳ, có 95 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tăng 14,45%. Trong 9 tháng có 759 lượt doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử 6,3 lần so cùng kỳ.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 7.558 doanh nghiệp đang hoạt động và mới thành lập chưa đi vào hoạt động, tăng 17,82% so với năm 2017. Tổng số vốn đăng ký là 156.507 tỷ đồng, tổng số vốn bình quân trên một doanh nghiệp là 2,07 tỷ đồng/1 doanh nghiệp.
* Kinh tế tập thể: Trong tháng đã thành lập mới 03 HTX tại huyện An Minh, Giồng Riềng với tổng vốn 286,8 triệu đồng, diện tích là 208,9 ha với số thành viên là 149 thành viên. Lũy kế 9 tháng đã thành lập mới 36 HTX (trong đó có 33 HTX nông nghiệp, thủy sản; 03 HTX phi nông nghiệp); với 981 thành viên, vốn điều lệ 5,65 tỷ đồng và 2.138,44 ha diện tích canh tác. Hiện toàn tỉnh có 382 HTX với tổng vốn điều lệ là 120.727 triệu đồng và 53.187 ha đất canh tác; có 47.252 thành viên và tạo việc làm cho 47.252 lao động.
5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 9 tháng năm 2018 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 48.487,52 tỷ đồng, đạt 82,93% kế hoạch, tăng 7,87% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp 25.745,27 tỷ đồng, đạt 89,53% kế hoạch, tăng 6,28% so cùng kỳ; lâm nghiệp 180,82 tỷ đồng, đạt 63,67% kế hoạch, tăng 1,86% so cùng kỳ; thủy sản 22.561,43 tỷ đồng, đạt 76,68% kế hoạch, tăng 9,80% so cùng kỳ năm 2017.
5.1. Nông nghiệp
* Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng chính thức của 2 vụ lúa (vụ Mùa và vụ Đông xuân) và ước tính vụ Hè thu (kể cả Xuân hè) là 653.197 ha, đạt 104,51% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 5,916 tấn/ha và sản lượng 3.864.240 tấn, đạt 101,11% so kế hoạch, tăng 7,22% so với năm trước (tăng 259.721 tấn so với năm trước).
Kết quả từng vụ đạt được như sau:
* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 58.598 ha, đạt 106,54% kế hoạch, tăng 23,54 % so cùng kỳ (tăng 11.166 ha so cùng kỳ); tập trung ở các huyện như: An Biên 15.293 ha, An Minh 22.623 ha,Vĩnh Thuận 11.328 ha, Gò Quao 1.609 ha, U Minh Thượng 7.207 ha và Hà Tiên 538 ha.
Kết quả sản xuất vụ Mùa năng suất gieo trồng bình quân đạt 4,547 tấn/ha, tăng 1,678 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng 266.418 tấn, tăng 21,10% kế hoạch (tăng 46.418 tấn so KH), tăng 95,39% so với cùng kỳ (tăng 130.640 tấn).
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Mùa năm nay đều tăng với tỷ lệ khá cao so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do thời tiết thuận lợi mưa nhiều vào thời điểm cuối năm nên ít bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, không có diện tích bị thiệt hại ( mất trắng).
*Vụ Đông xuân:Kết thúc vụ Đông xuân, diện tích gieo trồng 289.970 ha, đạt 99,99% so với kế hoạch, bằng 97,05% so với cùng kỳ tập trung ở các huyện như: Vĩnh Thuận 6.492 ha, U Minh Thượng 7.565 ha, An Biên 9.598 ha, An Minh 100 ha, Giang Thành 29.350 ha, Tân Hiệp 36.655 ha , Hòn Đất 80.329 ha, Rạch Giá 5.554 ha, Châu Thành 19.469 ha,Giồng Riềng 46.716 ha, Gò Quao 25.142 ha và Kiên Lương 23.000 ha. Kết quả sản xuất vụ Đông xuân năng suất gieo trồng bình quân đạt 7,073 tấn/ha, sản lượng đạt 2.050.974 tấn.
Sản xuất lúa vụ Đông xuân năm nay tuy diện tích gieo trồng giảm 2,95% so cùng kỳ (giảm 8.814 ha), nhưng do thời tiết thuận lợi, lúa ít bị sâu bệnh nên năng suất tăng 17,41 % (tăng 10,49 tạ/ha) dẫn đến sản lượng tăng 13,96% (tăng 251.237 tấn) so với vụ Đông xuân năm trước.
Năm nay, giá lúa ở mức từ 5.300 đồng/kg lúa thường đến trên 6.000 đồng/kg lúa chất lượng cao, tăng bình quân 1.000 đồng/kg so với vụ Đông xuân năm 2017, với giá này người nông dân được lãi cao hơn so với mọi năm. Bà con nông dân rất phấn khởi, vui mừng được mùa, được giá.
* Vụ Hè thu (kể cả Xuân hè):Kết thúc gieo trồng toàn tỉnh xuống giống được 304.629 ha, đạt 108,80% so với kế hoạch, tăng 0,55% so với cùng kỳ. Diện tích thu hoạch tính đến ngày 15/9 được 201.452 ha, năng suất ước chung cả vụ đạt 5,078 tấn/ha, sản lượng dự kiến 1.546.848 tấn (giảm 121.220 tấn so cùng kỳ).
Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu 56.032 ha, các đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Lem lét hạt 24.386 ha, cháy bìa lá 13.902 ha, Đạo ôn lá 2.888 ha, Rầy nâu 13.400 ha, sâu cuốn lá 2.513 ha, Vàng lùn-lùn xoắn lá 2.098 ha.
Tính đến ngày 15/09/2018, theo báo của các huyện do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều và kéo dài, lũ về sớm gây ngập úng làm hại 966 ha (mất trắng) lúa hè thu thuộc 3 huyện Kiên Lương,Giang Thành và Hòn Đất (Kiên Lương 316 ha, Giang Thành 600 ha, Hòn Đất 50 ha). Hiện nay ngành nông nghiệp và UBND các huyện,thị tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn gia cố bờ bao để bảo vệ diện tích lúa hè thu đang thu hoạch và giúp đở nông dân thu hoạch, bảo quản lúa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
*Vụ Thu Đông (vụ 3):Diện tích gieo trồng 73.942 ha, đạt 92,43% so với kế hoạch và bằng 85,89% (giảm 12.147 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giổng Riềng 30.672 ha, Tân Hiệp 30.658ha, Châu Thành 7.510 ha, Hòn Đất 3.137 ha, Gò Quao 1.135 ha và Rạch Giá 830 ha.
Diện tích gieo trồng lúa Thu đông năm nay không đạt kế hoạch và giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết năm nay lũ về sớm hơn nên một số diện tích sản xuất lúa Thu đông không có đê bao khép kín không gieo sạ được.
Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Thu đông là 7.890 ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Lem lét hạt 2.855 ha, cháy bìa lá 2.840 ha, Đạo ôn lá 892 ha, Rầy nâu 150 ha, sâu cuốn lá 533 ha, Vàng lùn-lùn xoắn lá 150 ha.
* Cây rau màu:Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng các loại cây màu chủ yếu như Dưa hấu trồng được 1.090 ha, đạt 75,17% kế hoạch năm, bằng 93,64% so cùng kỳ; khoai lang 1.050 ha, đạt 65,63% so kế hoạch, giảm 2,51%; rau đậu các loại 8.100 ha, đạt 85,26% so kế hoạch, tăng 1,04% so cùng kỳ năm trước...
* Chăn nuôi:Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1/7/2018, đàn trâu hiện có 4.641 con, đạt 85,94% kế hoạch, giảm 5,38% so cùng kỳ; Đàn bò 11.650 con, đạt 93,20% kế hoạch, tăng 0,66% so cùng kỳ; Đàn heo hiện có 308.837 con, đạt 88,24% kế hoạch, giảm 3,46% (giảm 11.083 con) so cùng kỳ; Đàn gia cầm 5.393 ngàn con, đạt 89,88% kế hoạch, tăng 0,71% so với cùng kỳ.
Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh so kế hoạch và so với cùng kỳ đều giảm nhẹ, mặc dù giá thịt hơi các loại trên thị trường mấy tháng gần đây đã có chiều hướng tăng lên, nhất là giá thịt heo hơi đã tăng cao hơn từ 10 đến 20 ngàn đồng so với năm trước nhưng bà con nông dân chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn vì tính ổn định của thị trường chưa chắc chắn.
Nông thôn mới:Từ đầu năm đến nay, đã công nhận 9/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 81,8% KH), lũy kế tính đến tháng Chín có 49/118 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 41,5%. Hiện nay, toàn tỉnh bình quân đạt 15,57 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; kết quả đạt 19 tiêu chí trong 118 xã như sau: Đạt 19 tiêu chí: 49 xã, chiếm 41,5%; đạt 15-18 tiêu chí: 20 xã, chiếm 16,9%; đạt 10-14 tiêu chí: 46 xã, chiếm 39,00 %; đạt 6-9 tiêu chí: 3 xã, chiếm 2,5%.
5.2. Lâm nghiệp
Trong 9 Tháng đã triển khai các công trình lâm sinh, đã giao khoán bảo vệ rừng được 8.200 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 169 ha, diện tích rừng được chăm sóc 1.645 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 10,96%.
Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ rừng. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 02 vụ cháy rừng, với diện tích 8,99 ha. Tuy nhiên các vụ cháy không làm thiệt hại đến rừng. Hiện trạng chủ yếu là trảng năng, cỏ bàng, rừng tràm tái sinh rải rác và kênh mương ở Khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành. Đã xảy ra 27 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích khoản 2,944 ha, giảm 6 vụ so với cùng kỳ.
5.3. Thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản(giá so sánh 2010): Tháng Chín ước đạt 3.103,68 tỷ đồng, giảm 1,11% so với tháng trước, giảm 4,32% so với cùng kỳ, bao gồm: giá trị khai thác 1.358,85 tỷ đồng, tăng 1,30% so tháng trước và giá trị nuôi trồng 1.744,83 tỷ đồng, giảm 2,92% so tháng trước.
Tính chung 9 tháng, giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng 22.561,42 tỷ đồng, đạt 76,66% so kế hoạch năm, tăng 9,80% so với cùng kỳ, trong đó giá trị khai thác 11.561,44 tỷ đồng, đạt 73,50% so kế hoạch, tăng 8,46% so cùng kỳ và giá trị nuôi trồng 10.999,98 tỷ đồng, đạt 80,29% kế hoạch, tăng 11,24% so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản(Khai thác và nuôi trồng)tháng Chín ước đạt 80.471 tấn, giảm 1,15% so tháng trước. Tính chung 9 tháng đạt 612.168 tấn, đạt 78,08% kế hoạch năm, tăng 6,48% (tăng 37.241 tấn) so cùng kỳ năm 2017.
Sản lượng khai tháctháng Chín ước đạt 51.211 tấn thủy hải sản các loại, tăng 1,23% so tháng trước, tăng 9,60% so cùng kỳ, trong đó cá các loại 38.068 tấn, tăng 1,19% so tháng trước; tôm các loại 3.181 tấn, giảm 0,31%; mực 6.259 tấn, tăng 0,22%; thủy hải sản khác 3.703 tấn, tăng 4,84% so tháng trước.
Tính chung 9 tháng, sản lượng khai thác được 438.649 tấn, đạt 79,18% kế hoạch năm, tăng 7,09% (tăng 29.023 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm cá các loại 326.779 tấn, tăng 9,31% (tăng 27.842 tấn); tôm 27.141 tấn, tăng 0,43% (tăng 117 tấn); mực 54.137 tấn, tăng 4,09% (tăng 2.128 tấn) và thủy sản khác 30.592 tấn, giảm 3,36% (giảm – 1.064 tấn).
Sản lượng nuôi trồngtháng Chín ước đạt 29.260 tấn, giảm 5,05% so tháng trước (giảm 1.555 tấn). Trong đó cá nuôi 11.979 tấn, tăng 35,14%; tôm nuôi 8.453 tấn, giảm 21,58% (giảm 2.326tấn), gồm tôm sú đạt 3.926 tấn, chỉ bằng 58,75% và tôm thẻ chân trắng 3.825 tấn, tăng 661 tấn; thủy sản khác 8.828 tấn, giảm 2.344 tấn.
Tính chung 9 tháng, sản lượng nuôi trồng được 173.519 tấn, đạt 75.44% kế hoạch năm, tăng 4,97% (tăng 8.218 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi 49.839 tấn, đạt 78,86% kế hoạch, giảm 0,84% (giảm 423 tấn); tôm các loại 62.886 tấn, đạt 91,14% kế hoạch, tăng 19,92% (tăng 10.446 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 19.880 tấn, đạt 113,60% kế hoạch, tăng 79,24% (tăng 8.789 tấn)…
Sản lượng nuôi trồng 9 tháng đầu năm tăng 8.218 tấn so với năm trước chủ yếu tăng từ sản lượng tôm nuôi các loại như: tôm thẻ chân trắng tăng 8.789 tấn, tôm sú tăng 763 tấn là do năm nay, thời tiết thuận lợi nên các cơ sở nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên cũng như các vùng khác trong tỉnh đã tích cực cải tạo, thả giống sớm hơn mọi năm và sản phẩm thu hoạch liên tục từ đầu năm đến nay tăng cả về năng suất, sản lượng. Đồng thời, diện tích tôm sú, tôm càng vùng U Minh cũng tăng là do chuyển từ đất tôm lúa sang chuyên tôm, trong đó mô hình nuôi xen kết hợp nhiều loài thủy sản đang mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên trong những ngày đầu tháng 9 trên địa bàn xã Hòn Tre huyện Kiên Hải có hiện tượng cá nuôi lồng bè của 19 hộ dân bị chết do ảnh hưởng của môi trường nước (độ mặn giảm rất thấp dưới 5%o), số lượng cá bị chết là 19.710 con (chủ yếu là cá bớp) ước giá trị thiệt hại khoản 930 triệu đồng.
Đến nay, ước tính diện tích thả nuôi được 123.224/123.000ha, đạt 100,18% diện tích so kế hoạch, tăng 5,59% diện tích so cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 2.484/2.500ha(trong đó, có 2.382 ha tôm thẻ chân trắng)nuôi tôm quảng canh-quảng canh cải tiến 37.552 ha và nuôi tôm - lúa 83.183 ha.
6. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):Tháng Chín ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,43% so tháng trước, tăng 11,86% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất so tháng trước là ngành chế biến, chế tạo tăng 6,73%, trong đó ngành chế biến thực phẩm tăng 7,70%, ngành sản xuất đồ uống tăng 8,56%, ngành sản xuất trang phục tăng 5,85%; kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 5,49%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải tăng 2,62%; ngành khai khoáng tăng 0,78%.
Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,69% so cùng kỳ, ngành tăng cao là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải tăng 10,67%; kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 9,23%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,62%, trong đó: ngành sản xuất đồ uống tăng 18,05%, ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 10,53%, ngành sản xuất xi măng tăng 12,93% ...; ngành khai khoáng tăng 7,77%.
Giá trị sản xuất công nghiệp(theo giá so sánh 2010) tháng Chín ước tính 3.953,98 tỷ đồng, tăng 7,19% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.813,25 tỷ đồng, chiếm 96,44%/tổng số, tăng 7,31%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 64,52 tỷ đồng, tăng 5,66%; ngành khai khoáng đạt 60,61 tỷ đồng, tăng 2,66%; ngành cung cấp nước, xử lý chất thải, nước thải 15,59 tỷ đồng, tăng 2,74%.
Tính chung 9 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước thực hiện 31.282,02 tỷ đồng, đạt 68,53% kế hoạch năm, tăng 10,40% so với cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 30.204,05 tỷ đồng, tăng 10,44%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 516,80 tỷ đồng, tăng 9,46%; ngành khai khoáng 418,37 tỷ đồng, tăng 8,45%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 142,81 tỷ đồng, tăng 11,10% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp trong 9 tháng có mức tăng khá cao so cùng kỳ như: xi măng Trung ương đạt 1.288,58 ngàn tấn, tăng 20,18%; xi măng Địa phương đạt 1.101,8 ngàn tấn, tăng 14,23%; cá đông 2,88 ngàn tấn, tăng 9,63%; tôm đông 2,94 ngàn tấn, tăng 11,50%; giày dép 9.579 ngàn đôi, tăng 2,13 lần; Bia các loại 75.537 ngàn lít, tăng 28,79%, nước máy 30,7 triệu khối, tăng 10,65%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt khá so với kế hoạch cũng như so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụtoàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 bằng 91,27% so tháng trước, bằng 97,61% so với cùng tháng năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tháng 9 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất xi măng tăng 31,35%; sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 4,20%, tôm đông tăng 38,69%, mực đông tăng 11,49%... Còn lại một ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ đó là xay xát giảm 16,33%; thủy hải sản ướp đông giảm 18,40%...
Chỉ số tồn khongành công nghiệp chế biến chế tạo dự tính tháng 9 tăng 32,14% so với tháng trước, tăng 73,90% so cùng tháng năm trước. Hầu hết các ngành đều có chỉ số hàng tồn kho tăng hơn so cùng tháng năm trước. Chỉ một số ngành có chỉ số tồn kho giảm nhưng không lớn.
Chỉ số sử dụng lao độngcủa các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/09/2018 tăng 42,27% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 1,91%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 66,08% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,54%.
7. Thương mại, dịch vụ và giá cả
7.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín đạt 8.181,88 tỷ đồng, tăng 3,82% so tháng trước, tăng 8,85% so cùng kỳ.
Ước tính quý III/2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 24.496,18 tỷ đồng, tăng 9,10% so quý II, tăng 11,93% so quý cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 70.304,33 tỷ đồng, đạt 73,62% kế hoạch năm, tăng 10,58% so cùng kỳ. Doanh thu 9 tháng phân theo loại hình kinh tế và ngành kinh tế như sau:
- Kinh tế Nhà nước: Ước thực hiện 2.833,17 tỷ đồng, đạt 113,33% kế hoạch, tăng 9,80% so cùng kỳ;
- Kinh tế ngoài Nhà nước: Ước thực hiện 67.471,16 tỷ đồng, đạt 72,55% kế hoạch, tăng 10,61%;
*Tổng mức bán lẻ hàng hóatháng Chín ước đạt 5.906,3 tỷ đồng, tăng 4,80% so tháng trước, tăng 9,87% so tháng cùng kỳ. Tính chung 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa là 51.480,37 tỷ đồng, đạt 72,20% kế hoạch, tăng 10,91%.
* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uốngtháng Chín đạt 1.216,68 tỷ đồng, tăng 2,49% so tháng trước. Tính chung 9 tháng dự kiến 9.792,52 tỷ đồng, đạt 78,91% so kế hoạch, tăng 9,90% so cùng kỳ. Bao gồm doanh thu dịch vụ lưu trú 2.769,27 tỷ đồng, tăng 10,66% và doanh thu dịch vụ ăn uống 7.023,25 tỷ đồng, tăng 9,60%.
*Doanh thu du lịch lữ hànhtháng Chín thực hiện 39,83 tỷ đồng, tăng 0,51% so tháng trước, tăng 12,55% so tháng cùng kỳ. Tính chung 9 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 283,56 tỷ đồng, đạt 97,78% kế hoạch năm, tăng 14,14% so cùng kỳ năm trước.
*Doanh thu dịch vụ kháctháng Chín ước tính 1.019,08 tỷ đồng, tăng 0,14% so với tháng trước. Trong đó doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí 365.07 tỷ đồng, tăng 2,90%; dịch vụ kinh doanh bất động sản 406,96 tỷ đồng, giảm 1,92%.
Tính chung 9 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ khác đạt 8.747,89 tỷ đồng, đạt 76,07% so kế hoạch năm, tăng 9,28% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 3.660,38 tỷ đồng, tăng 9,79%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2.988,81 tỷ đồng, tăng 9,58%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ 281,78 tỷ đồng, tăng 6,40%...
-
Công tác quản lý thị trường quí III, 9 tháng năm 2018:
Theo báo cáo của Chi cục quản lý thị trường tỉnh: Tình hình thị trường, giá cả, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang quý III/2018 tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9 và phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương. Hàng hóa chủ yếu trong nước sản xuất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm...
Tình hình buôn lậu, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu và trao đổi hàng hóa của cư dân khu vực biên giới trong quý diễn ra phức tạp hơn, phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, quy mô vụ việc có chiều hướng lớn hơn, hàng nhập lậu chủ yếu: đường cát, thuốc lá, trái cây, tôm giống, giầy dép, nhang muỗi, sữa, nước giải khác các loại...; tình hình mua bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng cấm trong nội địa vẫn còn điễn ra.
Gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, quy định trong kinh doanh, giá…, vẫn còn tồn tại, ngăn chặn chưa triệt để, tiếp tục được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật, hàng hóa vi phạm trong kỳ phát hiện gồm: xăng dầu, LPG, thực phẩm, quần áo may sẵn…
Trong tháng 9/2018 đã kiểm tra: 300/167 vụ, đạt 180% kế hoạch tháng (trong đó: kế hoạch thường xuyên 58 vụ, kế hoạch chuyên đề 206 vụ, đột xuất 36 vụ); phát hiện 12 vụ vi phạm và 25 vụ có dấu hiệu vi phạm; xử lý 37 vụ vi phạm hành chính (bao gồm số vụ kỳ trước chuyển sang); Thu nộp ngân sách 621,984 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng đã kiểm tra: 2.018/2.000 vụ, đạt 101% kế hoạch năm (trong đó: kế hoạch thường xuyên 1.192 vụ, kế hoạch chuyên đề 502 vụ, đột xuất 324 vụ); phát hiện 309 vụ vi phạm; xử lý 329 vụ vi phạm hành chính (bao gồm số vụ kỳ trước chuyển sang), chuyển xử lý hình sự 03 vụ, chuyển cơ quan Kiểm lâm xử lý 01 vụ; Thu nộp ngân sách 7,486 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch năm (phạt hành chính 4,579 tỷ đồng, bán tang vật tịch thu 2,907 tỷ đồng).
7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩutháng Chín ước đạt 58,62 triệu USD, bằng 69,39% so với tháng trước, trong đó: hàng nông sản 11,78 triệu USD, giảm 18,74%; hàng thủy sản 22,46 triệu USD, giảm 43,49%.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 468,55 triệu USD, đạt 90,11% kế hoạch năm, tăng 34,87% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: hàng nông sản 165,04 triệu USD, đạt 86,87% kế hoạch năm, tăng 23,90% so cùng kỳ; hàng thủy sản 155,61 triệu USD, đạt 74,10% kế hoạch, tăng 11,11%; hàng hóa khác 147,88 triệu USD, đạt 123,24% kế hoạch, tăng 99,46% so cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu 9 tháng đạt khá so cùng kỳ năm trước như Gạo 313.138 tấn, tăng 10,73%; Tôm đông 2.998 tấn, tăng 27,14%; thủy sản đông khác 10.253 tấn, tăng 4,60%; Cá cơm sấy 698 tấn, tăng 85,64%; Riêng mặt hàng mực, bạch tuộc đông 11.124 tấn, giảm 3,61%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩutháng Chín ước đạt 7,65 triệu USD, tăng 28,55% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng trị giá nhập khẩu ước 60,24 triệu USD, đạt 120,48% kế hoạch năm, tăng 15,87% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất, lượng nhập trong 9 tháng gồm: thạch cao 140,9 ngàn tấn, tăng 25,47% so cùng kỳ; hạt nhựa 591 tấn, giảm 9,36%.
7.3.Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng Chín tăng 0,68% so với tháng trước, trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,77%, khu vực nông thôn tăng 0,63%. CPI tháng Chín tăng nhẹ là do có 5 nhóm hàng tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng giáo dục tăng 12,07%, kế đến nhóm hàng giao thông tăng 0,93%, nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,76%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25%, nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,46%. Còn lại các nhóm hàng khác không tăng, không giảm hoặc tăng không đáng kể.
Tính đến tháng 12 năm trước (sau 9 tháng) chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,87%; Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 21,40%; kế đến là nhóm giáo dục tăng 12,35%, nhóm Giao thông tăng 6,46%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 5,58%; nhóm Văn hóa giải trí và du lịch tăng 4,96%; nhóm ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 1,55%; nhóm hàng hóa khác tăng 1,34%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%. Còn lại các nhóm khác không tăng, không giảm, hoặc tăng không đáng kể.
* Chỉ số giá vàng:Giảm -0,44% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm -4,47%%. Giá vàng bình quân tháng 09/2018 là 3.428.000 đồng/chỉ, giảm 15.000 đồng/chỉ so với tháng trước.
* Chỉ số giá Đô la Mỹ:Giảm -0,40% so tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 3,06%. Giá USD bình quân tháng 09/2018 là 23.449 đồng/1 USD, giảm 94 đồng/1 USD so với tháng 8/2018.
7.4 .Vận tải
Vận tải hành khách:Tháng Chín ước tính 6,36 triệu lượt khách, tăng 4,12% so tháng trước; luân chuyển 332,52 triệu HK.km, tăng 5,58% so tháng trước. Tính chung 9 tháng vận tải hành khách ước đạt 59,43 triệu lượt khách, đạt 71,03% kế hoạch, tăng 6,03% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển 3.733,99 triệu HK.km, đạt 76,34% kế hoạch, tăng 5,44%. Bao gồm vận tải hành khách đường bộ 48,23 triệu lượt khách, tăng 6,36% so cùng kỳ; luân chuyển 3.011,04 triệu lượt khách.km, tăng 6,01%; vận tải hành khách đường sông 9,47 triệu lượt khách, tăng 4,16%; Luân chuyển 541,57 triệu lượt khách.km, tăng 2,09%; Vận tải hành khách đường biển 1,73 triệu lượt khách, tăng 7,16%; Luân chuyển 181,38 triệu lượt khách.km, tăng 6,49% so cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hóa:Tháng Chín ước tính 921 ngàn tấn, tăng 2,11% so tháng trước; luân chuyển 127,19 triệu tấn.km, tăng 2,21% so tháng trước. Tính chung 9 tháng ước tính 8,31 triệu tấn, đạt 70,69% kế hoạch năm, tăng 5,18% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển 1.122,86 triệu tấn.km, đạt 70,36% kế hoạch, tăng 5,19%. Gồm vận tải hàng hóa đường bộ 2,6 triệu tấn, tăng 6,28% so cùng kỳ; luân chuyển 363,55 triệu tấn.km, tăng 6,56%; Vận tải hàng hóa đường sông 3,30 triệu tấn, tăng 3,16%; luân chuyển 414,61 triệu tấn.km, tăng 3,21% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 2,4 triệu tấn, tăng 6,86%; luân chuyển 344,69 triệu tấn.km, tăng 6,18% so cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng doanh thu vận tải thực hiện trên 8.107 tỷ đồng, tăng 11,50% so cùng kỳ năm trước. Đã triển khai xây dựng được 292,03 Km/382 Km đường giao thông nông thôn, đạt 76,44% kế hoạch năm, nâng tổng số Km đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đến nay là 5.492,03 Km/7.084 Km đạt 77,53%.
7.5. Bưu chính - Viễn thông
9 tháng đầu năm 2018, hoạt động Bưu chính, Viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ các cấp, các ngành cũng như cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 9 tháng được 1.906,27 tỷ đồng, đạt 75,71% kế hoạch, tăng 10,44% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu viễn thông ước tính 1.725 tỷ đồng, đạt 75,04%, tăng 2,47%; doanh thu bưu chính được 181,77 tỷ đồng, đạt 82,62% so kế hoạch năm, tăng 27,11%.
Về bưu chính: Có 191 điểm phục vụ (trong đó 01 Bưu cục cấp I; 14 bưu cục cấp II; 35 bưu cục cấp III; 02 Kiốt; 126 điểm BĐ-VHX; 13 thùng thư công cộng).
Phát hành báo trung ương 312.994 tờ/cuốn; báo địa phương 156.749 tờ; phát hành báo chí công ích 713.291 tờ.
Về viễn thông: Số thuê bao hiện có trên mạng 1.884.282 thuê bao. Trong đó Thuê bao điện thoại cố định 47.736 thuê bao (giảm 0,52% so với năm 2017); thuê bao điện thoại di động 1.836.546 (tăng 0,09% so với năm 2017); Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 191.602 thuê bao (tăng 0,55% so với năm 2017).
7.6. Du lịch
Tổng lượt khách du lịch tháng Chín ước tính 683 ngàn lượt khách, giảm 12,04% so tháng trước. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 333 ngàn lượt khách, bằng 96,51% so tháng trước; số khách quốc tế 38 ngàn lượt khách, giảm 19,50%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 310 ngàn lượt khách, bằng 95,33%; khách du lịch đi theo tour đạt 23 ngàn lượt khách, tăng 15,96% so tháng trước.
Tính chung 9 tháng, tổng lượt khách du lịch đạt 6.214,48 ngàn lượt khách, đạt 87,53% kế hoạch, tăng 27,11% so cùng kỳ. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 2.696,01 ngàn lượt khách, đạt 85,59% kế hoạch, tăng 27,26%. Trong đó: Số khách quốc tế 450,8 ngàn lượt khách, đạt 104,84% kế hoạch, tăng 61,48%; khách du lịch đi theo tour đạt 153,06 ngàn lượt khách, đạt 74,67% kế hoạch, tăng 33,55%.
Trong 9 tháng đầu năm nay, số khách du lịch đến tỉnh tăng chủ yếu từ một số tuyến du lịch trên các tuyến biển thuộc các xã đảo ở 3 huyện Kiên Hải, Kiên Lương và huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương còn nhiều bất cập, nhận thức của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, tình trạng tăng giá, đeo bám khách, kinh doanh mất an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường… vẫn thường xảy ra, nhất là trong những dịp lễ, tết đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn trong thời gian qua.
8. Một số tình hình xã hội
8.1.Tình hình đời sống dân cư:
Trong 9 tháng, tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp có nhiều thuận lợi, năng suất, sản lượng đều tăng hơn năm trước nên đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh ổn định và tăng khá hơn. Công tác an sinh xã hội và các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ kịp thời.
Nguồn hàng hóa trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tuy có tăng nhưng không đột biến, không làm ảnh hưởng đến sức mua của bà con.
Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có chiều hướng phát triển hơn, có nhiều doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay trở lại kinh doanh tạo thêm công việc cho người lao động phổ thông, lương chi trả cho công nhân cũng khá hơn so với các năm trước. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận công nhân người lao động còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ nông dân đang trong vùng lũ cần được hỗ trợ về đời sống vật chất để họ vượt qua những khó khăn trước mắt.
8.2. Lao động, việc làm
Tính chung 9 tháng năm 2018 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 28.253 lượt người, đạt 80,72% kế hoạch, tăng 15,21% so năm trước, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 13.062 lượt người; ngoài tỉnh 15.068 lượt người, xuất khẩu lao động 123 người.
Trong 9 tháng đầu năm các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 20.860 người, đạt 84,30% kế hoạch, tăng 3,33% so cùng kỳ, trong đó: Cao đẳng 2.559 người, Trung cấp nghề 2.586 người, sơ cấp nghề 10.491 người và dạy nghề dưới 3 tháng 5.224 người.
8.3. Về chính sách an sinh xã hội
Bảo trợ xã hội:Trong 9 tháng đầu năm ước chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội 49.509 người, với tổng kinh phí 192 tỷ 172 triệu đồng.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà, học bổng, trợ giúp cho 13.386 trẻ em với kinh phí 4 tỷ 14 triệu đồng nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2018. Vận động các doanh nghiệp, nhà tài trợ trao 400 phần quà và học bổng, trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở các xã vùng sâu, vùng biên giới, trẻ em khuyết tật đang được nuôi dưỡng ở các Trung tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp tết trung thu năm.
Thực hiện chính sách với người có công:Thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-CTN ngày 29/6/2018 của Chủ tịch nước về tặng quà nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ. UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn đi thăm và tặng 21.566 suất quà với số tiền 4 tỷ 490,8 triệu đồng (kinh phí của Trung ương 3 tỷ 607,6 triệu đồng, Địa phương 883,2 triệu đồng), trong đó có 152 suất quà lãnh đạo tỉnh tổ chức các Đoàn đi thăm trực tiếp các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh với kinh phí 152 triệu đồng.
Trong 9 tháng đầu năm thực hiện xác lập, thẩm định hồ sơ người có công 2.218 hồ sơ. Triển khai xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh được 3.319/4.063 căn nhà đạt 81,69% so KH (xây mới 1.812 căn; sửa chữa 1.507), giải ngân vốn 120.740 triệu đồng.
8.4. Tình hình Giáo dục
Năm học 2017-2018 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 670 trường, giảm 01 trường so với năm học trước, (bao gồm 155 trường mầm non, tăng 01 trường; Tiểu học 294 trường, giảm 02 trường; Trung học cơ sở 123 trường, giảm 01 trường; Phổ thông cơ sở 46 trường, tăng 01 trường; Trung học phổ thông 52 trường, không tăng giảm); học sinh huy động đến trường được 342.317 học sinh, tăng 6.511 học sinh, trong đó giáo dục mầm non tăng 4.383 học sinh; tổng số giáo viên 18.847 người, tăng 0,43%, tăng 80 giáo viên so năm học trước, trong đó giáo dục mầm non tăng 188 giáo viên; bậc tiểu học giảm 38 giáo viên; bậc trung học cơ sở, giảm 44 giáo viên và bậc trung học phổ thông giảm 26 giáo viên.
Toàn tỉnh có 232 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 46, TH 123, THCS 60, THPT 03), đạt tỷ lệ 34,52%, tăng 31 trường so với năm học trước. Có 602 đơn vị, trường học đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp và An toàn, đạt tỷ lệ 87,75% so với tổng số toàn tỉnh.
Hiện có 145/145 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (gồm 40 xã đạt mức độ 2 và 105 xã đạt mức độ 3).
Tổ chức lễ khai giảng:Tất cả các cơ sở giáo dục tổ chức khai giảng năm học mới đồng loạt vào ngày 05/9/2018 – “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.
Tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 19 đoàn gồm Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, lãnh đạo các Ban Đảng và lãnh đạo một số ngành đến dự khai giảng ở 15 địa phương, đơn vị, trường học trong tỉnh. Tại tất cả các trường, đều có đại diện Cấp ủy, Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự lễ hội khai giảng và tọa đàm.
Theo số liệu sơ bộ, đến ngày 4/9/2018 toàn tỉnh có 343.046 học sinh đến trường, bao gồm bậc học mầm non có 45.110 học sinh, trong đó có 25.905 trẻ 5 tuổi, giảm 1,78% (giảm 818 HS), cấp tiểu học 163.153 HS, tăng 5,52% (tăng 8.532 HS), cấp trung học cơ sở 97.686 HS, tăng 2,85% (tăng 2.711 HS), Trung học phổ thông 37.097 HS, tăng 1,37% (tăng 501 HS).
8.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao
Trong 9 tháng năm 2018, tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng, nổi bật nhất là Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc và An Minh; Lễ kỷ niệm 56 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất; Lễ kỷ niệm 282 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 2018) tại thị xã Hà Tiên; kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2018); kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018); Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 tại huyện Tân Hiệp; Tết cổ truyền Chôl - Chnăm - Thmây của đồng bào dân tộc Khmer; kỷ niệm 17 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2018) và Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ năm 2018; kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018); kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2018). Đặc biệt, tập trung triển khai công tác tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2018) tại thành phố Rạch Giá.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc:Tổ chức trưng bày tại chỗ và trưng bày lưu động chuyên đề, phục vụ hơn 25.000 lượt khách đến tham quan (trong đó có 6.433 lượt khách đến tham quan tại Bảo tàng và có 416 lượt khách nước ngoài). Phối hợp Bảo tàng thành phố Cần Thơ chuẩn bị trưng bày hình ảnh, hiện vật chuyên đề“Cách mạng Tháng Tám và Nam Bộ kháng chiến”và“Báu vật khảo cổ học Tây Nam Bộ”(từ ngày 22/8 đến ngày 15/12/2018). Sưu tầm được 300 hình ảnh, tư liệu về tín ngưỡng Hùng Vương; sưu tầm và tiếp nhận 157 hiện vật các loại. Hoàn chỉnh hồ sơ lý lịch gốm Hòn Dầm (phân loại, khảo tả, đo đạc) được 1.200 hiện vật.
Sưu tầm tư liệu bổ sung lý lịch di tích đình thần Thành Hoàng, thị xã Hà Tiên, đề nghị Cục Di sản văn hóa xin thỏa thuận xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tổng số di tích được xếp hạng đến nay là 56 di tích (trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 21 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh).
Hệ thống thư viện công cộng được củng cố và duy trì hoạt động đã tổ chức 20 cuộc trưng bày, giới thiệu sách mới, sách chuyên đề trong đó nổi bật là khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 và hưởng ứng Ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4) với chủ đề“Sách và Gia đình”(từ ngày 20/4 - 22/4/2018), gồm 14 đơn vị tham gia với 22 gian hàng, trưng bày hơn 120.000 bản sách các loại, thu hút hơn 10.000 lượt khách tham quan; đón hơn 1.000 lượt HSSV của 10 trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá đến tham quan đọc sách tại Thư viện tỉnh. Thư viện tỉnh bổ sung 48 loại báo, tạp chí mới và 16.602 bản sách từ nguồn biếu tặng; cấp mới 4.498 thẻ Thư viện; đưa 64.851 lượt sách báo, tạp chí phục vụ 58.540 lượt bạn đọc (tăng 94,54% so với cùng kỳ, đạt 135,49% so với kế hoạch).
Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển tham gia thi đấu 23 giải khu vực, toàn quốc, quốc tế; đạt 36 huy chương các loại (gồm 23 huy chương quốc gia và 13 huy chương quốc tế). Trong đó, tham gia Giải Vô địch Cúp các Câu lạc bộ Boxing toàn quốc năm 2018 (đạt 01 HCV), Giải Cờ vua toàn quốc - Tranh cúp LienVietPostBank năm 2018 (đạt 01 HCB), Giải Rowing và Canoeing vô địch các CLB toàn quốc (đạt 01 HCĐ), Giải Điền kinh Cúp tốc độ Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (đạt 01 HCV, 02 HCB và 02 HCĐ).
Phối hợp đăng cai tổ chức 03 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế thu hút khoảng 150.000 lượt người xem và cổ vũ như: Giải Xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ 30 năm 2018 (đón và đưa Đoàn đua thi đấu chặng 28 và 29); Giải Tour xe đạp toàn quốc về nông thôn tranh Cúp Gạo Hạt Ngọc Trời năm 2018 (khai mạc tại huyện Phú Quốc); Giải Xe đạp Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 27 năm 2018 tranh Cúp Gạo Hạt Ngọc Trời “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”.
Thể dục thể thao quần chúng:100% xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp huyện và cấp xã. Tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp tỉnh (thi đấu 18 môn thể thao, với 3.338 vận động viên, ước phục vụ hơn 80.000 lượt người đến xem và cổ vũ); kết quả: Đối với Khối các huyện, thị xã, thành phố: Rạch Giá hạng nhất (25 HCV, 24 HCB và 22 HCĐ), Gò Quao hạng nhì (24 HCV, 14 HCB và 08 HCĐ), Hòn Đất hạng ba (19 HCV, 16 HCB và 09 HCĐ); đối với Khối các cơ quan, doanh nghiệp: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hạng nhất (01 HCV và 01 HCB), Công an tỉnh hạng nhì (09 HCB và 05 HCĐ).
8.6 Tình hình y tế
Trong 9 tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám và điều trị cho 3.770.700 lượt người, đạt 83,79% kế hoạch; điều trị nội trú 197.076 bệnh nhân, đạt 85,69% kế hoạch. Tỷ lệ khỏi bệnh 88,99%, tỷ lệ tử vong 0,13%. Công suất sử dụng giường bệnh chung là 89,52%. Tỷ lệ BN được khám chữa bệnh bằng YHCT đạt 13,94%.
Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 16/08/2018 – 15/09/2018)
Bệnh Sốt xuất huyết:trong tháng toàn tỉnh ghi nhận có 146 cas mắc, tăng 13 cas so với tháng trước. Tích lũy từ đầu năm đến nay là 1.133 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 giảm 05 cas.
Bệnh Tay Chân Miệngcó 149 cas mắc, tăng 77 cas so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay 502 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 giảm 471 cas.
Các bệnh truyền nhiễm kháccó xu hướng giảm mạnh cụ thể: Số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Tả (0/0), Thương hàn (18/73), Viêm não virus (1/13), Viêm màng não do NMC (0/0), Cúm A H5N1 (0), Sởi (0).
Chương trình phòng chống HIV/AIDS:Trong tháng thực hiện xét nghiệm 6.865 mẫu máu, phát hiện mới 20 cas HIV dương tính, tính chung từ đầu năm đã phát hiện mới 120 cas. Trong tháng, điều trị ARV cho 32 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có 01 trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.638 người, trong đó có 100 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.532 người, trong giai đoạn AIDS là 1.699 người. Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 08 người, lũy kế có 116 người đang điều trị.
Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng
Trong tháng phát hiện 01 BN phong, phát hiện mới 235 BN lao, 05 BN tâm thần phân liệt và 07 BN động kinh, Lũy kế từ đầu năm phát hiện 04 BN phong, 1.909 BN lao, 42 BN tâm thần phân liệt và 60 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 408 BN phong4.591 BN lao, 2.181 BN tâm thần phân liệt và 2.733 BN động kinh. Điều trị khỏi bệnh 217 BN lao, tính chung từ đầu năm số điều trị khỏi bệnh lao là 1.788 người.
Từ đầu năm đến nay, ngành y tế đã phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, khống chế kịp thời không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; cải tiến các quy trình khám, chữa bệnh…nên chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ người tham gia BHYT đến 9 tháng năm 2018 đạt 83,45%, tăng 3,45% so cùng kỳ (KH năm 2018 là 84%).
8.7. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Tính từ đầu năm đến nay đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 14.307 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phát hiện 2.357 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, so cùng kỳ giảm 630 cơ sở, qua đó nhắc nhở và hướng dẫn cho các cơ sở hoàn thành tốt việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở và xử lý 263 cơ sở gồm cảnh cáo 26 cơ sở, cam kết 93 cơ sở và phạt tiền 52 cơ sở với tổng số tiền phạt 72.200 ngàn đồng. Bên cạnh đó còn phạt phụ với hình thức tiêu hủy sản phẩm tại chỗ của 164 cơ sở (tăng 106 cơ sở) với số lượng bằng 1.306,6kg thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn (giảm 90,6 kg).
Xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, Tổ 1, ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng với 10 người mắc, 2 người nhập viện, tử vong 01 người (cùng kỳ 2017 không có vụ ngộ độc thực phẩm nào). Ghi nhận có 130 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ (giảm 21 cas so với cùng kỳ), không có tử vong (chủ yếu là ngộ độc rượu và hải sản).
8.8. Tình hình an toàn giao thông
Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh từ ngày 16/08/2018 đến 15/09/2018. Toàn tỉnh xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 13 người chết, 9 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 14 vụ, làm 13 người chết và 06 người bị thương. So với tháng trước Số vụ tai nạn giao thông tăng 07 vụ, tăng 09 người chết, số người bị thương không tăng, không giảm. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 07 vụ, tăng 09 người chết, số người bị thương không tăng, không giảm.
Tính chung 9 tháng (từ 16/12/2017 đến 15/09/2018) trên toàn tỉnh xảy ra 150 vụ tai nạn giao thông, làm 102 người chết, 94 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng 113 vụ, 102 người chết, 55 người bị thương. So với cùng thời điểm năm trước, giảm 18 vụ TNGT, tăng 17 người chết, giảm 19 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 05 vụ, nhưng tăng 17 người chết và giảm 06 người bị thương.
Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay tuy có giảm số vụ, nhưng lại tăng số vụ tai nạn rất nghiêm trọng (02 vụ, 06 người chết), dẫn đến số người chết tăng cao (tăng 17 người) so với năm 2017, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của một số người khi tham gia giao thông không tuân thủ quy định an toàn giao thông như lấn đường, sử dụng rượu bia, không chú ý quan sát, ngoài ra các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 80, QL 61 rất nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được sửa chữa kịp thời nên dễ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao …Đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền kết hợp với thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường Quốc lộ nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật khi tham gia giao thông của người dân, đồng thời cần khắc phục sửa chữa sớm những đoạn đường hư hỏng để các phương tiện tham gia giao thông được dễ dàng, thuận tiên nhằm làm giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới.
8.9. Tình hình cháy, nổ và thiên tai
Tình hình cháy nổ:Từ ngày 16/08/2018 đến 15/09/2018 toàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy nhưng không thiệt hại về người (TP Rạch Giá 01 vụ, Phú Quốc 01 vụ, Gò Quao 01 vụ), nguyên nhân do sự cố điện, không có vụ nổ nào xảy ra. Ước thiệt hại khoảng 795 triệu đồng.
Tính chung 9 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ cháy, 02 vụ nổ, làm 02 người thiệt mạng, 02 người bị thương. Thiệt hại ước tính lũy kế 5 tỷ 540 triệu đồng.
Tình hình thiên tai:Từ ngày 16/8/2018 đến 15/9/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra những cơn mưa giông gió lớn, kèm lốc xoáy đã làm sập 05 căn nhà và tốc mái 31căn nhà, trong đó huyện Giang Thành sập 03 căn, tốc mái 31 căn. Ứớc thiệt hại 560 triệu đồng.
Tính chung 9 tháng, thiên tai đã làm 08 phương tiện bị chìm, 02 người chết, 07 người bị thương, sập 232 căn nhà, tốc mái 371 căn nhà và 01 trường học, ước thiệt hại về vật chất là 8,82 tỷ đồng. Ngoài ra, do giông lốc làm hư hỏng 14 lồng bè nuôi cá, 2 chiếc ghe, 2 chiếc xuồng và 01 giàn lưới đánh bắt hải sản thuộc huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Ước thiệt hại 1,2 tỷ đồng. Các cấp chính quyền đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền và hiện vật cho những gia đình bị nạn để bà con khắc phục khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống.
9. Nhận xét, kiến nghị.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018 của tỉnh bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn không ít khó khăn: tình hình thời tiết càng ngày càng diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư xây dựng vốn nhà nước giải ngân thấp, một số nguồn thu còn đạt thấp so dự toán...
Vì vậy, để đạt kế hoạch tăng trưởng cao hơn và đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra trong năm 2018.
Cục Thống kê xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm nay sản xuất lúa trên 2 vụ Đông Xuân và vụ Mùa năng suất và sản lượng đều đạt so với kế hoạch, tăng cao hơn năm trước là do thời tiết năm nay diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây tình hình lũ trên các sông đầu nguồn đã ở mức cao và sớm hơn so với dự báo trước đây nên đã xảy ra ngập úng ở một số địa phương trong tỉnh và có nguy cơ gây thiệt hại cho một số diện tích lúa Hè Thu và Thu Đông ở một số huyện, nhất là ở các khu vực không có đê bao, bờ bao như huyện Giang Thành, Kiên Lương Hòn Đất,Tân Hiệp làm ảnh hưởng nhiều đến diện tích, năng suất là sản lượng thu hoạch. Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác theo dõi, dự báo tình hình mưa bão, quản lý vận hành hệ thống cống kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất. Tập trung hướng dẫn bà con nông dân bảo vệ chăm sóc thu hoạch dứt điểm đối với diện tích lúa Hè Thu và Thu Đông năm 2018 còn lại; thường xuyên điều tra và giám sát tình hình dịch bệnh hại lúa để chủ động trong chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được kịp thời và hiệu quả để đạt được kế hoạch về năng suất, sản lượng tất cả các vụ lúa, góp phần làm đạt và vượt giá trị sản xuất ngành nông nghiệp so kế hoạch đã đề ra.
2. Về lĩnh vực thủy sản:Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn giống thủy sản, nhất là giống tôm nuôi để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất hợp lý, kịp thời và hiệu quả. Thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh tôm nuôi để cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chỉ đạo tổ chức thu hoạch dứt điểm diện tích nuôi tôm trên nền lúa. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ dân và các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thả nuôi tôm theo kế hoạch, nhất là đối với mô hình thả nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ Giác Long Xuyên khi có điều kiện thuận lợi nhằm phấn đấu hoàn thành đạt/vượt chỉ tiêu sản lượng tôm nuôi 2018. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá, trên biển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác nghề cá theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, ngăn chăn kịp thời tàu cá và ngư dân có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm đối với tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện khắc phục các khuyến nghị của EC về khai thác hải sản trên biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Tăng cường quản lý tốt ngư trường kịp thời ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ, khuyến khích đầu tư phát triển một số nghề khai thác thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như lưới rê, lưới vây, chụp mực...nhằm tăng tỷ lệ sản phẩm khai thác có giá trị cao và góp phần thực hiện tốt về công tác phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Các ban, ngành chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biển những điểm mới của Luật Thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau như phim phóng sự, tài liệu hỏi đáp, viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng… để nhân dân dễ tiếp cận nhằm hiểu rõ và thực hiện nghiêm luật Thủy sản.
3.Tình hình xuất khẩu, cần phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; chú trọng thông tin về thị trường; tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng chế biến thuỷ sản xuất khẩu, hàng nông sản (mặt hàng gạo) nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
4.Về lĩnh vực công nghiệp – Đầu tư:Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hiện có nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ tiềm lực mạnh dạn đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, có công nghệ thích hợp, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh nhà.
Chỉ đạo quyết liệt các ngành, các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển trên địa bàn nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước góp phần tăng giá trị sản xuất ngành xây dựng.
5.Ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thường xuyên thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, tổ chức nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung quản lý tốt các điểm du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm phục vụ khách nhất là trên các tuyến đảo ven biển của huyện Kiên Hải, Kiên Lương; tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch và lực lượng lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện, ứng xử tốt với khách du lịch nhằm thu hút nhiều khách đến và lưu trú lâu hơn trong thời gian tới./.