Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 5 Diễn đàn kinh tế phương Đông 2019 đã thu hút sự tham gia của hơn 8.500 người đến từ hơn 65 quốc gia trên thế giới, và dù hơn 270 thỏa thuận trị giá 3.400 tỷ ruble.
Hơn 270 thỏa thuận trị giá 3.400 tỷ ruble (khoảng 47 tỷ USD) đã được ký kết tạiDiễn đàn kinh tế phương Đônglần thứ năm (EEF-2019).
Thông tin trên được ông Yuri Trutnev, Phó Тhủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, Đại diện đặc mệnh toàn quyền của Tổng thống Liên bang Nga tại Vùng liên bang Viễn Đông đưa ra tại cuộc họp báo ngày 6/9 tổng kết EEF-2019.
Phó Thủ tướng Y.Trutnev cho biết mặc dù hoạt động tổng kết chưa hoàn tất, song theo số liệu chính thức có hơn 270 thỏa thuận trị giá 3.400 tỷ ruble đã được ký kết tại Diễn đàn lần này, so với 220 thỏa thuận trị giá 3.100 tỷ ruble được ký kết tại EEF-2018.
Diễn đàn lần này đã thu hút sự tham gia của hơn 8.500 người đến từ hơn 65 quốc gia trên thế giới, trong đó có 1.300 đại diện các phương tiện thông tin đại chúng.
Với chủ đề "Viễn Đông- Những chân trời phát triển," chương trình nghị sự của EEF-2019 được chia thành bốn phần chính bao gồm “Những giải pháp mới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế” thảo luận những biện pháp cần thiết để phát triển Viễn Đông và nâng cao sức hấp dẫn đầu tư của khu vực.
Phần hai là “Tạo điều kiện cho doanh nghiệp” với nội dung thảo luận các vấn đề tạo những cơ hội đầu tư mới tại Viễn Đông, trong đó có vấn đề bảo vệ quyền nhà đầu tư, hoàn thiện pháp luật, phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa, số hóa quản lý nhà nước và các biện pháp hỗ trợ trong các lĩnh vực hóa dầu và du lịch.
Phần ba là “Viễn Đông và châu Á-Thái Bình Dương: Phát triển cơ hội hợp tác” đề cập tới quan hệ hợp tác giữa Nga và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học-kỹ thuật, chuyển đổi thương mại kỹ thuật số, tương lai Bắc Cực của Nga và các hành lang giao thông ở vùng Viễn Đông.
Phần bốn là “Những giải pháp mới để nâng cao chất lượng cuộc sống” tập trung thảo luận các vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xã hội của khu vực, phát triển môi trường đô thị và xây dựng các thành phố tương lai.
Đánh giá vai trò của EEF, giới chuyên gia Nga nhận định về mặt địa lý, Nga buộc phải có mối liên hệ với cả phương Tây và phương Đông. Việc Nga tổ chức EEF giúp nước này cải thiện hợp tác với các quốc gia đang phát triển nhanh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó đẩy mạnh phát triển vùng Viễn Đông giàu cótài nguyên thiên nhiênnhưng chưa được khai thác.
Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, ông Sergei Katyrin cho biết trong vòng năm năm qua, tại vùng Viễn Đông đã thành lập được 20 khu vực ưu tiên phát triển, năm cảng tự do, khoảng 1.800 dự án đầu tư với tổng số vốn lên tới gần 3.800 tỷ ruble đang được thực hiện, hơn 200 doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động./.