Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Liban. (Nguồn: Xinhua) Liban vốn phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm gần đây do thiếu đà tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự sụt giảm các dòng ngoại tệ mạnh từ nước ngoài.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14/4 đã đưa ra dự báo rằng nền kinh tế Liban sẽ suy giảm 12% trong năm 2020, giữa bối cảnh nước này đang rơi vào cuộckhủng hoảng tài chínhvà kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Liban vốn phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm gần đây do thiếu đà tăng trưởng kinh tế,tỷ lệ thất nghiệpcao và sự sụt giảm cácdòng ngoại tệmạnh từ nước ngoài.
Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc do làn sóng phản đối nạn tham nhũng và chế độ cầm quyền hồi tháng 10/2019 đã “nhấn chìm” nước này.
Việc phong tỏa đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấpCOVID-19càng khiến các điều kiện kinh tế và tài chính của Liban trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều doanh nghiệp đã bị đóng cửa trong tháng qua để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, khiến hơn 640 người mắc bệnh và 20 ca tử vong tại quốc gia Địa Trung Hải này.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế vừa được công bố của IMF, thể chế tài chính này cũng dự báo rằng đại dịch COVID-19 có thể khiến nền kinh tế thế giới năm 2020 chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, với mức suy giảm 3%. IMF dự báo nền kinh tế Liban sẽ suy giảm 12% trong năm 2020, sau khi chứng kiến mức giảm 6,5% của năm 2019.
Tháng trước, Liban đã lần đầu tiên chịu cảnh vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản nợ khổng lồ giữa bối cảnh những bất ổn kinh tế đang diễn ra. Nợ công của Liban lên tới 90 tỷ USD, tương đương 170% GDP, khiến nước này trở thành một trong những nước có mức nợ công cao nhất thế giới.
Báo cáo của IMF được đưa ra giữa lúc đồng nội tệ Liban trượt giá chưa từng có so với đồng USD trên thị trường không chính thức khi giao dịch ở mức 3.000 bảng Liban/USD, so với tỷ giá trên thị trường chính thức là 1.507 bảng/USD.
Điều này xảy ra trong bối cảnh thị trường tiền tệ nước này đang thiếu hụt các ngoại tệ mạnh, trong khi các ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn từ nhiều tháng qua bằng cách hạn chế rút tiền bằng ngoại tệ./.