Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 01/06/2020-16:02:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Về sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 15/5/2020)

1.1. Trồng trọt

1.1.1. Sản xuất vụ xuân năm 2020

Vụ xuân năm nay một số diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng so với cùng kỳ. Tại thời điểm hiện nay, các địa phương trên toàn tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu hoạch vụ xuân đảm bảo đúng tiến độ, giải phóng diện tích đất để chuẩn bị cho vụ mùa 2020. Kết quả gieo trồng vụ xuân như sau:

Cây lúa: Diện tích gieo trồng được 19.224,91 ha, đạt 102,27% kế hoạch, tăng 0,16% (tăng 30,36 ha) so với vụ xuân năm 2019. Chia ra: Lúa lai 9.175,90 ha, đạt 99%, giảm 3,66% (giảm 348,40 ha); lúa thuần 10.049,01 ha, đạt 100,42%, tăng 3,92% (tăng 379,03 ha); cây ngô gieo trồng 8.359,11 ha, đạt 102,84%, tăng 0,98% (tăng 81,53 ha); cây khoai lang gieo trồng 364,30 ha, giảm 13,72% (giảm 57,93 ha); cây mía trồng 3.385,19 ha; cây đậu tương gieo trồng 127,59 ha, đạt 27,79%, giảm 13,45% (giảm 19,83 ha); cây lạc gieo trồng 3.341,93 ha, đạt 99,81%, tăng 4,39% (tăng 140,63 ha).

1.1.2. Tình hình sinh vật gây hại

a. Cây hàng năm vụ xuân: Cây lúa xuân (ngậm sữa – vào chắc): Rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít gây hại rải rác; Cây ngô, cây lạc, đậu tương: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang gây hại rải rác; Cây mía (đẻ nhánh) Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại 2-4 %; Bọ hung gây hại rải rác tại một số ruộng đất soi bãi, mật độ nơi cao 1-2 con/hố; diện tích nhiễm 5 ha (Sơn Dương).

b. Cây lâu năm: Cây chè (ra búp): Rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít gây hại, tỷ lệ hại trung bình 1-3%, nơi cao 5-6% số búp; Cây có múi; Nhện trắng, rám vàng gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá; Cây nhãn, vải (hoa – quả non); Bọ xít nâu gây hại, mật độ trung bình 1-2 con/cành, nơi cao 3-4 con/cành, non-trưởng thành; Bệnh chổi rồng, bệnh sương mai, nhện lông nhung gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 5-10 % số cành.

c. Cây lâm nghiệp (vườn ươm 1-5 tuổi): Sâu ăn lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số lá (sâu non); Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-3 tuổi, nơi cao 3-5% số cây; Bệnh thán thư, bệnh vàng lá, khô cành, khô ngọn gây hại rải rác trên cây bạch đàn tuổi 1-2, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số cây.

Trước tình hình sinh vật gây hại cây trồng nêu trên. Chi cục bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện việc gieo cấy đúng thời vụ, chăm sóc cây trồng; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, kịp thời hướng dẫn cách phòng trừ, giảm thiệt hại do sâu bênh gây ra.

1.2. Về chăn nuôi (Dự ước số lượng và sản phẩm đàn gia súc, gia cầm tháng 5/2020)

1.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm

Đàn trâu tổng đàn đạt 96.430 con, giảm 2,19% (giảm 2.160 con) so với cùng kỳ năm 2019; đàn bò đạt 35.698 con, tăng 0,13% (tăng 47 con); đàn lợn đạt 503.037 con, giảm 9,06% (giảm 50.138 con); đàn gia cầm đạt 5.721,02 nghìn con, tăng 4,99% (tăng 271,74 nghìn con).

1.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm

Đàn trâu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 628,15 tấn, tăng 3,57% (tương ứng với 2.035 con xuất chuồng) so với cùng kỳ năm 2019; đàn bò xuất chuồng đạt 190,75 tấn, tăng 2,17% (tương ứng với 870 con); sản lượng sữa đạt 2.850,32 tấn, tăng 0,17%; đàn lợn đạt 4.454,18 tấn, tăng 4,98% (tương ứng với 54.370 con); đàn gia cầm đạt 1.238,46 tấn (tương ứng với 5.721,02 nghìn con), tăng 4,98% (tăng 58,72 tấn).

1.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

1.3.1. Công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Thời điểm từ tháng 01 năm 2020 đến ngày 20/5/2020 dịch bệnh đã xảy ra tại 34 xã với 67 thôn và 162 hộ chăn nuôi xuất hiện bệnh. Số lợn buộc phải tiêu hủy 775 con, tương đương trên 30,381 tấn. Theo nhận định của ngành chức năng, sự lây lan của bệnh tả lợn Châu Phi đã giảm. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp nên nguy cơ tái phát tại các xã đã qua 30 ngày và phát sinh những ổ dịch mới là rất cao.Tại những xã đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch,cần tuyên truyền cho người chăn nuôi thận trọng, chưa nêntái đàn trở lại nếu không áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Bên cạnh đó tỉnh đã hỗ trợ cấp phát thuốc về các huyện, thành phố là trên 65 lít hóa chất và trên 351,28 tấn vôi bột để tiêu độc khử trùng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn bị dịch tả lợn châu Phi theo Quyết định 793/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho trên 4.000 hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi với tổng số tiền trên 53 tỷ đồng. Hiện tại, một số hộ bị thiệt hại nhận được tiền hỗ trợ đã tái đầu tư vào sản xuất, bảo đảm thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ tái đàn vẫn còn chậm do người dân còn khá thận trọng do bênh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là giá lợn giống quá cao người dân không dám mạo hiểm đầu tư chăn nuôi lợn. Trước tình hình tái đàn lợn chậm như hiện nay, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị các huyện, thành phố tạo điều kiện, khuyến khích các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, gia trại thực hiện tái đàn lợn nhằm ổn định ngành hàng chăn nuôi lợn, kiểm soát giá lợn thịt, bình ổn thị trường.

1.3.2. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm khác

a. Công tác phòng chống và điều trị

Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên theo dõi công tác thú y thuỷ sản trên địa bàn.

Trong tháng ở một số địa phương trong tỉnh, đã xuất hiện một số gia súc, gia cầm ốm do mắc các bệnh: Tụ huyến trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi (đàn trâu, bò); tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Niucatson, THT, cầu trùng... (đối với đàn gia cầm), số gia súc mắc bệnh đã được nhân viên thú y tại các địa phương phát hiện và điều trị kịp thời, kết quả:

Tổng số đã phát hiện và điều trị được 252 con gia súc, gia cầm các loại; chữa khỏi 249 con và chết 3 con. Trong đó:

- Đàn trâu, bò: 36 con, điều trị khỏi 36 con;

- Đàn lợn: 216 con, điều trị khỏi 213 con, chết 3 con.

b. Công tác tiêm phòng

Trong tháng 5 các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện công tác tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm, kết quả tiêm phòng:

- Đàn trâu LMLM: 23.458 con, THT: 35.528 con.

- Đàn bò LMLM: 4.201 con, THT: 7.759 con.

- Đàn lợn LMLM 30.111 con, THT: 42.240 con, Dịch tả: 76.851 con.

- Đàn gia cầm THT: 732.681 con, Niucatson: 977.361 con.

1.3.3. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ

Trong tháng, các Trạm Kiểm dịch thường xuyên duy trì hoạt động, phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn không cho vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh, kết quả đã kiểm tra: 190 lượt phương tiện vận chuyển đủ thủ tục theo quy định; cấp 190 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, trong đó: 50 chuyến vận chuyển 9.704 con gia súc; 140 chuyến vận chuyển 12.980 con gia cầm đi các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được các trạm Chăn nuôi và Thú y phân công, bố trí cán bộ thường xuyên duy trì, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm sản phẩm gia súc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ được kiểm tra, kết quả đã kiểm soát giết mổ được: 132 con trâu, bò; lợn: 2.409 con.

1.4. Về sản xuất lâm nghiệp

1.4.1. Công tác trồng rừng

- Sản xuất cây giống: Nhu cầu cây giống phục vụ công tác trồng rừng năm 2020 toàn tỉnh 18.630 nghìn cây, đến thời điểm báo cáo các chủ vườn ươm đã sản xuất được 11.550 nghìn cây, đạt 62,0% kế hoạch.

- Tiến độ trồng rừng: Tính đến ngày 15/5/2020 tổng diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh đã trồng được 2.980,3 ha, giảm 22,19% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 100,03 nghìn cây.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2020; các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích trên địa bàn quản lý.

1.4.2. Khai thác gỗ rừng trồng

Tính đến ngày 15/5/2020 toàn tỉnh khai thác được 86.105,6 m3 tăng 0,27% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng gỗ khai thác chủ yếu phục vụ cho nhà máy giấy Tuyên Quang và các công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

1.4.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2020; tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân nâng cao nhận thức về các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc phá rừng, đốt rừng, triệt phá các đường dây buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Thường xuyên cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi xâm hại rừng.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào; Số vụ chặt phá rừng 04 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 0,36 ha. Đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu 6 phương tiện và 20,267 m3 gỗ các loại; phạt hành chính và bán thanh lý tài sản 132,107 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 94,268 triệu đồng).

1.5. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông thôn

Trong tháng, tỉnh đã tổ chức Lễ công bố xã Thái Bình, huyện Yên Sơn đạt chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động được hơn 65,4 tỷ đồng đểthực hiện. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 13,1 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 2,4 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp hơn 9,8 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác; thu nhập bình quân trên địa bàn toàn xã đạt 39,6 triệu đồng/người/năm...

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các quyết định số 496, 497/QĐ - UBND ngày 06 tháng 5 năm 2020, về việc công nhận xã Kim Quan, huyện Yên Sơn; xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa; tỉnhTuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Năm 2020, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”; "Bộ tiêu chí nông thôn kiểu mẫu” và "Bộ tiêu chí vườn mẫu nông thôn kiểu mẫu”. Duy trì, giữ vững chất lượng các tiêu chí tại35 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Sản xuất công nghiệp

2.1. Chỉ số phát triển công nghiệp

2.1.1. Ước thực hiện tháng 5 năm 2020

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,65% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 30,71% so với tháng trước. Phân theo ngành công nghiệp cấp II, so với cùng kỳ năm 2019: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,7%; ngành dệt tăng 13,4%; ngành sản xuất trang phục tăng 13,89%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,34%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,85%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 25,38%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 4%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,43%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,84%. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc nơi lỏng giãn cách xã hội để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh thì nhiều ngành vẫn có chỉ số giảm như: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 4,04%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 9,12%; ngành in, sao chép bản ghi các loại giảm 10,28%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,42%,...

2.1.2. Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn ước từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019. Phân theo ngành công nghiệp cấp II: Ngành dệt tăng 11,11%; ngành sản xuất trang phục tăng 14,75%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 19,29%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8,16%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 49,94%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 28,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,88%. Tuy nhiên, cũng có một số ngành cũng có chỉ số giảm như: Ngành khai khoáng khác giảm 14,64%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 14,51%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 15,81%; ngành in, sao chép bản ghi các loại giảm 23,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 3,77%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 13,3%,...

2.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

2.2.1. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng

Trong tháng, các doanh nghiệp trên toàn tỉnh đã đi vào hoạt động sản xuất trở lại sau khi được nới lỏng giãn cách xã hội; các doanh nghiệp đã khắc phục mọi khó khăn, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất những sản phẩm mới. Sản xuất công nghiệp trong tháng của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 88 triệu Kw, tăng 4,71%; chè chế biến đạt 688 tấn, tăng 11,23%; xi măng đạt 117.000 tấn, tăng 28,38%; bột giấy đạt 6.000 tấn, tăng 1,73%; nước máy tiêu thụ đạt 607,1 nghìn m3, tăng 5,37%; giấy viết đạt 11.616 tấn, tăng 4,73%; may mặc xuất khẩu đạt 650 nghìn cái, tăng 4,8%. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Điện sản xuất đạt 162 triệu Kw, giảm 12,91%; bột ba rít đạt 2.000 tấn, giảm 27,63%; bột fenspat nghiền đạt 15.000 tấn, giảm 27,39%; giấy hàng mã xuất khẩu đạt 650 tấn, giảm 27,3%; siliconmangan đạt 320 tấn, giảm 5,88%; trang in đạt 11 triệu trang, giảm 35,29%; đá xây dựng đạt 265 nghìn m3, giảm 7,02%; cát sỏi đạt 197 nghìn m3, giảm 23,35%; gạch xây đạt 7,1 triệu viên, giảm 28,28%; gỗ tinh chế đạt 740 m3, giảm 62,49%; thép cây, thép cuộn đạt 30.000 tấn, giảm 7,23%,...

2.2.2. Ước tính thực hiện 5 tháng năm 2020

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 389,67 triệu Kw, tăng 5,13%; chè chế biến đạt 1.745,7 tấn, tăng 6,61%; xi măng đạt 481.804,8 tấn, tăng 23,51%; bột giấy đạt 25.084 tấn, tăng 8,34%; nước máy thương phẩm đạt 2.964,02 nghìn m3, tăng 4,76%; thép cây, thép cuộn đạt 113.618,81 tấn, tăng 4,65%. Tuy vậy, bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm nhẹ với cùng kỳ như: Điện sản xuất đạt 437,86 triệu Kw, giảm 28,32%; đường kính trắng đạt 23.184 tấn, giảm 53,06%; bột ba rít đạt 6.070,5 tấn, giảm 62,92%; bột fenspat nghiền đạt 72.500,86 tấn, giảm 15,42%; giấy hàng mã xuất khẩu đạt 3.063,44 tấn, giảm 19,65%; siliconmangan đạt 1.710 tấn, giảm 5%; trang in đạt 62 triệu trang, giảm 31,11%; đá xây dựng đạt 1.269 nghìn m3, giảm 3,13%; cát sỏi đạt 1.167 nghìn m3, giảm 5,89%; gạch xây đạt 26,47 triệu viên, giảm 36,8%; giấy viết đạt 41.266 tấn, giảm 6,93%; may mặc xuất khẩu đạt 4.252,71 nghìn cái, giảm 3,91%; gỗ tinh chế đạt 5.128,89 m3, giảm 44,99%,...

3. Kết quả thu ngân sách nhà nước tháng 5 năm 2020

3.1. Kết quả thu ngân sách

- Tổng thu nội địa tháng 5 năm 2020 ước thực hiện là 130 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng năm 2020 ước thực hiện là 712,08 tỷ đồng đạt 32,37% dự toán UBND tỉnh giao, giảm 1,74% so với cùng kỳ.

- Số thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và xổ số ước thực hiện tháng 5 năm 2020 là 120,19 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng năm 2020 ước thực hiện là 609,8 tỷ đồng đạt 31,63% dự toán, giảm 8,64% so với cùng kỳ.

3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thu

3.2.1. Tăng thu

- Cơ quan thuế đã thông báo và đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp tiền sử dụng đất sau các đợt đấu giá cuối năm 2019 tại các huyện, thành phố và các khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của các doanh nghiệp, tổ chức.

- Công ty TNHH MTV cơ khí Chính xác 29, Công ty TNHH MTV cơ khí hóa chất 13 nộp tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp được phân bổ vào NSNN số tiền 5,5 tỷ đồng.

3.2.2. Giảm thu

Dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến nay đã ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN tháng 5/2020, sơ bộ đánh giá một số khoản thu bị ảnh hưởng giảm thu như: Giảm thuế đối với cá nhân kinh doanh ngừng nghỉ kinh doanh ước 2 tỷ đồng; sản lượng xăng dầu tiêu thụ tháng 4 của công ty Xăng dầu Tuyên Quang – Công ty TNHH MTV (nộp thuế GTGT, thuế Bảo vệ môi trường tháng 5) giảm 0,5 triệu lít, doanh thu tính thuế GTGT giảm 42%, thuế Bảo vệ môi trường giảm 1,9 tỷ đồng, thuế GTGT giảm 0,4 tỷ đồng so với cùng kỳ; doanh thu tính thuế GTGT của Công ty Xổ số kiến thiết Tuyên Quang giảm 82% so với cùng kỳ, số nộp NSNN giảm 1,5 tỷ đồng; một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, vận tải, du lịch,… ảnh hưởng giảm sản lượng tiêu thụ, giảm doanh thu bán hàng làm giảm số thuế kê khai so với cùng kỳ.

Một nguyên nhân làm giảm số thu nữa là sản lượng của Công ty Thủy điện Tuyên Quang Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam kê khai nộp thuế tháng 5/2020 là 50,3 triệu kwh, giảm 65,4 triệu kwh, số nộp NSNN giảm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, dự kiến số tiền thuế được gia hạn nộp thuế trong tháng 5/2020 là 28 tỷ đồng.

4. Thương mại và Dịch vụ

4.1. Công tác quản lý nhà nước về thương mại

Mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch Covid - 19, tuy nhiên, trong tháng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường hàng hóa ổn định về cung, cầu và giá cả, đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Nhiều doanh nghiệp, siêu thị đã chủ động thích ứng, đổi mới hình thức kinh doanh trong thời gian diễn ra dịch Covid – 19.

Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại cũng thực hiện tốt việc cam kết không tăng giá, bán đúng giá niêm yết trong thời gian phòng, chống dịch Covid - 19 và duy trì tốt việc tuyên truyền, bảo đảm an toàn, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cho nhân viên, người tiêu dùng đến mua sắm…

4.2. Doanh thu bán lẻ hàng hóa

4.2.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng

Ước đạt 1.273.413,4 triệu đồng, tăng 6,57% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:

Phân theo nhóm ngành hàng, dịch vụ: Lương thực thực phẩm đạt 564.665,1 triệu đồng, tăng 9,35%; hàng may mặc đạt 77.836,2 triệu đồng, tăng 19,09%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 118.668,2 triệu đồng, tăng 54,84%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 14.350 triệu đồng, giảm 20,35%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 140.675,4 triệu đồng, tăng 26,23%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) đạt 67.236 triệu đồng, giảm 11,56%; xăng, dầu các loại đạt 89.606,6 triệu đồng, giảm 18,99%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 28.980 triệu đồng, giảm 10,11%; hàng hoá khác đạt 130.963,7 triệu đồng, giảm 9,13%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ đạt 40.432,2 triệu đồng, giảm 8,4%,...

4.2.2. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng

Ước đạt 5.990.123,2 triệu đồng, tăng 0,54% so với cùng kỳ. Trong đó:

Phân theo nhóm hàng: Lương thực thực phẩm đạt 2.656.311 triệu đồng, tăng 1,16%; hàng may mặc đạt 306.441 triệu đồng, giảm 3,63%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 524.408,3 triệu đồng, tăng 28,94%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 71.516 triệu đồng, giảm 6,1%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 600.542,1 triệu đồng, tăng 7,95%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) đạt 303.395,6 triệu đồng, giảm 9,08%; xăng, dầu các loại đạt 479.061,4 triệu đồng, giảm 8,25%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 136.206,9 triệu đồng, giảm 8,38%; hàng hoá khác đạt 702.781,2 triệu đồng, giảm 7,3%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ đạt 209.459,7 triệu đồng, giảm 1,52%,...

4.3. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống

4.3.1. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống trong tháng

Ước đạt 104.598 triệu đồng, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Ngành dịch vụ lưu trú ước đạt 9.751,2 triệu đồng, giảm 0,12%; ngành dịch vụ ăn uống ước đạt 94.266,8 triệu đồng, tăng 2,35%; dịch vụ lữ hành ước đạt 580 triệu đồng, giảm 26,16%,...

4.3.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống 5 tháng

Ước đạt 382.460,6 triệu đồng, giảm 23,91% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành dịch vụ lưu trú ước đạt 30.367,4 triệu đồng, giảm 30,07%; ngành dịch vụ ăn uống ước đạt 351.453,2 triệu đồng, giảm 23,29%; dịch vụ lữ hành ước đạt 640 triệu đồng, giảm 59,3%,...

4.4. Doanh thu hoạt động dịch vụ

4.4.1. Doanh thu hoạt động dịch vụ trong tháng

Ước đạt 35.595,3 triệu đồng, giảm 16,75% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó:

Phân theo ngành kinh tế: Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 1.934,7 triệu đồng, tăng 2,42%; ngành dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 11.472,5 triệu đồng, tăng 7,65%; ngành dịch vụ giáo dục và đào tạo ước đạt 1.647 triệu đồng, tăng 1,67%; ngành dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 861,2 triệu đồng, tăng 6,06%; ngành dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 6.659,1 triệu đồng, giảm 32,63%; ngành dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình ước đạt 6.289,5 triệu đồng, tăng 7,06%; ngành dịch vụ khác ước đạt 6.731,3 triệu đồng, giảm 43,99%,...

4.4.2. Doanh thu hoạt động dịch vụ 5 tháng

Ước đạt 177.683,3 triệu đồng, giảm 18,77% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó:

Phân theo ngành kinh tế: Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 8.444,9 triệu đồng, giảm 16,93%; ngành dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 45.209,8 triệu đồng, giảm 15,85%; ngành dịch vụ giáo dục và đào tạo ước đạt 6.442 triệu đồng, giảm 26,4%; ngành dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 4.265,1 triệu đồng, tăng 3,14%; ngành dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 35.398,9 triệu đồng, giảm 28,92%; ngành dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình ước đạt 27.636,6 triệu đồng, giảm 6,91%; ngành dịch vụ khác ước đạt 50.286 triệu đồng, giảm 19,51%,...

4.5. Chỉ số giá

4.5.1. Chỉ số giá hàng tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2020 trên địa bàn tỉnh tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2019; giảm 1,45% so với tháng 12 năm; giảm 0,25% so với tháng trước. Tuy nhiên, bình quân 5 tháng đầu năm 2020, CPI tăng 4,91% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm tương đối cao so với những năm gần đây. Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 04 nhóm hàng tăng so với tháng trước, bao gồm những nhóm hàng sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,62%, trong đó: (nhóm lương thực tăng 0,3% do tăng ở mặt hàng gạo và lương thực chế biến; thực phẩm tăng 1,04% nguyên nhân chủ yếu do giá thịt lợn hơi tiếp tục tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi cùng với việc tái đàn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung giống khan hiếm, giá cao,…); đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%, do thời tiết nắng nóng nhu cầu tiêu thụ các loại đồ uống giải khát tăng; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,07%, do một số mặt hàng điện tử, điện lạnh tăng, làm giá một số mặt hàng này tăng; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18% do giá một số dịch vụ phục vụ cá nhân, đồ dùng cá nhân tăng. Một số nhóm hàng giảm so với tháng trước là: May mặc, giầy dép và mũ nón giảm 1,25% do các cơ sở kinh doanh giảm giá một số mặt hàng vải, hàng may mặc mùa đông để bán nốt hàng tồn đã tác động làm chỉ số giá nhóm này giảm; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,97% do nhóm điện sinh hoạt và nhóm nhà ở thuê giảm; giao thông giảm 1,99% do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng theo quyết định điều chỉnh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về giá bán lẻ xăng vào ngày 28/4 và ngày 13/5 đã làm cho nhóm nhiên liệu giảm 4,87% so với tháng trước; văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,4% donhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội của người dân giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong tháng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục tiếp tục duy trì ở mức giá ổn định so với tháng trước.

4.5.2. Chỉ số giá vàng, đô la

Trong tháng, giá vàng và giá đô la Mỹ trong nước có nhiều biến động so với thế giớicó những thời điểm giá vàng trong nước tăng dựng đứng do giá vàng thế giới tăng vọt và lên đỉnhvới mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua , nguyên nhân chính là do tâm lý vàng vẫn là kênh đầu tư an toàn và là tài sản có giá trị cao. Chỉ số giá vàng tăng 44,93% so với kỳ gốc 2014, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 17,02% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,91% so với tháng trước; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 8,36% so với kỳ gốc 2014, tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước; giảm 0,46% so với tháng trước.

5. Vận tải hàng hóa và hành khách

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; đồng thời để tháo gỡ khó khăn, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid - 19, các phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy..) được phép hoạt động trở lại bình thường, đã làm các hoạt động vận tải toàn tỉnh nhộn nhịp trở lại. Doanh thu tháng 5 tăng hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì doanh thu vẫn giảm.

5.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

- Ước tính tháng 5 đạt 172.926,7 triệu đồng, giảm 21,06% so với cùng kỳ năm 2019: Doanh thu từ vận tải hành khách ước đạt 30.000,3 triệu đồng, giảm 38,93% (trong đó: Vận tải hành khách đường bộ đạt 29.547,9 triệu đồng, giảm 39,21%; vận tải hành khách đường thủy đạt 452,4 triệu đồng, giảm 12,53%); doanh thu từ vận tải hàng hóa đạt 142.827,5 triệu đồng, giảm 15,85% (trong đó: Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 141.346,9 triệu đồng, giảm 16,49%; vận tải hàng hóa đường thủy đạt 1.480,6 triệu đồng, tăng 218,55%); dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 98,9 triệu đồng, giảm 49,31%,...

- Ước tính 5 tháng năm 2020 đạt 821.257,1 triệu đồng, giảm 20,18% so với cùng kỳ: Doanh thu từ vận tải hành khách ước đạt 135.839,2 triệu đồng, giảm 39,33% (trong đó: Vận tải hành khách đường bộ đạt 133.794,2 triệu đồng, giảm 39,58%; vận tải hành khách đường thủy đạt 2.045 triệu đồng, giảm 17,64%); doanh thu từ vận tải hàng hóa đạt 684.833,9 triệu đồng, giảm 14,83% (trong đó: Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 676.736,3 triệu đồng, giảm 15,6%; vận tải hàng hóa đường thủy đạt 8.097,6 triệu đồng, tăng 260,92%); dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 584 triệu đồng, giảm 37,51%,...

5.2. Vận tải hành khách

5.2.1. Khối lượng hành khách vận chuyển

- Ước trong tháng đạt 454,28 nghìn hành khách, giảm 38,17% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đạt 408,4 nghìn hành khách, giảm 40,33%; khối lượng vận chuyển hành khách đường thủy đạt 45,88 nghìn hành khách, giảm 8,72%,...

- Ước tính 5 tháng năm 2020 đạt 2.189,07 nghìn hành khách, giảm 38,28% so với cùng kỳ, trong đó: Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.982,38 nghìn hành khách, giảm 39,98%; khối lượng vận chuyển hành khách đường thủy đạt 206,69 nghìn hành khách, giảm 15,1%,...

5.2.2. Khối lượng luân chuyển hành khách

- Ước trong tháng đạt 40,38 triệu hành khách/km, giảm 39,73% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Khối lượng luân chuyển hành khách đường bộ đạt 40,24 triệu hành khách/km, giảm 39,79%; khối lượng luân chuyển hành khách đường thủy đạt 0,14 triệu hành khách/km, giảm 13,88%,...

- Ước tính 5 tháng năm 2020 đạt 196,66 triệu hành khách/km, giảm 38,89% so với cùng kỳ, trong đó: Khối lượng luân chuyển hành khách đường bộ đạt 196,01 triệu hành khách/km, giảm 38,94%; khối lượng luân chuyển hành khách đường thủy đạt 0,64 triệu nghìn hành khách/km, giảm 17,83%,...

5.3. Vận tải hàng hóa

5.3.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển

- Ước trong tháng đạt 1.056,28 nghìn tấn, giảm 10,44% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Khối lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 1.050,94 nghìn tấn, giảm 10,63%; khối lượng vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 5,35 nghìn tấn, tăng 54,54%,...

- Ước tính 5 tháng năm 2020 đạt 4.988,46 nghìn tấn, giảm 12,53% so với cùng kỳ, trong đó: Khối lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 4.962,18 nghìn tấn, giảm 12,73%; khối lượng vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 26,28 nghìn tấn, tăng 56,86%,...

5.3.2. Khối lượng hàng hóa luân chuyển

- Ước trong tháng đạt 64,31 triệu tấn, giảm 14,07% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 64,2 triệu tấn, giảm 14,17%; khối lượng luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,1 triệu tấn, tăng 195,72%,...

- Ước tính 5 tháng năm 2020 đạt 307,99 triệu tấn, giảm 15,68% so với cùng kỳ, trong đó: Khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 307,43 triệu tấn, giảm 15,8%; khối lượng luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,56 triệu tấn, tăng 234,91%,...

6. Về du lịch

Triển khai các bước thực hiện Đề án "Xây dựng hệ thống du lịch thông minh" tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến 2025; tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 trong giai đoạn mới.

Trong tháng 5/2020, đón 149.800 lượt khách du lịch (giảm 31,6% so với cùng kỳ); tổng thu từ khách du lịch tháng 5 đạt 145 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ). Tổng số khách du lịch 5 tháng được 299.400 lượt khách du lịch, đạt 14% kế hoạch năm, giảm 72,3% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch là 254 tỷ đồng, đạt 13% kế hoạch năm, giảm 72,5% so với cùng kỳ).

II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đến người lao động, đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh

1.1. Đối với các doanh nghiệp và người lao động

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, dịch bệnh Covid – 19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến 1.381 doanh nghiệp, gần 4.700 hộ kinh doanh cá thể thuộc diện nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp phải giảm ngày, giờ làm việc, ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp, du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, về việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả "nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, bằng những việc cụ thể như hỗ trợ tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, cải cách thủ tục hành chính; đẩy nhanh các dự án nông nghiệp gắn với chế biến, cùng với đó là kết nối lại chuỗi các ngành hàng, giảm thiểu ít nhất tác động chuỗi cung ứng về cung ứng nguyên liêu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là trong các ngành dệt may và da giày, ngành chế biến nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ…phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ thị trường nước ngoài.

Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, tính đến giữa tháng 5, toàn tỉnh có 330 doanh nghiệp có đơn đề nghị được giãn thuế, miễn, giảm thuế; 93 doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ tiền vay không lãi suất để trả lương, hỗ trợ công nhân bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập do cắt giảm thời gian lao động; 50 doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

1.2. Đối với các đối tượng chính sách xã hội

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các cấp, các ngành trong tỉnh đã khẩn trương tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc diện hỗ trợ. Kết quả rà soát, toàn tỉnh có trên 276 nghìn người thuộc các nhóm đối tượng là lao động làm việc tại các doanh nghiệp, các chủ sử dụng lao động, hộ kinh doanh,người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội… thuộc diện hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Tính đến ngày 15/5/2020, tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công trên địa bàn. Với tổng số là 28.136 đối tượng, trong đó: 6.260 người có công, các đối tượng còn lại 21.876 người, với tổng số tiền chi trả là 42,204 tỷ đồng. Từ đó, giúp người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn.Đồng thời, tiếp tục rà soát, thẩm định danh sách các đối tượng khác như: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… cố gắng hoàn thành việc hỗ trợ trong thời gian sớm nhất theo quy định.

2. Về lao động việc làm, đào tạo nghề

- Trong tháng toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 2.168 lao động; lũy kế từ đầu năm đến nay đã tạo việc làm cho 9.330 người, đạt 44,4% kế hoạch; trong đó lao động được tạo việc làm trong các ngành kinh tế tại tỉnh 6.029 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 3.185 người; lao động đi làm việc ở nước ngoài 116 người.

- Tư vấn giới thiệu việc làm cho 872 người. Đăng tải 35 lượt thông tin thị trường lao động trên Website Việc làm Tuyên Quang, Cổng thông tin Việc làm Tuyên Quang, báo Tuyên Quang và Đài PT - TH các huyện, thành phố về nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh các doanh nghiệp, trường nghề.

3. Công tác bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội

- Đôn đốc các huyện, thành phố rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, trợ giúp kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại, gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn rủi ro, hộ gia đình bị thiếu đói trong dịp giáp hạt; duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 25.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.

- Tổng số người nghiện ma tuý và người sử dụng trái phép ma túy trên địa bàn toàn tỉnh đến ngày 30/4/2020 là 1.123 người, trong đó: đang chấp hành Quyết định cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh: 98 người; quản lý sau cai: 125 người; đang điều trị Methadone: 382 người; quản lý trong trại tạm giam: 79 người; đang thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn 86 người; đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn 231 người; số người sử dụng trái phép chất ma túy đang ở xã hội: 122 người.

4. Hoạt động giáo dục và đào tạo

Trong tháng, học sinh các cấp đang theo học tại các trường Tiểu học, Trung học và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu trở lại công việc học tập bình thường. Các trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, lên kế hoạch tổ chức cho học sinh học 2 ca sáng và chiều để đảm bảo giãn cách mỗi lớp không quá 20 học sinh;học sinh trước khi vào trường được đo thân nhiệt, phải đeo khẩu trang đến trường; trang bị đủ nước sát khuẩn đặt tại các lớp, lắp đặt hệ thống bồn rửa tay, đảm bảo sức khỏe giáo viên và học sinh, đồng thời phối hợp với cơ sở y tế ở địa phương tiến hành phun thuốc khử khuẩn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ khi học sinh đến trường.

Với việc chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19, đồng thời tổ chức dạy học trở lại theo đúng kế hoạch, các trường học trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020.

5. Hoạt động y tế

Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Tuyên Quang nằm trong nhóm tỉnh có nguy cơ thấp,Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh không hề chủ quan và tích cực chủ động đối phó dịch bệnh với tâm thế hết sức chủ động, không chủ quan, trên tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, yêu cầu người dân đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp theo dõi lịch trình, khai báo y tế, cách ly tập trung và không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Chủ động kịp thời bám sát các Chỉ thị của Thủ tướng và các Văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trung ương, chủ động ban hành các Văn bản chỉ đạo điều hành đáp ứng với từng cấp độ của dịch bệnh.

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến 16 giờ ngày 21-5 trên địa bàn tỉnh không có trường hợp nào dương tính với Covid-19. Tổng số mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi mắc COVID-19 là 673 trường hợp. Trong đó: 667trường hợp có kết quả âm tính với SARS-COV-2; 06trường hợp không đủ yếu tố dịch tễ để làm xét nghiệm;26 mẫu xét nghiệm có kết quả (trong ngày)âm tínhvới SARS-COV-2. Tổng số trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi là: 146 người. Trong đó: 02người được cách ly tại các cơ sở y tế; 144trường hợpđang được cách ly tại nhà, nơi lưu trú do đi/về/đến từ vùng dịch trong vòng 14 ngày từ các nước đã công bố dịch, các vùng dịch trong cả nướcvà có tiếp xúc gần với người đi từ vùng dịch về, qua theo dõi nhiệt độ sáng, chiều và sức khỏe. 146trường hợp không sốt, sức khỏe bình thường, những trường hợp này đều được cán bộ Y tế hướng dẫn cách ly, theo dõi sức khỏe.

6. Hoạt động văn hoá và thể dục, thể thao

6.1. Về hoạt động văn hoá

Trình Thủ tướng Chính phủ lập mới chủ trương đầu tư dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025; tổ chức họp thống nhất các tỉnh về việc tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO Di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam"; chuẩn bị các nội dung phục vụ Cầu truyền hình kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương,...triển khai các bước tu bổ, bảo trì nhóm tượng và phù điêu thuộc Quảng trường Nguyễn Tất Thành; tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền về phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để hoạt động mê tín, dị đoan, trục lợi, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh,…

Đón trên 130 đoàn khách, phục vụ 8.455 lượt khách thăm quan tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, Khu di tích lịch sử Kim Quan, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đại hội II của Đảng tại Kim Bình.

6.2. Về hoạt động thể dục, thể thao

Xây dựng Điều lệ, kế hoạch tổ chức Lễ phát động bơi và tổ chức giải bơi toàn tỉnh năm 2020; Điều lệ, kế hoạch tổ chức giải bóng chuyền hơi năm 2020. Tổ chức giải bóng bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020.

6.3. Về các hoạt động khác

Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) vào tối ngày 18/5/2020 tại đình Tân Trào, xã Tân Trào huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam” được phát trên sóng kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.Cầu truyền hình được thực hiện trực tiếp tại5 điểm cầu lànhững nơi mang những dấu ấn về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của BácHồ, gồm: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An), Bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), Công viên Văn Miếu, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang).

Chương trình thể hiện những chặng đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn, thể hiện tầm vóc, ý chí của một ngườianh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ý chí Hồ Chí Minh, ý chí người cộng sản Việt Nam là một ngọn lửa bất diệt được cả thế giới công nhận, tôn vinh và trở thành biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

7. Tình hình trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và thiên tai, cháy nổ

7.1. Về trật tự an toàn xã hội

7.1.1. Về trật tự trị an, an toàn xã hội tháng 5 năm 2020

- Trật tự trị an, an toàn xã hội tháng 5 năm 2020: Từ ngày 15/04/2020 đến ngày 14/5/2020, toàn tỉnh đã phát hiện 5 vụ phạm pháp kinh tế, với 7 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp hình sự là 39 vụ và bắt giữ 63 đối tượng phạm tội; phát hiện 14 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy bắt giữ 14 đối tượng phạm tội.

- So với tháng trước: Số vụ phạm pháp kinh tế tăng 5 vụ, số đối tượng phạm tội tăng 7 đối tượng; số đối tượng phạm pháp hình sự tăng 18 vụ, tăng 14 đối tượng phạm tội; giảm 1 đối tượng phạm tội tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý .

- So với cùng kỳ năm trước: Số vụ phạm pháp kinh tế tăng 03 vụ, số đối tượng phạm tội tăng 5 đối tượng; số vụ phạm pháp hình sự tăng 21 vụ và tăng 41 đối tượng phạm tội; số vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý giảm 6 vụ và giảm 9 đối tượng phạm tội.

7.1.2. Về trật tự trị an, an toàn xã hội 5 tháng năm 2020

- Từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/5/2020, toàn tỉnh đã phát hiện 16 vụ phạm pháp kinh tế, với 24 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp hình sự là 135 vụ với 311 đối tượng phạm pháp hình sự; phát hiện 102 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý và bắt giữ 128 đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý.

- So với cùng kỳ năm trước: Số vụ phạm pháp kinh tế giảm 01 vụ, số đối tượng phạm tội tăng 4 đối tượng; số vụ phạm pháp hình sự giảm 9 vụ; số đối tượng phạm pháp giảm 39 đối tượng; số vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý giảm 02 vụ và tăng 7 đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý.

7.2. Về an toàn giao thông

7.2.1. An toàn giao thông tháng 5 năm 2020

Trước những diễn biến phức tạp trở lại của tình hình trật tự, an toàn giao thông, nhất là sau đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 và nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội; sáng ngày 15/5/2020, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tổ chức ra quân tổng kiểm tra, kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ. Thời gian kiểm tra từ ngày hôm nay đến hết ngày 14-6-2020 đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường. Trong đó, tập trung xử lý các hành vi vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, sử dụng ma túy và xe tải, container, xe khách chở quả trọng tải và sốngười theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không nể nang, né tránh nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường.

- Tháng 5 năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người và làm bị thương 01 người; với tổng giá trị thiệt hại là 40 triệu đồng.

- So với tháng trước: Số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng 01 vụ, số người chết tăng 01 người, thiệt hại về tài sản tăng 32 triệu đồng.

- So với cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giao thông đường bộ giảm 03 vụ; số người chết do tai nạn giao thông tăng 03 người; số người bị thương giảm 8 người; thiệt hại về tài sản tăng 17 triệu đồng.

7.2.2. An toàn giao thông 5 tháng năm 2020

- Tính từ 15/12/2019 đến 14/5/2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông đường bộ; số người chết do tai nạn giao thông là 13 người; số người bị thương do tai nạn giao thông là 13 người, tổng giá trị thiệt hại là 83 triệu đồng.

- So với cùng kỳ năm trước: Giảm 22 vụ tai nạn giao thông; số người chết giảm 03 người, số người bị thương giảm 34 người; giảm 10,5 triệu đồng về tài sản.

7.3. Thiệt hại do thiên tai, cháy nổ

7.3.1. Về thiên tai

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén sau chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, từ cuối tháng 4 cho đến các ngày 16-19/5, các khu vực trong tỉnh liên tục xảy ra mưa dông trên diện rộng, có khu vực xảy ra mưa to đến rất to, cá biệt nhiều nơi còn xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo nhanh từ Chi cục Thống kê các huyện, thành phố và của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Tuyên Quang tại các đợt thiên tai trên đã có những thiệt hại về người, nhà ở, các công trình công cộng và hoa màu cụ thể như sau:

- Thiệt hại về người và nhà ở: 01 người bị thương do tấm fibroxi măng rơi vào người huyện Yên Sơn. Tổng số nhà bị thiệt hại là 1.348 nhà. Trong đó: Nhà bị thiệt hại hoàn toàn là 07 nhà, tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên và Yên Sơn; nhà bị tốc mái một phần là 1.341 nhà, tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương.

- Thiệt hại về nông lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng: Diện tích lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại 286,6 ha; diện tích cây ngô, mía, rau màu, cây ăn quả và cây lâm nghiệp bị thiệt hại là 373,09 ha, 01 con trâu bị lũ cuốn trôi; tốc mái hoàn toàn 06 gian nhà bếp công vụ của giáo viên, 01 nhà lớp học mầm non và 06 phòng học bị tốc mái gây hư hỏng; 02 nhà Trạm y tế xã và 01 đơn vị trạm kiểm lâm bị tốc mái; 26 cột điện bị đổ (cột hạ thế), 200m dây bị đứt; sạt 10 m3 taluy âm đường bê tông liên thôn. Ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng: 13.115 triệu đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, phụ trách xuống các xã bị thiệt hại nắm tình hình và thống kê thiệt hại, huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng khắc phục, sửa chữa tạm thời, tập trung lao động sản xuất, thu hoạch hoa màu vụ xuân, trồng cây vụ mùa đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và có những biện pháp giúp đỡ kịp thời để cuộc sống người dân sớm trở lại ổn định đời sống và sản xuất củanhân dân.

7.3.2. Về tai nạn cháy, nổ

- Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ tai nạn cháy tại huyện Sơn Dương (cháy tầng 2 của một nhà dân) thiệt hại tài sản ước tính 25 triệu đồng; nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện.

- Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra tai nạn nổ nào.

Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2020. Cục Thống kê Tuyên Quang trân trọng báo cáo./.


Website Cục Thống kê Tuyên Quang

    Tổng số lượt xem: 929
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)