I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
Dưới sự tác động, ảnh hưởng chung bởi đại dịch Covid-19, cả năm 2020 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước thực hiện được 43.650,6 tỷ đồng, tăng 7,51% so cùng kỳ năm trước, là tỉnh có mức tăng trưởng cao, đứng thứ 5 của cả nước. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 13.597,6 tỷ đồng, tăng 10,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 13.070,5 tỷ đồng, tăng 10,95%; khu vực dịch vụ đạt 15.085,6 tỷ đồng.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,52%; khu vực dịch vụ chiếm 33,57%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,26%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 69,39 triệu đồng/người/năm, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm 2019.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bình Phước vẫn phát triển khá ổn định, các loại dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được kiểm soát, mặt dù thời tiết nắng hạn kéo dài cũng như giá nông, lâm nghiệp và thủy sản không ổn định đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên do diện tích các loại cây lâu năm cho sản phẩm chủ lực của tỉnh ổn định và tăng lên làm cho giá trị sản lượng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng đang trên đà phát triển, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn về Bình Phước đầu tư góp phần làm gia tăng giá trị sản lượng của tỉnh. Cụ thể:
- Sơ bộ năm 2020, toàn tỉnh gieo trồng được: 27.663 ha cây hàng năm, giảm 19,02% so cùng kỳ năm trước; 429.801 ha cây lâu năm, tăng 1,36% (tăng 5.786 ha) so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 51.726 tấn, giảm 6,42% (giảm 3.547 tấn) so với cùng kỳ năm 2019.
- Tình hình chăn nuôi nhìn chung khá ổn định; Số lượng gia súc, gia cầm ước năm 2020 gồm có: Đàn trâu: 13.260 con, tăng 10,28% so cùng kỳ; đàn bò: 39.418 con, tăng 6,02% so cùng kỳ; đàn heo: 1.080.000 con, tăng 20,21% so cùng kỳ; đàn gia cầm: 7.556 ngàn con, tăng 9,06% so cùng kỳ.
- Các ngành chức năng luôn duy trì, thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, duy trì công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Trong tháng ước tính khai thác được 880 m3 gỗ, giảm 65 m3 so với cùng kỳ; lượng củi khai thác 100 Ste, giảm 21 Ste so với năm trước. Lũy kế 12 tháng khai thác được 10.200 m3 gỗ, giảm 839 m3 so với cùng kỳ; lượng củi khai thác 1.100 Ste, giảm 110 Ste so với năm trước. Lượng gỗ và củi khai thác được hoàn toàn là rừng trồng.
- Toàn tỉnh hiện có 1.707 ha nuôi trồng thủy sản, đến nay hầu như diện tích nuôi trồng thủy sản đã được xuống giống để nuôi trồng. Sản lượng thủy sản thực thu trong tháng ước đạt 391 tấn, lũy kế từ đầu năm đến tháng 12 đạt 4.656 tấn (sản lượng nuôi trồng 4.300 tấn và sản lượng khai thác 356 tấn).
- Kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất: Toàn tỉnh hiện có 139 Hợp tác xã và 01 liên hiệp HTX nông, lâm nghiệp đang còn hoạt động trên địa bàn và 01 Liên hiệp HTX nông, lâm nghiệp đăng ký hoạt động (với 04 HTX thành viên). Về Tổ hợp tác: có 89 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động theo Nghị định số 151/2005/NĐ-CP tại các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới đây sẽ là tiền đề để thành lập các HTX trong những năm tới.
- Kinh tế trang trại: Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ toàn tỉnh Bình Phước hiện có 487 trang trại.
Xây dựng nông thôn mới: Năm 2020, hoàn thành 12 xã nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số xã nông thôn mới trên toàn tỉnh là 60 xã.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2020 là tăng 4,87% so với tháng trước và tăng 25,40% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV/2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 21,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 13,65% so với cùng kỳ năm trước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 tăng 31,77% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2020 tăng 112,58% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2020 là 61,65%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2020 giảm 1,16% so năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,31%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 11,79% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,3%.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Ước năm 2020 có 1.202 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 15.000 tỷ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và tăng 3,18% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019, đạt 100,2% kế hoạch năm. Lũy kế đến hết tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 8.458 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 79.848 tỷ đồng.
5. Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2020 ước tính đạt 4.823 tỷ đồng, tăng 2,89% so với tháng trước và tăng 10,89% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 14.061,2 tỷ đồng, tăng 9,59% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện được 48.439,4 tỷ đồng, tăng 0,43% so cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020 do sự tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân có phần hạn chế hơn so với năm 2019. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng 12/2020 ước đạt 174,6 tỷ đồng, tăng 0,76% so với tháng trước, tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV/2020 doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 517,2 tỷ đồng, tăng 3,59% so với cùng kỳ. Tính chung trong năm 2020, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 1.901,8 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ.
Vận tải hành khách tháng 12/2020 ước đạt 1.236 ngàn HK và 150,9 triệu HK.km, so với tháng trước tăng 0,7% về vận chuyển, tăng 0,83% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,87% về vận chuyển, tăng 4,41% về luân chuyển. Quý IV, vận tải hành khách ước đạt 3.668 ngàn HK và 447,7 triệu HK.km, so với cùng kỳ tăng 4,02% về vận chuyển, tăng 3,57% về luân chuyển. Tính chung năm 2020, vận tải hành khách ước đạt 13.134 ngàn HK và 1.590 triệu HK.km, so với cùng kỳ giảm 5,97% về vận chuyển, giảm 6,46% về luân chuyển.
Vận tải hàng hoá tháng 12/2020 ước đạt 299 ngàn tấn và 20,5 triệu T.km, so với tháng trước tăng 0,82% về vận chuyển, tăng 0,86% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,88% về vận chuyển, tăng 3,81% về luân chuyển. Quý IV, vận tải hàng hoá ước đạt 886 ngàn tấn và 60,7 triệu T.km, so với cùng kỳ tăng 3,58% về vận chuyển, tăng 3,63% về luân chuyển. Tính chung trong năm 2020, vận tải hàng hóa ước đạt 3.308 ngàn tấn và 226 triệu T.km, so với cùng kỳ giảm 0,98% về vận chuyển, giảm 0,66% về luân chuyển.
Về lĩnh vực bưu chính: Hiện tại có 10 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động, giảm 01 doanh nghiệp so với năm trước; số điểm phục vụ bưu chính 156 điểm, bán kính phục vụ trung bình 3,75 km, đáp ứng 100% số xã được phụ vụ bưu chính; doanh thu trong năm ước đạt 186,1 tỷ đồng, giảm 1,18% so với cùng kỳ.
Viễn thông và Internet: Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước, toàn tỉnh có 1.307.732 số thuê bao điện thoại, trong đó: điện thoại cố định 13.706 thuê bao, giảm 1,24% so với cuối năm 2019; điện thoại di động 1.294.026 thuê bao, tăng 0,93%; internet 849.691 thuê bao, tăng 14,28%. Doanh thu ước đạt 1.504 tỷ đồng giảm 1,4% so với năm 2019.
6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm
Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến cuối tháng 12/2020 ước đạt 40.850 tỷ đồng, tăng 12,22% so với cuối năm 2019. Nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện chính sách lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân vay vốn. Từ đầu năm 2020 đến nay các ngân hàng đã giảm từ 0,5-2%/năm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh vực và giảm 0,05-0,46%/năm đối với cho vay bằng ngoại tệ.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội tính đến ngày 30/11/2020, gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 131.928 người (trong đó, bảo hiểm thất nghiệp là 124.007 người), đạt 95,3% kế hoạch được giao; bảo hiểm xã hội tự nguyện 7.134 người, đạt 58,5% kế hoạch; bảo hiểm y tế là 742.293 người, đạt 99,3%.
Tổng số thu tính đến ngày 30/11/2020 là 2.752 tỷ đồng, đạt 86,4% so với kế hoạch, trong đó: Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 1.809 tỷ đồng, đạt 87,5% kế hoạch; bảo hiểm xã hội tự nguyện: 24 tỷ đồng, đạt 60,9% kế hoạch; bảo hiểm y tế: 781 tỷ đồng, đạt 84,3 % kế hoạch; bảo hiểm thất nghiệp: 136 tỷ đồng, đạt 88,5 % kế hoạch. Tổng số chi tính đến ngày 30/11/2020: 1.850,6 tỷ đồng, bao gồm: Chi bảo hiểm xã hội: 1.387,1 tỷ đồng (trong đó chi bảo hiểm thất nghiệp 146,2 tỷ đồng); chi bảo hiểm y tế: 463,5 tỷ đồng.
7. Đầu tư và xây dựng
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý IV/2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 7.217,3 tỷ đồng, tăng 9,15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 22.589,4 tỷ đồng, tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,20% GRDP.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2020 toàn tỉnh đã thu hút được 33 dự án với tổng vốn đăng ký là 252,2 triệu USD, bằng 76,74% về số dự án và bằng 82,76% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
8. Thu, chi ngân sách
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước năm 2020 là 10.700 tỷ đồng, đạt 105% so với dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương ước thực hiện 13.900 tỷ đồng, đạt 106% so với dự toán năm, tăng 10,32% so với cùng kỳ.
9. Chỉ số giá
Tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước có biến động tăng lên so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2020 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,02% so với bình quân cùng kỳ năm trước, mức tăng chung cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2019 (+2,3%).
Giá vàng và đôla Mỹ: Chỉ số giá vàng tháng 12/2020 giảm 0,45% so với tháng trước; tăng 28,97% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2020, chỉ số giá vàng tăng 28,33% so với cùng kỳ. Chỉ số Đô la Mỹ tháng 12/2020 giảm 0,04% so với tháng trước, tăng 0,14% so với cùng kỳ; chỉ số giá bình quân năm 2020 so với cùng kỳ năm trước giảm 3,73%.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Toàn tỉnh, lực lượng lao động ước năm 2020 là 621.196 người, tăng 2,79% tương ứng tăng khoảng 16.866 người so với cùng kỳ năm 2019;giải quyết việc làm cho 41.533 lao động, đạt 118% kế hoạch năm; đào tạo nghề cho 16.707/6.000 lao động, đạt 278,4% kế hoạch năm; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho 12.368 lao động; hỗ trợ học nghề cho 369 lao động; xuất khẩu lao động 14 người. Tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm thu hút 22 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10/22 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Hỗ trợ cho 14.535 người với số tiền là 14.727,25 triệu đồng là lao động mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
2. Công tác an sinh xã hội
Trong năm tỉnh tổ chức thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách người có công, đối tượng bảo hiểm xã hội, đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác với tổng trị giá 147 tỷ đồng.
Chi hỗ trợ trong đợt dịch bệnh Covid 19 cho 82.932 đối tượng với tổng số tiền chi trả là 83,8 tỷ đồng, ngoài ra kinh phí hỗ trợ người dân lao động không có giao kết hợp đồng do ảnh hưởng dịch COVID-19 trên toàn tỉnh với tổng số tiền là 15,1 tỷ đồng.
Thực hiện trợ cấp thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí tại cộng đồng cho 54.257 đối tượng. Xây dựng xong và bàn giao 644 căn nhà, sửa chữa 253 căn nhà, 04 giếng nước. Tổng số tiền thực hiện là 57,9 tỷ đồng.
3. Công tác bảo trợ xã hội
Giải quyết 4.176 hồ sơ đối tượng chính sách người có công với cách mạng; giải quyết điều dưỡng tại nhà cho 1.927 người với tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng. Phục vụ Lễ viếng, truy điệu và an táng 95 hài cốt liệt sỹ; tiếp tục triển khai đề án nhà ở Người có công, trong năm hoàn thành 46 căn trị giá 4,6 tỷ đồng. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức thăm, tặng 46.952 phần quà cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng với tổng kinh phí là trên 9 tỷ đồng. Tham mưu hỗ trợ cho 4.907 đối tượng người có công với số tiền 7.349,75 triệu đồng do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
4. Giáo dục, đào tạo
Do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19, nên ngành Giáo dục đã chủ động theo dõi, bám sát, tập trung chỉ đạo các trường, các phòng Giáo dục - Đào tạo hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch thời gian năm học. Nhìn chung, tất cả các trường học đều thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn, hoàn thành chương trình theo quy định.
Một số kết quả tiêu biểu đạt được như sau: Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp ở hệ THPT đạt 99,78%, hệ giáo dục thường xuyên đạt 87,16%, tính cả 2 hệ THPT và giáo dục thường xuyên, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh năm 2020 đạt 98,85%, xếp hạng 29/63 tỉnh thành; công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tại các địa phương tiếp tục duy trì hiệu quả: 11/11 huyện,thị xã, thành phố và 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 15/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT; tính đến cuối năm 2020 có 144/388 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 37,1% so với tổng số trường, vượt chỉ tiêu do HĐND tỉnh giao là 33,3%.
5. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác mạng lưới y tế, biên chế, đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục thực hiện theo quy định. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực và điều trị bệnh; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh; đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành Y tế tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa phát hiện ca bệnh dương tính với Covid-19. Các loại dịch bệnh khác được kiểm soát tốt.
6. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
Công tác tuyên truyền: Thực hiện được 14 cụm mô hình, 5 cổng chào, 39.600m băng rôn; 41.887m2 panô; 51.164m2 panơ; treo 43.000 lượt cờ các loại; 870 giờ xe tuyên truyền; trưng bày triển lãm 640 hình ảnh, 200 hiện vật, dụng cụ; viết bài đăng tin trên trang web của ngành và của các đơn vị.
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong năm, các bảo tàng, di tích, nhà truyền thống đón tiếp hơn 90.250 lượt khách tham quan (trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam đón 135 đoàn, với khoảng 16.660 lượt khách tham quan).
Nghệ thuật biểu diễn và hoạt động quần chúng: Đoàn Ca múa nhạc dân tộc đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật và tuyên truyền lưu động phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa phương được 90 buổi thu hút khoảng 71.290 lượt khán giả. Trung tâm Văn hóa tỉnh tuyên truyền được 80 buổi, phục vụ khoảng 22.000 lượt người xem; chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân được 350 buổi, phục vụ khoảng 35.960 lượt người xem.
Hoạt động thư viện: Cấp 165 thẻ; phục vụ được 3.765.114 lượt bạn đọc (Trong đó: tại phòng đọc Thư viện tỉnh 8.048 lượt; phòng truy cập internet 702 lượt; truy cập website 3.702.308 lượt; phục vụ ebook 83 lượt; phục vụ lưu động 23.213 lượt; phục vụ cơ sở: 30.760 lượt); tổng số lượt sách, báo luân chuyển 251.147 lượt.
Thể dục thể thao: Trong năm, đội tuyển thể thao tỉnh tham dự 34 giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc kết quả đạt 32 HCV, 42 HCB, 65 HCĐ; CLB Bóng đá Bình Phước tham dự giải Bóng đá Cúp quốc gia vào vòng 1/8, tham dự giải Bóng đá Hạng Nhất quốc gia xếp hạng 5/12 đội tham dự.
Hoạt động du lịch: Với lượt khách tham quan đạt 784.400 lượt khách, giảm 14,01% so với năm 2019, trong đó khách nội địa đạt 770.000 lượt khách, giảm 12,49%; khách quốc tế 14.400 lượt khách giảm 55,60%. Tổng doanh thu đạt 390 tỷ đồng, giảm 31,66% so với năm 2019.
7. Tai nạn giao thông
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông làm 24 người chết, 13 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong tháng tăng 9,52%; số người chết tăng 41,18%; số người bị thương giảm 13,33%. Tính chung 12 tháng năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 208 vụ tai nạn giao thông, làm 157 người chết, 144 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 17,46%; số người chết giảm 3,68%; số người bị thương giảm 23,81%.
Trong năm, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện 74.324 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử lý hành chính 54.178 trường hợp. Số tiền nộp kho bạc nhà nước 72,8 tỷ đồng.
8. Thiệt hại thiên tai
Tình hình ảnh hưởng do hạn hán: Tổng số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là 5.157 hộ. Tổng số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng hạn hán là 692,17 ha, trong đó: 264,35 ha cây ăn trái; 76,65 ha cây lúa; 134,62 ha cây hồ tiêu; tập trung các huyện, thị: Bình Long, Lộc Ninh và Hớn Quản, Bù Đăng.
Tình hình ảnh hưởng do mưa to, ngập lụt và lốc xoáy: Trong tháng, không phát sinh. Tính chung cả năm 2020, thiệt hại do ảnh hưởng của mưa to, ngập lụt và lốc xoáy, cụ thể: thiệt hại về người và tài sản: 03 người chết, 01; 102 căn nhà bị tốc mái, 41 căn nhà bị sập cuốn trôi và 106 căn nhà bị hư hại khác; 1.874,4 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng, thiệt hạ
9. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy. Tích lũy đến cuối tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ cháy, thiệt hại do cháy khoảng 27,8 tỷ đồng với 01 người chết, 01 người bị thương.
Tháng 12 cơ quan chức năng đã phát hiện 16 vụ vi phạm môi trường, đã tiến hành xử lý 10 vụ vi phạm, nộp tiền vào ngân sách Nhà nước 62 triệu đồng. Tích lũy số liệu đến tháng 12 năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 365 vụ vi phạm về môi trường và tiến hành xử lý 159 vụ vi phạm, nộp ngân sách Nhà nước 1.302,95 triệu đồng.
Đánh giá chung
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng khá cao so với cả nước và khu vực trong bối cảnh bị ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19.
Sản xuất công nghiệp tăng hơn so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp ổn định; hoạt động thương mại và dịch vụ đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ nhân dân; giao thông vận tải đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân; các hoạt động văn hoá xã hội chủ yếu tập trung cho việc kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đặc biệt là công tác đón Tết cổ truyền của dân tộc, chăm lo đời sống cho đồng bào nghèo và các đối tượng chính sách; công tác khám chữa bệnh vẫn được duy trì tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn những khó khăn, hạn chế như: thời tiết khô hạn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; giá các mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục giảm, khả năng phục hồi chậm; đại dịch Covid-19 lây lan khá mạnh. Trong đó, nhiều ngành lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề như: thu hút đầu tư, ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao, tình hình tội phạm về ma túy, tín dụng đen tăng, công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công còn chậm...
Trên đây là một số tình hình cơ bản về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2020./.
Website Cục Thống kê tỉnh Bình Phước