Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/06/2021-15:48:00 PM
ZEW đánh giá thận trọng về triển vọng phục hồi kinh tế Eurozone
Theo báo cáo của viện nghiên cứu ZEW, nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bước đầu phục hồi sau khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm ít hơn so với báo cáo đưa ra hồi đầu năm và việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa đã góp phần hỗ trợ niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters.)

Theo báo cáo của ZEW, một đánh giá về tình hình kinh tế hiện tại ở Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, đã tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm trong tháng 6/2021. Trong khi đó, Italy bất ngờ ghi nhận mức tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm 2021, điều này đồng nghĩa với việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 19 quốc gia trong khu vực Eurozone chỉ giảm 0,3%, bằng một nửa so với ước tính.

Khu vực châu Âu cũng đã ghi nhận những tiến triển đáng kể trong chương trình tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 45% dân số Đức đã được tiêm ít nhất một mũi. Điều này cho phép các nhà hàng, cửa hàng và địa điểm văn hóa dần mở cửa trở lại sau bảy tháng bị phong tỏa.

Sự phục hồi kinh tế khá hơn dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong nửa cuối năm 2021, nhờ việc các hộ gia đình “tích trữ” được các khoản tiết kiệm lớn, trong khi nhu cầu hàng hóa và dịch vụ bị "dồn nén".

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, vốn được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian thực hiện các biện pháp hạn chế gần đây, đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, mà có thể làm cản trở đà phục hồi.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp trong tuần này để quyết định về chương trình kích thích tiền tệ, và các nhà kinh tế dự báo ngân hàng này sẽ tiếp tục duy trì chương trình mua trái phiếu trong mùa Hè.

Trong khi đó, theo Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, lạm phát đang tăng ngoài dự kiến trong năm nay có thể đẩy lãi suất của Đức lên

Minh Hằng
(TTXVN/Vietnam+)

  • Tổng số lượt xem: 1829
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)