-
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Sản xuất vụ Đông xuân 2020-2021: Toàn tỉnh đã gieo trồng được 41.900 ha, đạt 78,20% so với kế hoạch, so với chính thức vụ Đông xuân năm trước đạt 67,80%, trong đó lúa nước 31.500 ha, đạt 85,13% so với KH và đạt 74,14%; ngô 2.050 ha, đạt 61,37% so với KH, đạt 54,16%; khoai lang 1.910 ha, đạt 97,45% so với KH, đạt 78,53%; sắn 1.510 ha, vượt 47,75% so với KH, đạt 55,69%; mía 600 ha, đạt 48,21% so với KH, đạt 62,82%; đậu các loại 964 ha, đạt 76,51% so với KH, đạt 83,82%; rau các loại 3.583 ha, đạt 98,98% so với KH, đạt 65,87%; thuốc lá 237 ha, đạt 40,86% so với KH, đạt 38,22%; cây hàng năm khác 2.072 ha, đạt 76,74% so với KH (Trong đó: Cây thức ăn gia súc 1500 ha).
Dự báo trong tháng tới khi điều kiện thời tiết nắng ấm, nguồn nước thủy lợi dồi dào, bà con nông dân sẽ gieo sạ lúa và các cây hàng năm khác của vụ Đông Xuân.
Đồng thời, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương phấn đấu gieo trồng đảm bảo tiến độ và đạt kế hoạch trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, chăm sóc các trà lúa và diện tích các loại cây trồng vụ Đông Xuân đảm bảo phát triển tốt.
Sâu bệnh trên các loại cây trồng diễn biến ở mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng các loại cây trồng. Mặc dù vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường theo dõi dịch bệnh của các loại cây trồng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, chỉ đạo các địa phương cùng các cơ quan ban ngành tăng cường công tác kiểm tra giám sát mua bán thuốc BVTV, cử cán bộ hướng dẫn cho bà con cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách có hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.
-Cây cà phê: Đến nay, hầu hết diện tích cà phê trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên tình hình thu hoạch gặp khó khăn, cà phê chín rụng nhiều ở dưới gốc, có một số nứt và nảy mầm nên không thu nhặt được và làm thất thoát sản phẩm. Hiện nay, bà con nông dân đang làm cỏ, cắt cành tạo tán để chuẩn bị tưới nước đợt I cho cây cà phê. Thời tiết tương đối thuận lợi, có nắng nên đã tạo điều kiện tốt cho việc phơi sấy cà phê của bà con nông dân. Giá cà phê nhân đang ở mức thấp, trung bình ở mức 31.600 – 32.000 đồng/kg. Kết quả sơ bộ diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm 2020 cho thấy, tổng diện tích cây cà phê của tỉnh là 209.955 ha, tăng 0,89% so với chính thức năm trước, là do chuyển đổi một số diện tích cây hàng năm (diện tích cây ngô), cây hồ tiêu, cây cao su...Trong đó, diện tích trồng mới là 5.278 ha, giảm 26,31%, diện tích cho sản phẩm là 194.998 ha, tăng 2,27%. Năng suất cà phê năm nay ước đạt khoảng 24,81 tạ/ha, giảm 0,69%. Ước sản lượng năm nay đạt 483.850 tấn, tăng 1,56%.
-Cây cao su: Sơ bộ diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm 2020, diện tích cao su toàn tỉnh là 31.008 ha, giảm 17,94% so với chính thức năm trước. Trong đó, diện tích trồng mới ước đạt 626 ha, giảm 49,31%; diện tích cho sản phẩm ước đạt 21.761 ha, giảm 18,07%. Sơ bộ sản lượng cao su khai thác năm 2020 là 33.680 tấn quy khô, giảm 7,28%; năng suất ước đạt 15,48 tạ/ha, tăng 13,18% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung việc sản xuất cây cao su năm 2020 vẫn khó khăn, tuy giá mủ đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Ước sản lượng mủ cao su khai thác trong tháng 01/2021 là 1.230 tấn. Trong đó, 03 Công ty cao su ước đạt là 1.200 tấn; Cao su tiểu điền khai thác được 30 tấn. Do tính chất đặc thù của loại cây công nghiệp này, từ nay đến hết tháng 03/2021, cây cao su sẽ bắt đầu thời kỳ thay lá và không cho sản phẩm, các công ty cao su bắt đầu ngừng khai thác, đưa vườn cao su vào bảo dưỡng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.
-Cây hồ tiêu: Hiện nay cây tiêu đang trong giai đoạn ra quả non, tuy nhiên tình trạng sương muối cộng với gió mạnh từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 01/2021 đã làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, một số quả non bị rụng. Kết quả sơ bộ diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm 2020, tổng diện tích cây Tiêu toàn tỉnh là 33.064 ha, giảm 5,87% so với chính thức năm trước. Trong đó, diện tích trồng mới là 648 ha, giảm 66,62%; sản lượng tiêu thu hoạch ước đạt 74.018 tấn, giảm 0,14%; năng suất tiêu ước đạt 26,61 tạ/ha, tăng 0,68%... Nhìn chung việc sản suất cây tiêu hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn như hiện nay do giá bán Tiêu hạt vẫn ở mức thấp trong thời gian dài chỉ dao động từ 40.000 – 55.000 đồng /kg, người trồng tiêu ít đầu tư chăm sóc cho loại cây này mà chuyển hướng sang đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả nhiều hơn nên năng suất cây tiêu năm nay đạt thấp hơn. Mặt khác, dịch bệnh trên cây tiêu vẫn xẩy ra rải rác ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố người dân không tiến hành trồng mới nên diện tích giảm so với năm trước.
-Chăn nuôi, thú y: Chăn nuôi đàn gia gia súc, gia cầm tháng 01/2021 như sau: Đàn trâu có 39.645 con, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm trước. Số con xuất chuồng trong tháng là 1.050 con, tăng 10,53%. Ước sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng trong tháng là 262,5 tấn, tăng 19,23% do, là do đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; Đàn bò hiện có 268.845 con, tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Ước số con xuất chuồng trong tháng là 7.200 con, tăng 1,42%. Ước sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 1.332 tấn, tăng 1,29% là do tháng 01/2021 là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ổn định và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn xảy ra thời gian vừa qua làm cho người dân chuyển đổi vật nuôi để đảm bảo sản lượng thịt hơi trên địa bàn toàn tỉnh và chuẩn bị một lượng thịt cho những dịp lễ tết sắp tới; Đàn lợn hiện có 907.274 con, so với cùng kỳ năm trướcs, giảm 0,06%. Ước số con xuất chuồng trong tháng là 154.000 con, tăng 1,17%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 12.650 tấn, tăng 1,32%; Ước đàn gia cầm hiện có 13.150 nghìn con, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,36%. Ước sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng là 4.600 tấn, tăng 0,90%.. Ước sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng là 4.150 tấn, tăng 1,84%. Để đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ Tết, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ thị, yêu cầu người chăn nuôi cần chú trọng phòng tránh dịch bệnh, sản xuất thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn ổn định, dịch bệnh chỉ xảy ra rải rác ở một vài nơi, diễn biến ở mức độ nhẹ. Tuy vậy, các ngành, các cấp có liên quan vẫn tích cực chỉ đạo chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện tốt công tác giám sát trong thời điểm giao mùa, nhằm phát hiện, điều trị và xử lý kịp thời, tránh để dịch bệnh lây lan, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, tăng cường công tác phòng chống dịch ở các chốt kiểm dịch đầu mối ra vào tỉnh và công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
-Lâm nghiệp: Khai thác gỗ tính đến hết tháng 01/2021, toàn tỉnh đã khai thác được 21.700 m3, tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng gỗ khai thác từ các công ty Lâm nghiệp, doanh nghiệp, Ban quản lý rừng là 12.300 m3, khai thác gỗ trong nhân dân là 9.400 m3;
Phát triển rừng: Sơ bộ năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã trồng được 3.900 ha rừng, tăng 4,00% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích rừng sản xuất trồng mới là 3.606,5 ha, tăng 4,21%; diện tích rừng phòng hộ trồng mới là 275 ha, tăng 1,39%; diện tích rừng đặc dụng là 8,5 ha, tăng 2,78%. Hiện nay, Sở NN&PTNN đang phối hợp với chi cục lâm nghiệp thành lập đoàn nghiệm thu lâm sinh diện tích rừng trồng năm 2020 và trình UBND tỉnh kế hoạch trồng rừng năm 2021; Các công ty lâm nghiệp và các đơn vị đang tiến hành làm đất, giống để chuẩn bị cho công tác trồng rừng năm 2021.
-Thủy sản: Ước diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 990 ha, giảm 1,78% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước tháng 01/2021 là 1.328,84 tấn, tăng 0,68%; trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng ước là 1.188,94 tấn, tăng 0,61%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 139,9 tấn, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất giống thủy sản là 27,5 triệu con, trong đó cá bột các loại là 27,2 triệu con, giống thủy sản khác 0,3 triệu con
2. Tài chính
- Thu ngân sáchđến hết ngày 16/01/2021: Tổng thu cân đối NSNN thực hiện 205.874 triệu đồng, đạt 3,83% dự toán TW và đạt 2,78% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 42,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu thuế, phí: 139.211 triệu đồng, đạt 3,39% dự toán TW và đạt 3,20% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 29,52%; Thu biện pháp tài chính: 64.907 triệu đồng, đạt 6,38% dự toán TW giao và đạt 2,42% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 58,53%; trong đó thu tiền sử dụng đất 57.780 triệu đồng, đạt 7,22% dự toán TW và đạt 2,41% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 61,61%; Thu thuế XNK: 1.756 triệu đồng, đạt 1,46% DTTW và 0,70% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,42% so với cùng kỳ năm trước.
- Chi ngân sáchđến hết ngày 16/01/2021: Tổng chi ngân sách địa phương là 253.820 triệu đồng, đạt 1,66% dự toán TW giao và đạt 1,45% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 76,49% so với cùng kỳ năm trước, là do trong tháng 01 năm 2020 trúng dịp Tết nguyên đán nên các khoản chi lương thưởng, hỗ trợ tăng, trong khi đó năm 2021 tháng 01 chỉ là tháng cận tháng Tết nguyên đán nên các khoản chi diễn ra bình thường. Trong đó, Chi đầu tư phát triển 1.329 triệu đồng, đạt 0,04% dự toán TW giao và đạt 0,03% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 98,47% là do tháng 01/2021 các khoản xây dựng phát triển chỉ mới tạm ứng; Tổng chi thường xuyên 252.491 triệu đồng, đạt 2,10% dự toán TW giao và đạt 2,05% dự toán HĐND giao, giảm 74,52%; chi bổ sung quỹ dự phòng tài chính và chi trả nợ lãi không phát sinh.
-
Sản xuất công nghiệp
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 01/2021 tỉnh Đắk Lắk, giảm 38,37% so với tháng trước và tăng 1,58% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 54,26% so cùng kỳ, trong đó: Sản phẩm đá xây dựng đạt 203.175 ngàn m3, tăng 58,67%; Công nghiệp chế biến giảm 3,68%. Trong đó, giảm mạnh nhất là ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giảm 60,08%; Sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ giảm 36,35%; Tiếp đó là ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, giảm 37,35%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, giảm 29,43%; sản xuất giường tủ bàn ghế, giảm 20,66% mà cụ thể là sản phẩm ghế có khung bằng gỗ, giảm 68,87%; Sản xuất chế biến thực phẩm, giảm 11,64%, trong đó sản phẩm đường RS giảm mạnh nhất, giảm 64,26% chỉ còn 3.800 tấn ... đã tác động tiêu cực đến mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Ở chiều ngược lại một số ngành đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng hơn sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát đó là Sản xuất kim loại, tăng 72,71%, đây là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo với sản phẩm sắt thép tăng 72,71%; dệt tăng 72,57%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, tăng 47,08%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, tăng 39,85%; sản xuất đồ uống tăng 26,82% trong đó sản phẩm bia đóng chai tăng 29,63% là do nhu cầu phục vụ Tết nguyên đán sắp tới...; Chỉ số ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, tăng 11,03% so cùng kỳ, sản lượng điện sản xuất đạt 168 triệu kwh, tăng 5,13% và điện thương phẩm đạt 125 triệu kwh, tăng 4,33%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,84% so cùng kỳ, sản lượng nước ghi thu đạt 2.998 ngàn m3, giảm 2,93%; dịch vụ thu gom xử lý rác thái đạt 5,79 tỷ đồng, tăng 32,07% so cùng kỳ.
Nhìn chung chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn ngành tháng 01/2021 chịu sự tác động của một số yếu tố sản xuất sau: Ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục duy trì được sự thuận lợi, sản xuất ổn định hơn, do có cơ chế, chính sách và các giải pháp trong việc khai thác tài nguyên cũng như việc thực hiện hiệu quả một số chính sách nhằm bảo vệ môi trường; ngành công nghiệp chế biến giảm do một số nhà máy sản xuất đường chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn nguyên liệu, sản xuất sản phẩm tinh bột sắn đã đươc khôi phục song chỉ duy trì ở mức thấp; sản xuất đồ uống mà chủ yếu là sản phẩm bia đóng chai lần đầu tiên tăng trưởng 29,63%, sau hơn 01 năm 2020 sụt giảm. Tuy nhiên, đây chỉ là do đáp ứng nhu cầu tăng trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới. Bên cạnh đó các sản phẩm quần áo, giày dép... đều giảm do dịch bệnh Covid-19 làm cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác đều bị thiếu hụt, các công ty sản xuất các sản phẩm này đã bị ngưng trệ hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, số lượng công nhân bị giãn việc, thất nghiệp tăng cao...; ngành công nghiệp chế tạo đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các sản phẩm sắt, thép, gạch đều tăng. Ngành sản xuất phân phối điện, nước: Điện sản xuất tăng do các nhà máy thủy điện đã tích đủ nước và do sản xuất theo kế hoạch điều độ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN).
- Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 01/2021, tăng 2,13% so tháng trước và giảm 4,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giảm 3,30%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước, giảm 5,74%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng, tăng 6,21% so với thời điểm năm trước; công nghiệp chế biến chế tạo, giảm 7,66%; công nghiệp sản xuất phân phối điện, tăng 3,18%; công nghiệp cung cấp nước và xử lý rác thải, tăng 0,25% so cùng kỳ năm trước.
-
Đầu tư
Ước tính tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 01/2021 đạt 366,86 tỷ đồng, giảm 64,74% so với tháng 12/2020, tăng 36,57% so với cùng kỳ năm trước và đạt 7,13% kế hoạch năm 2021. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 280,08 tỷ đồng, tăng 48,14% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 76,35% tổng nguồn vốn; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 84,95 tỷ đồng, tăng 14,61%, chiếm 23,16%; nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 1,82 tỷ đồng, giảm 66,48% so với cungg kỳ năm trước. Do tháng 01/2021 là tháng đầu năm và cũng là tháng đầu quý I/2021, việc bố trí vốn và giải ngân vốn trong thời gian này chủ yếu là việc ghi vốn, ứng vốn nên việc thực hiện vốn đầu tư còn hạn chế.
-
Giao thông vận tải
Ước tính doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát tháng 01/2021 đạt 263,47 tỷ đồng, tăng 5,77% so với tháng trước, tăng 6,10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của vận tải hành khách đạt 138,49 tỷ đồng, tăng 3,31% và tăng 3,69%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 98,13 tỷ đồng, tăng 9,40% và tăng 9,68%; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 11,09 tỷ đồng, tăng 5,70% và tăng 12,91%, dịch vụ bưu chính chuyển phát đạt 15,74 tỷ đồng, tăng 6,0% và tăng 1,84%.
Ước tính, vận chuyển và luân chuyển hành khách trong tháng 01/2021 đạt 3.112 ngàn lượt hành khách và 322 triệu lượt hành khách.km, so với tháng trước tăng 5,62% về khối lượng vận chuyển, tăng 2,92% về khối lượng luân chuyển; so với cùng kỳ năm trước, tăng 13,11% về khối lượng vận chuyển và tăng 13,68% về khối lượng luân chuyển. Vận chuyển và luân chuyển hàng hóa ước đạt 814 ngàn tấn và 120 triệu tấn.km, so với tháng trước, tăng 12,06% về khối lượng vận chuyển và tăng 4,76% về khối lượng luân chuyển; so với cùng kỳ năm trước tăng 13,94% về khối lượng vận chuyển và tăng 8,94% về khối lượng luân chuyển.
Nhìn chung, dịch vụ vận tải đã đáp ứng các nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn trong tháng cận chuẩn bị cho Tết nguyên đán Tân Sửu 2021.
-
Thương mại - Giá cả
-Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 01/2021 ước đạt 7.451,51 tỷ đồng, tăng 2,77% so với tháng trước và tăng 3,95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 6.412,55 tỷ đồng, tăng 3,13% so với tháng trước, tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo doanh thu của các mặt hàng bán lẻ một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao, đó là mặt hàng lương thực thực phẩm, tăng 8,31% so cùng kỳ; gỗ và vật liệu xây dựng, tăng 9,68%; nhiên liệu khác, tăng 16,55%; hàng may măc, tăng 13,44%; ô tô các loại, tăng 10,30%; hàng hóa khác, tăng 15,26%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình, tăng 4,10%...đã tác động đến tổng mức bán lẻ trong kỳ. Đây chính là những nhóm hàng chịu tác động tiêu cực của giá xăng dầu, nhiên liệu, gas tăng từ cuối quý IV năm 2020 đến tháng 01 năm 2021.
Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành ước đạt 677,06 tỷ đồng, tăng 1,23% so với tháng trước, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 60,87 tỷ đồng, tăng 5,62% và tăng 3,74%; dịch vụ ăn uống ước đạt 610,25 tỷ đồng, tăng 0,73% và tăng 6,22%. Doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 5,84 tỷ đồng, tăng 10,51% và giảm 7,35%.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 01/2021 ước đạt 361,90 tỷ đồng, giảm 0,59% so với tháng trước và tăng 11,10% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo nhóm, ngành hàng thì dịch vụ thì tăng trưởng cao nhất là ngành dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, đạt 91,35 tỷ đồng, tăng 14,69% so với cùng kỳ; dịch vụ khác đạt 84,02 tỷ đồng, tăng 14,90%; dịch vụ sửa chữa máy tính và đồ dùng cá nhân đạt 23,07 tỷ đồng, tăng 13,30%; dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 28,44 tỷ đồng, tăng 11,88%. Các ngành còn lại có mức tăng thấp hơn hoặc bằng như kinh doanh bất động sản đạt 38,82 tỷ đồng, tăng 10,26%; dịch vụ hành chính đạt 19,31 tỷ đồng, tăng 10,67%; dịch vụ vui chơi giải trí đạt 76,86 tỷ đồng, chỉ tăng 3,14% so cùng kỳ năm trước…
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2021, giảm 0,09% so tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,21%. So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 08 nhóm hàng đều tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm giao thông, tăng 1,67% là do điều chỉnh giá xăng dầu tăng tăng vào ngày 11/01 mà cụ thế là giá xăng tăng từ 843-935 đồng/lít tùy loại; tiếp đó là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,07%, trong đó lương thực, tăng 1,29% do nhu cầu tiêu dùng của người dân chuẩn bị cho dịp Tết tăng như gạo, nếp, đậu xanh…, thực phẩm tăng 1,29% là do giá thịt lợn tăng 3,48%, giá thịt gia cầm (gà) tăng 3,85% là do nhu cầu chế biến các sản phẩm khô phục vụ Tết…; ăn uống ngoài gia đình ổn định. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép, tăng 0,75% là do nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép tăng mạnh. Nhóm đồ uống và thuốc lá, tăng 0,68% là do nhu cầu sắm sửa, biếu tặng các loại bia rượu tăng mạnh. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 0,57% chủ yếu ở các mặt hàng dịch vụ cá nhân như cắt tóc, gội đầu, uốn tóc tăng 3,92%, các dịch vụ cưới cũng tăng mạnh. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,53% là do nhiều mặt hàng trang trí nhà cửa phục vụ tết tăng. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, tăng 0,13% chủ yếu tăng ở nhóm du lịch tăng 0,24%, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mức tăng nhẹ. Nhóm giáo dục tăng 0,01%. Có 03/11 nhóm hàng giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, giảm 4,87% là do giá điện sinh hoạt giảm 28,79%, đây là sự hỗ trợ của Chính phủ trong dịch Covid-19 đợt 2; tiếp đó là nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,08% do một số dịch vụ về y tế giảm. Nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,01% là do cuối năm các hãng điện thoại đã giảm giá bán một số dòng điện thoại và phụ kiện là nguyên nhân chính khiến giá nhóm này giảm.
Giá vàng tháng 01/2021, tăng 1,74% so với tháng trước là do biến động chính trị trên thế giới mà cụ thể là Tổng thổng Mỹ mới nhận chức và các chính sách tiền tệ mới; Giá Đôla Mỹ, giảm 0,20%. Sức mua của 2 nhóm hàng này ở mức bình thường.
-
Về an sinh xã hội
Tính đến ngày 17/01/2021 trên địa bàn toàn tỉnh không có huyện, thị xã, thành phố có xảy ra thiếu đói. Hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục rà soát các hộ thiếu đói trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong các tháng tiếp theo nếu có phát sinh.
8. Hoạt động văn hóa, thể thao và Du lịch
Văn hóa: Ngành văn hóa tỉnh đã tổ chức Chương trình trao quà “Vì đồng bào vùng lũ” tại huyện M'Drắk; Tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đắk Lắk chào 2021” Xuyên suốt chương trình là những bài ca, điệu múa ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương đất nước.
Tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Giọng hát hay tỉnh Đắk Lắk lần thứ 7 năm 2020,với chủ đề “Yêu sao Đắk Lắk hôm nay”, Đây là một trong những hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk, lần thứ III, giai đoạn 2015 – 2020; Tổ chức Liên hoan hát then, đàn tính mở rộng TP. Buôn Ma Thuột lần thứ I năm 2020.
Thể Thao: Tổ chức giải Cầu lông các câu lạc bộ tỉnh Đắk Lắk mở rộng tranh Cup “TNG-SUNBATTA” năm 2020; Tổ chức kỳ thi thăng cấp Trung đẳng quốc gia năm 2020 cho 70 võ sinh đến từ các câu lạc bộ Vovinam trong tỉnh.
Tổ chức giải vô địch Giải bóng chuyền nữ quốc gia 2020. Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao giải vận động viên tấn công xuất sắc nhất cho nữ cầu thủ Đinh Thị Thuý của đội Kinh Bắc - Bắc Ninh; libero Lê Thị Thành Liên (Hoá chất Đức Giang Hà Nội) đoạt danh hiệu vận động viên phòng thủ xuất sắc và vận động viên Nguyễn Linh Chi (Thông tin LienvietPostBank) đoạt danh hiệu chuyền 2 xuất sắc nhất giải.
Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thể dục thể thao năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Năm 2020, dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến kế hoạch tham gia thi đấu các giải, song vận động viên Trung tâm đã khắc phục khó khăn, tích cực tập luyện và đạt nhiều thành tích cao. Cụ thể, đã tham dự 27 giải và đoạt 110 huy chương, trong đó có 34 huy chương vàng, 23 huy chương bạc và 53 huy chương đồng, đạt 183% kế hoạch, vượt 83%.
Du lịch: Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia Lễ hội Tết Việt 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh; tiếp nhận, đưa vào vận hành 02 màn hình quảng bá du lịch của tỉnh Đắk Lắk tại sân bay Buôn Ma Thuột; tiếp tục hoàn thiện nội dung tài liệu thuyết minh dành cho hướng dẫn viên du lịch. Tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện nội dung ấn bản “Tài liệu thuyết minh về du lịch tỉnh Đắk Lắk”; đăng bài quảng bá du lịch Đắk Lắk trên Tạp chí Du lịch số Xuân.
-
Giáo dục - Đào tạo
Ngành Giáo dục đã tổ chức Kỳ thi kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; Tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk năm học 2020 – 2021: có 64 đơn vị (15 phòng GD&ĐT, 49 trường THPT) đăng ký tham gia với 195 Dự án.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ, có 80 cán bộ, giáo viên, mầm non tham gia lớp tập huấn.
Tổ chức tập huấn dạy học lớp 9 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi (có 35 cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn, trong đó có 21 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi tại 02 tỉnh: Hà Tĩnh và Tây Ninh); Tổ chức khai mạc kỳ thi Kỳ thi tại Hội đồng thi trường THPT chuyên Nguyễn Du, có 70 thí sinh tham gia dự thi ở 10 bộ môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Lịch sử, Địa lí, Tin học; Tổ chức tập huấn module 2 môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Công nghệ cho giáo viên đạị trà cấp tiểu học (có 1.430 giáo viên tham gia).
-
Công tác y tế
Ngành Y tế đã tích cực tuyên truyền, triển khai các chương trình mục tiêu về phòng chống các bệnh xã hội và một số bệnh dịch. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và cúm A/H5N1 không xuất hiện, các loại dịch bệnh khác không phát sinh.
Bệnh tay chân miệng: Tháng 01/2021 (từ 16-12-2020 đến 17-01-2021) số mắc tay chân miệng 39/0 bệnh nhân, không có trường hợp tử vong. Số bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu là ở rải rác ở các xã, phường của các huyện, thị xã, thành phố. Tỉnh đã tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống tay chân miệng tại các địa phương xảy ra ổ dịch và triển khai chiến dịch rửa tay bằng xà phòng tại các huyện, xã… Tích lũy (M/C): 39/0; ổ dịch: 0.
Bệnh sốt xuất huyết: Tháng 01/2021 (từ 16-12-2020 đến 17-01-2021) số mắc bệnh sốt xuất huyết 63/0 bệnh nhân, không có trường hợp nào tử vong. Tích lũy 63/0. Ổ dịch sốt xuất huyết: 0
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh: Trong tháng không phát sinh. Để chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để phòng chống dịch có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về tình hình, diễn biến của dịch Covid-19 trên cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng và các biện pháp phòng chống hiệu quả, nhằm cung cấp thông tin, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân.
-
Tình hình cháy nổ, môi trường
-Tình hình cháy, nổ: Trong tháng 01/2021 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ cháy; trong đó cháy nhà dân 01 vụ, nhà ở kết hợp cơ sở sản xuất kinh doanh 01 vụ. Tổng giá trị thiệt hại 230 triệu đồng; Tham gia 04 vụ cứu nạn cứu hộ, trong đó 01 vụ cứu nạn cứu hộ nam thanh niên mắc kẹt trên tầng 2, 03 vụ cứu nạn cứu hộ nạn nhân bị đuối nước. Số người được cứu 01 người.
-Vi phạm môi trường: Tháng 01/2021 các cơ quan chức năng đã ban hành 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 02 tổ chức, với số tiền 65 triệu đồng.
-
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội
Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong tháng 01/2021 có những diễn biến phức tạp so với cùng kỳ các năm trước. Trong tháng 01/2021(16-12-2020 đến 17-01-2021) trên địa bàn tỉnh xảy ra 34 vụ Tai nạn giao thông, làm chết 26 người và bị thương 25 người (so với tháng trước liền kề tăng 112,50% về số vụ, tăng 136,36% về số người chết và tăng 108,33% về số người bị thương; so với cùng kỳ năm trước tăng 78,95% về số vụ, tăng 44,44% về số người chết, tăng 212,50% về số người bị thương). Trong đó tai nạn giao thông nghiêm trọng 24 vụ làm 24 người chết và 08 người bị thương, va chạm 09 vụ làm 17 người bị thương, rất nghiêm trọng 01 vụ 02 người chết. Tổng thiệt hại về tài sản: Ô tô 12 chiếc, mô tô và xe máy 39 chiếc, ước giá trị thiệt hại 113 triệu đồng./.
Website Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk