(MPI Portal) – Trong khuôn khổ hoạt động Dự án “Hỗ trợ xây dựng tầm nhìn và lộ trình thực hiện tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam” do SIDA (Thụy Điển) tài trợ, ngày 17/01, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo: “Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô”. PGS. TS. Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước.
|
PGS. TS. Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc.
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Xuân Bá cho rằng, Việt Nam cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Do đó, Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò rất lớn đối với việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, thông qua những chính sách tài chính và chính sách tiền tệ sẽ giúp bình ổn giá cả, giảm lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả.
Tại Hội thảo, ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế, CIEM đã chỉ ra một số thực trạng hiện nay giữa Chính sách tài khóa (Bộ Tài chính) và Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) là thiếu sự phối hợp trong kiềm chế lạm phát, trong ổn định lãi suất và trong điều hành chính sách.
Mặt khác, một vấn đề bất cập hiện nay đó là sự phân cấp mạnh mẽ của Trung ươngđịa phương, dẫn tới 63 tỉnh, thành phố là 63 nền kinh tế, do đó việc phối hợp, giám sát giữa Trung ương và địa phương trong điều hành kinh tế không hiệu quả.
Để khắc phục những tồn tại trên, ông Lê Viết Thái đã đưa ra những khuyến nghị, trong đó căn bản là phải đổi mới tư duy điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho doanh nghiệp; tư duy dài hạn, vìlợi ích quốc gia, xóa lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, ỷ lại…
Hội thảo cũng đã nhận được những chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. TS. Grayson Clarkecho rằng, các Doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam thất bại trong thời gian gần đây là do quản trị các tập đoàn yếu kém, mất vốn do mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực không then chốt.
TheoTS. Grayson Clarke, cần cổ phần hóa và trao quyền nắm giữ cổ phần của Chính phủ cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Bên cạnh đó sẽ thực hiện kiểm toán toàn bộ các tậpđoàn kinh tếnhà nướcdo các công ty kiểm toán và các chuyên gia quốc tế thực hiện.
|
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
TS. Grayson Clarke đãđưa ra một số khuyến nghịđối vớiChính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến cácvấnđềnhư:
Cải thiện quy trình ngân sách hàng năm nhằm tập trung hóa trách nhiệm của Bộ Tài chính về cả ngân sách thường xuyên và ngân sách vốn. Bên cạnh đó, chuẩn bị và duyệt ngân sách Nhà nước sớm hơn phải dựa vào việc tách bạch 4 cấp (Trung ương, tỉnh/thành, huyện và xã) bằng cách sử dụng công cụ kiểm soát trực tiếp đối với các khoản tiền tài khóa chuyển cho mỗi cấp.
Cải thiện chương trình đầu tư công thông qua việc rà soát hướng dẫn chương trình đầu tư công. Chương trình đầu tư công được lồng ghép vào Khung chi tiêu trung hạn với những ưu tiên đã được quyết định trong quá trình xây dựng Kế hoạch 5 năm.
Cải thiện Kế hoạch 5 năm bằng cách xóa bỏ mọi kế hoạch tổng thể của ngành trừ các kế hoạch liên quan đến cung cấp hàng hóa công và kế hoạch trong ngành Giáo dục,Y tế..
Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Lê Xuân Bá nhận định, kiến nghị Chính phủ hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra./.
Đức Trung
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư