(MPI) – Ngày 27/8/2022, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lần thứ 18 của Câu lạc bộ các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh, thành phố phía Bắc nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và triển khai thực hiện Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Hội nghị có sự tham dự của đại diện Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông, Vụ Pháp chế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Bộ Nội vụ; Bộ Giao thông vận tải; 30 tỉnh phía Bắc và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ phía Nam gồm: Cà Mau, Đồng Nai, Đà Nẵng và Ninh Thuận.
|
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế tại Hội nghị. Ảnh: MPI |
Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp, 18 năm phát triển các khu kinh tế, việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược, định hướng thu hút đầu tư và đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước đã có các chủ trương, đường lối, chính sách để định hướng cho sự phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế. Các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương đã quan tâm chỉ đạo, tích cực để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động.
Trên cơ sở đó, đến nay, hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong cả nước có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố với 403 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập, đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung cũng như các địa phương nói riêng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua định hướng và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2025, 2030 và 2045 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 50%. Các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và đổi mới mô hình phát triển, hiệu quả sử dụng đất. Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, chính sách để đảm bảo khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục đóng vai trò là mô hình quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu cấp thiết.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,với vai trò cơ quan đầu mối, tham mưu về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Vừa qua, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều quy định 07 nội dung chính.Một là,hoàn thiện quy trình quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) và các điều kiện có liên quan.Hai là,bảo đảm sự cân đối về phát triển KCN, KKT giữa các địa phương.Ba là, kiểm soát việc thành lập KCN trong thời gian tới, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, tránh tình trạng phát triển tràn lan các KCN.Bốn là,khuyến khích phát triển loại hình KCN, KKT mới.Năm là,hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ có thể thuê lại đất trong KCN.Sáu là,giải quyết tối đa việc quy hoạch, xây dựng nhà ở và công trình công cộng cho người lao động làm việc trong KCN.Bảy là,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
|
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI |
Ông Lê Thành Quân đãtrao đổi và nhấn mạnh đến vai trò quản lý nhà nước của các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cả nước.Trên thực tế, căn cứ vào kết quả đóng góp của các khu công nghiệp, khu kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung thì vai trò của các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế là rất quan trọng. Trong thời gian tới, đề nghị các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cần chủ động, tích cực, thể hiện vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động của các khu tại địa phương. Trước mắt, cần thực hiện04nhiệm.Một là, bám sát, triển khai các nội dung của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, chủ động nghiên cứu, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp triển khai một số mô hình khu công nghiệp mới như khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các khu công nghiệp và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hai là,khẩn trương xây dựng phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó ưu tiên quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc hành lang phát triển, khu vực động lực phát triển hoặc khu vực có vai trò tương tự được xác định trong quy hoạch vùng.Ba là,kiểm tra và có giải pháp hạn chế việc tăng giá, phí sử dụng hạ tầng, tiện ích công cộng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế để giảm bớt áp lực về chi phí sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Bốn là,chỉ đạothực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo đúng quy định của Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể như sau: giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật; giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư; làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới dự án đầu tư chậm triển khai thực hiện; ápdụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đối với hành vi vi phạm (nếu có)./.
Thuý Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư