Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 28/11/2012-15:22:00 PM
Kết quả rà TTHC theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch rà soát TTHC trọng tâm năm 2012
Báo cáo số 9503/BC-BKHĐT ngày 16/11/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
I. NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN.
1. Về rà soát thủ tục đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong các thủ tục đăng ký doanh nghiệp chỉ có 02 loại yêu cầu về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải có trong thành phần hồ sơ là: (i) Văn bản xác nhận vốn pháp định và (ii) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp chỉ phải nộp kèm theo văn bản trên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoặc vốn pháp định. Ví dụ: Doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề “kinh doanh bất động sản”. Theo quy định tại Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ thì doanh nghiệp phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng, theo đó hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải nộp kèm theo văn bản xác nhận về việc sở hữu hợp pháp nguồn vốn hoặc tài sản có giá trị tương đương 6 tỷ đồng.
Về việc rà soát thủ tục đăng ký doanh nghiệp có yêu cầu văn bản xác nhận vốn pháp định và bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề: nội dung này đã được rà soát trước đây và đã được cụ thể hóa tại Phần I Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ. Theo đó, việc xử lý đối với yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và vốn pháp định trong đăng ký doanh nghiệp sẽ được xử lý theo một trong hai phương án (i) Bỏ yêu cầu phải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề (người đề nghị chỉ xuất trình các giấy tờ nêu trên khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định hoặc phải có chứng chỉ hành nghề). (ii) Trong hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định, kể cả các giấy tờ nêu trên. Cơ quan ĐKKD làm đầu mối kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, liên hệ giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa liên thông.
Ngày 03/3/2011 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1278/BKHĐT-PC đề nghị thực hiện theo phương án (i). Để thực hiện nội dung đơn giản hóa nêu trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành sửa đổi quy định tại Luật Doanh nghiệp, dự kiến trình Quốc hội trong năm 2013.
2. Về rà soát thủ hành chính liên quan đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức (i) Giấy phép kinh doanh, (ii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, (iii) Chứng chỉ hành nghề, (iv) Chứng nhận trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp, (v) Xác nhận vốn pháp định, (vi) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (vii) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất cứ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì: ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của Luật, Pháp lệnh, Nghị định chuyên ngành; việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành.
Đồng thời, khoản 1 Điều 27 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính cũng quy định: Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính và quy định có liên quan đến thủ tục hành chính không đáp ứng quy định.
Căn cứ các quy định trên, việc rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ quản lý chuyên ngành.
II. NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN VỀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát 06 thủ tục hành chính, quy định có liên quan về thực hiện dự án đầu tư, cụ thể như sau:
Mục tiêu: Giúp Chính phủ nắm được thông tin của các dự án đầu tư, phục vụ cho hoạt động thống kê, đánh giá tình hình đầu tư; qua đó có những điều chỉnh chính sách đầu tư, quy hoạch cho phù hợp. Giấy chứng nhận đầu tư giúp cho nhà đầu tư có căn cứ pháp lý để dễ dàng thực hiện các quyền khác của mình như: hưởng ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư. Ngoài ra Giấy chứng nhận này đồng thời là Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và dự án đầu tư.
Nội dung đơn giản hóa: Bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thực hiện riêng biệt thủ tục cấp GCNĐT và thủ tục Đăng ký kinh doanh.
Lý do: Theo quy định của Luật đầu tư thì trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp gắn với dự án đầu tư sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc lồng ghép hai thủ tục vào nhau nhằm mục tiêu giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc ghép thủ tục chỉ giảm về đầu mục thủ tục thực hiện nhưng lại làm phức tạp thủ tục cho cả nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể:
- Việc lồng ghép quản lý nhà nước trong đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư trên cùng một Giấy chứng nhận dẫn tới nhiều vướng mắc về pháp lý, đặc biệt là dẫn tới sự nhầm lẫn trong quản lý pháp nhân và quản lý các dự án đầu tư cụ thể của pháp nhân. Gây ra khó khăn trong xử lý mối quan hệ giữa ngành nghề đăng ký kinh doanh và mục tiêu của dự án đầu tư trên cùng một Giấy chứng nhận đầu tư.
- Cơ quan đầu tư phải thực hiện chức năng như cơ quan đăng ký kinh doanh trong khi không có nghiệp vụ và mạng lưới kết nối vấn đề này.
- Việc điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh phải thực hiện tại UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Các cơ quan này phải thực hiện nhiệm vụ như Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh không gắn với dự án đầu tư cũng phải thực hiện tại UBND cấp tỉnh, các BQL; trong khi đó, hồ sơ phải thực hiện theo hướng vận dụng quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ khi căn cứ pháp lý không được đầy đủ; trong đó có những vấn đề mang tính kỹ thuật không xử lý được như mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp,…
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điều 50 Luật Đầu tư.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa (Áp dụng dự án trên 300 tỷ đồng có điều kiện):
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.227.750 đồng;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.827.750 đồng
- Chi phí tiết kiệm:400.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:18%
Lợi ích của phương án đơn giản hóa (Áp dụng dự án trên 300 tỷ đồng không có điều kiện):
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.164.750 đồng;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.764.750 đồng
- Chi phí tiết kiệm:400.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:18,5%
2. Nhóm thủ tục, quy định có liên quan về thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Mục tiêu:Giúp Chính phủ nắm được thông tin của các dự án đầu tư, phục vụ cho hoạt động thống kê, đánh giá tình hình đầu tư; qua đó có những điều chỉnh chính sách đầu tư, quy hoạch cho phù hợp. Giấy chứng nhận đầu tư giúp cho nhà đầu tư có căn cứ pháp lý để dễ dàng thực hiện các quyền khác của mình như: hưởng ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư. Ngoài ra Giấy chứng nhận này đồng thời là Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và dự án đầu tư.
Nội dung đơn giản hóa:
- Bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thực hiện riêng biệt thủ tục cấp GCNĐT và thủ tục Đăng ký kinh doanh.
- Biểu mẫu hóa hoặc quy định nội dung cần giải trình trong báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Lý do: Theo quy định, trong hồ sơ nộp cho cơ quan cấp GCNĐT có báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm. Quy định này nhằm tạo cho nhà đầu tư tính chủ động, thuận tiện. Tuy nhiên, trong thực tế, khi lập báo cáo năng lực tài chính, nhà đầu tư hiểu khác nhau và lúng túng trong việc lập; có nhà đầu tư thì đưa báo cáo tài chính, có nhà đầu tư chứng mình bằng tài khoản ngân hàng, có nhà đầu tư chứng minh bằng khả năng huy động vốn,… Để thuận tiện và dễ áp dụng, đề nghị biểu mẫu hóa hoặc quy định nội dung cần giải trình trong báo cáo năng lực của nhà đầu tư.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 50 Luật Đầu tư.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.227.750 đồng;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.827.750 đồng
- Chi phí tiết kiệm:400.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:18%
Mục tiêu: Giúp Chính phủ nắm được thông tin của các dự án đầu tư, phục vụ cho hoạt động thống kê, đánh giá tình hình đầu tư; qua đó có những điều chỉnh chính sách đầu tư, quy hoạch cho phù hợp. Giấy chứng nhận đầu tư giúp cho nhà đầu tư có căn cứ pháp lý để dễ dàng thực hiện các quyền khác của mình như: hưởng ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư. Ngoài ra Giấy chứng nhận này đồng thời là Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và dự án đầu tư.
Nội dung đơn giản hóa:
- Bổ sung nội dung thẩm tra sự phù hợp với quy hoạch ngành.
- Quy định cụ thể tiêu chí thẩm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Lý do:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, cơ quan cấp Giấy Chứng nhận đầu tư thẩm tra 4 nội dung được quy định từ điểm a đến điểm d của Khoản này. Trong quá trình thực hiện cho thấy, còn có một số tồn tại sau cần hoàn thiện:
- Chưa quy định thẩm tra mục tiêu của dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch ngành, trong khi đó đây là nội dung thẩm tra cần thiết.
- Tiêu chí để thẩm tra tiến độ thực hiện còn khá chung.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, Khoản 3 Điều 45 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:2.164.750 đồng
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.764.750 đồng
- Chi phí tiết kiệm:400.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:18,5%
Mục tiêu: Giúp Chính phủ theo dõi, kiểm soát trực tiếp trong việc cho phép triển khai các dự án đầu tư lớn, thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Xác lập cơ sở pháp lý giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, làm cơ sở, căn cứ để thực hiện các quyền của nhà đầu tư cũng như hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư giúp cho nhà đầu tư có căn cứ pháp lý để dễ dàng thực hiện các quyền khác của mình như: hưởng ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư. Giấy chứng nhận này đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian làm thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đầu tư.
Nội dung đơn giản hóa: Biểu mẫu hóa hoặc quy định nội dung cần giải trình trong báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Lý do: Theo quy định, trong hồ sơ nộp cho cơ quan cấp GCNĐT có báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm. Quy định này nhằm tạo cho nhà đầu tư tính chủ động, thuận tiện. Tuy nhiên, trong thực tế, khi lập báo cáo năng lực tài chính, nhà đầu tư hiểu khác nhau và lúng túng trong việc lập; có nhà đầu tư thì đưa báo cáo tài chính, có nhà đầu tư chứng mình bằng tài khoản ngân hàng, có nhà đầu tư chứng minh bằng khả năng huy động vốn,… Để thuận tiện và dễ áp dụng, đề nghị biểu mẫu hóa hoặc quy định nội dung cần giải trình trong báo cáo năng lực của nhà đầu tư.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.227.750 đồng
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.827.750 đồng
- Chi phí tiết kiệm:400.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:18%
2.4.Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) (Phụ lục 5Phụ lục 6)
Mục tiêu: Bảo đảm các dự án được triển khai phủ hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; phù hợp với pháp luật bảo vệ môi trường; đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư cũng như các pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Xem xét tính hợp lý trong tiến độ thực hiện dự án để lựa chọn những dự án thích hợp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Thông qua việc xem xét các điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ) có cơ sở để xem xét, quyết định chấp thuận hoặc từ chối đồng ý về chủ trương đối với việc thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung đơn giản hóa:
- Bổ sung nội dung thẩm tra sự phù hợp với quy hoạch ngành;
- Quy định cụ thể tiêu chí thẩm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Lý do: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thẩm tra 4 nội dung được quy định từ điểm a đến điểm d của Khoản này. Trong quá trình thực hiện cho thấy, còn có một số tồn tại sau cần hoàn thiện:
- Chưa quy định thẩm tra mục tiêu của dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch ngành, trong khi đó đây là nội dung thẩm tra cần thiết.
- Tiêu chí để thẩm tra tiến độ thực hiện còn khá chung.
Kiến nghị thực thi:Sửa đổi Khoản 2 điều 48 Luật Đầu tư.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.149.000 đồng;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.623.000 đồng
- Chi phí tiết kiệm:526.000 đồng
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:24,4%
III. NHÓM THỦ TỤC, QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát 08 thủ tục hành chính về lựa chọn nhà thầu: (gửi kèm các biểu mẫu, phương án đơn giản hóa).
Nội dung đơn giản hóa:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bỏ thủ tục số 4 và thủ tục số 5 về thẩm định kết quả đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu ở cấp xã, phường đối với các gói thầu có quy mô dưới 500 triệu (ngoại trừ mua sắm thường xuyên).
- Đối với các thủ tục số 7 và số 8 đã rút ngắn được bước giải quyết kiến nghị ở cấp bên mời thầu, ban hành bổ sung mẫu đơn kiến nghị, cũng như quy định rõ địa chỉ để nộp đơn kiến nghị.
- Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì soạn thảo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Trong Nghị định này, xét về khía cạnh giảm tải các thủ tục hành chính thì đã quy định cụ thể về quy trình thông báo, thời gian mời nộp, cách thức đánh giá hồ sơ quan tâm, phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, ban hành mẫu đơn kiến nghị, hồ sơ trình thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trên đây là báo cáo kết quả rà soát thủ tục theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.

Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 3687
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)