Sáng 12/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường sang thăm chính thức LB Nga và CH Belarus theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ LB Nga D. Medvedev và Thủ tướng Chính phủ CH Belarus M. Myasnikovich.
|
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng Thủtướng Dimitry Medvedev và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga sang thăm Việt Nam, ngày 7/11/2012- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
|
Tháp tùng Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cóBộtrưởng, Chủnhiệm Văn phòng Chính phủVũĐức Đam; Bộtrưởng BộCông Thương VũHuy Hoàng; Bộtrưởng BộTài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch vàlãnh đạo một số địa phương.
Không ngừng củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga
Chuyến thăm chính thứcLB Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra từ ngày 12-15/5 nhằm khẳng định sự coi trọng vàmong muốn không ngừng phát triển quan hệđối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga; tiếp tục thực hiện cơ chế trao đổi đoàn các cấp giữa 2 nước; thông báo về tình hình chính trị-kinh tế, chính sách đối ngoại mỗi nước; trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Năm 2012 là năm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệsong phương Việt Nam-LB Nga với việc hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Trong thời gian qua, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn các cấp, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, đặc biệt là Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng-an ninh thường niên, tham vấn chính trị định kỳ giữa hai Bộ Ngoại giao.
Hai nước đã phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế, đặc biệt tại Liên Hợp Quốc cũng như trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực như APEC, ASEAN, ASEM, EAS...
Quan hệkinh tế-thương mại phát triển năng động với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt gần 2,45 tỷUSD, tăng 23% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt gần 1,62 tỷUSD, nhập khẩu từ Nga đạt 830 triệu USD; 3 tháng đầu năm 2013 kim ngạchđãđạt 734 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt gần 418 triệu USD, nhập khẩu đạt 216 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm điện thoại, hàng may mặc, nông, thủy, hải sản; các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại...
Hợp tác trong lĩnh vựcđầu tưcónhiều khởi sắc, tính đến ngày 20/4/2013, Nga đứng thứ 18/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, với 93 dự án và tổng vốn đăng ký 2,07 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam sang Nga tăng nhanh trong những năm qua, hiện Việt Nam có 16 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư trên 1,7 tỷ USD.
Đầu tư của Nga vào Việt Nam tập trung mạnh vào lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo... và đang mở rộng sang một số lĩnh vực mới như ngân hàng, viễn thông. Đầu tư của Việt Nam sang Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, ngân hàng, thương mại...
Trong lĩnh vực năng lượng, hai bên tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Nga đang triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I. Hợp tác về dầu khí được đẩy mạnh, năm 2012 các liên doanh dầu khí hai nước như Vietsovpetro, Vietgazprom, Rusvietpetro... đều hoạt động hiệu quả.
Hợp tác khoa học-kỹthuật, giáo dục-đào tạo, văn hóa giữa hai nước có những bước phát triển tốt đẹp trong thời gian qua.
Các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước được tạo dựng khá đầy đủ và đang tiếp tục được hoàn thiện. Từ năm 1991 đến nay đã có trên 60 văn kiện hợp tác giữa hai nước được ký kết trên nhiều lĩnh vực như dầu khí, điện hạt nhân, kinh tế-thương mại, giáo dục-đào tạo, văn hóa, khoa học-kỹ thuật,...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam-Belarus
Chuyến thăm chính thứcCH Belarus của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra từ ngày 15-17/5, khẳng định sựcoi trọng việc phát triển và củng cốquan hệhữu nghịtruyền thống với Belarus, tăng cường quan hệ chính trị tốt đẹp, tạo nền tảng mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, giáo dục-đào tạo...
Việt Nam vàBelarus cóquan hệhữu nghị truyền thống vàhợp tác tốtđẹp. Belarus coi trọng phát triển quan hệhợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, gần đây nhất, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Belarus năm 2010 và Thủ tướng Belarus M. Myasnikovich thăm Việt Nam năm 2011.
Việt Nam vàBelarus phối hợp chặt chẽvà thường xuyên ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, duy trì hợp tác tốt giữahai Bộ Ngoại giao...
Quan hệkinh tế, thương mại Việt Nam-Belarus phát triểnổnđịnh với kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2012 đạt gần 190 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Belarus chủ yếu là các mặt hàng như thủy sản, đồ điện, điện tử, điện thoại, hàng dệt may, giày dép, gạo, cao su tự nhiên; nhập khẩu từ Belarus các mặt hàng như phân bón, máy móc, phụ tùng ô tô, máy kéo...
Hiện hai bên đang thúc đẩy mạnh hợp tác trong trong các lĩnh vực thế mạnh như công nghiệp nặng, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, khoa học-kỹ thuật...
Hai bênđã kýChương trình hợp tác kinh tế giai đoạn 2013-2015 với mục tiêuđưa kim ngạch thương mại hai nước lên mức 1 tỷ USD trong những năm tới. Belarus đã tham gia đàm phán vòng đầu tiên về FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (gồm Nga,Kazakhstan và Belarus)vào cuối tháng 3/2013 tại Hà Nội.
Ngoài ra, hợp tác giữa cácđịa phương của 2 nước được tích cực thúcđẩy. Các lĩnh vực hợp tác khác như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, an ninh, quốc phòng cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Cổng thông tin điện tử Chính phủ