Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/02/2023-09:36:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01/2023 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 01/2/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG01NĂM 2023

I. Những kết quả đạt được

1.Tổ chức tốt các hoạt động đón Tết, mừng Đảng, mừng Xuân

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới. Trong đó:

-Tổ chứccácchương trình nghệ thuật mừng Đảng,mừng Xuân, trong đó: UBND thành phố Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật tổng hợp chào năm mới Countdown 2023 (tối 31/12/2022); tổ chức Chương trình văn nghệ chào năm mới Quý Mão tại Bia Quốc họcvào ngày21/01/2023 (30 Tết). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình văn nghệ chào năm mới Quý Mão tại Quảng trường Ngọ Mônvào ngày21/01/2023 (30 Tết); tổ chức Lễ Ban sóc vào ngày 01/01/2023 tại Ngọ Môn, Đại Nội;tổ chức Lễ Thướng Tiêu vào ngày 14/01/2023 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) tại Thế Miếu, Đại Nội.Mở cửa miễn phí đón nhân dân tham quan di tích trong 3 ngày (mồng 1 - 3 Tết) vàmột số hoạt động vui Xuân tại các di tích do Trung tâm quản lý.

- Các huyện, thị xã và thành phố tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi đón Tết với quy mô thích hợpnhằm phục vụ nhân dân và du khách, nổi bật như Hội hoa Xuân; chương trình Tết Việt, các hoạt động văn hóa, giải trí vui Xuân.Mỗi huyện, thị xã, thành phố tổ chức 1 - 2 điểm vui xuân tại khu vực trung tâm; mỗi xã, phường, thị trấn có một điểm vui xuân tập trung. Thành phố Huế tổ chức các hoạt động tại tuyến phố đi bộ Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, công viên - đường đi bộ hai bên bờ Sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn, phố đêm Hoàng thành Huế; tổ chức lễ hội vật truyền thống làng Sình, Lễ hội cầu ngư Thuận An (mồng 10 tháng Giêng)…; huyện Quảng Điền tổ chức Hội Đu tiên (mồng 1 - 4 Tết), lễ hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (06/01Âm lịch); huyệnPhong Điền tổ chức giải Bóng đá Thanh niên nông thôn, giải Cờ tướng truyền thống, Hội đu Điền Hòa (mồng 2 Tết), Lễ hộiĐu tiên Gia Viên (mồng 4 Tết), giải đua ghe xã Phong Bình, Phong Hòa; thị xã Hương Thủy tổ chức giải đua trãi trên sông Vực (mồng 9 Tết); huyện Phú Lộc tổ chức chương trình Chợ quê ngày Tết, Chương trình hát Bài chòi (mồng 01 - 03 Tết); huyện A Lưới phối hợp tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”...

- Tổ chức Tuần phim mừng Đảng mừng Xuân từ ngày 18/01 - 25/01/2023 (27 tháng Chạp đến Mồng 4 Tết) phục vụ nhu cầu của nhân dân tại các cụm rạp ở thành phố Huế; tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh (mồng 01 và 02 Tết Quý Mão) để phục vụ nhân dân và du khách. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ hội Đền Huyền Trân (từ ngày 08 - 09 tháng Giêng năm Quý Mão). Tổ chức Triển lãm “Mùa xuân và con giáp” (22 tháng Chạp) và Tết Nguyên tiêu - Ngày thơ Việt Nam (15 tháng Giêng năm Quý Mão).

- Bắn pháo hoa đón chào năm mới: Đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại thành phố Huế, huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc (số lượng thành phố Huế: 1.000 quả; huyện Phong Điền: 500 quả; huyện Phú Lộc: 500 quả) (kinh phí xã hội hóa). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp phía trên Cột Cờ trong chương trình văn nghệ chào năm mới Quý Mão lúc 22 giờ ngày 21/01/2023.

2. Chăm lo đời sống nhân dân trong dịp TếtNguyên đán

Đã hoàn thành việc chuyển 26.554 suất quà của Chủ tịch nước, với tổng kinh phí 8.278.300.000 đồng; trong đó, 26.382 suất quà cho người có công, với kinh phí 8.106.300.000 đồng; 172 suất quà cho người cao tuổi tròn 100 tuổi, với kinh phí 172.000.000 đồng.

Đã chuyển 116.745 suất quàcủa tỉnh,với tổng kinh phí 38.007.200.000đồng cho các đối tượng chính sách xã hộitrên địa bàn. Trong đó, đối tượng chính sách người có công, người có công tiêu biểu, gia đình Liệt sĩ hy sinh tại Rào Trăng 3: 31.024 suất quà, với kinh phí 9.485 triệu đồng; Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công, Đội Quy tập mộ 192: 02 suất quà, với kinh phí 6 triệu đồng; các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, tư thục 23 suất quà, với kinh phí 29,9 triệu đồng; hộ nghèo 11.735 suất quà, với kinh phí 5.867,5 triệu đồng; hộ cận nghèo 10.854 suất quà, với kinh phí 3.256,2 triệu đồng; đối tượng bảo trợ xã hội 61.672 suất quà, với kinh phí 18.501,6 triệu đồng; người cao tuổi tròn 90 tuổi 1.435 suất quà, với kinh phí 861 triệu đồng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã trích Quỹ“Vì người nghèo” và phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ, thăm, tặng 51.676 suất quà (bao gồm tiền và quà) với tổng trị giá 25,067 tỷ đồng cho các đối tượng được thụ hưởng tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần chăm lo cho người nghèo một cách thiết thực, hiệu quả,cụ thể như sau:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trao 5.158 suất với số tiền 2,713 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ“Vì người nghèo”Trung ương 200 suất với số tiền 240 triệu đồng; trích từ nguồn Quỹ“Vì người nghèo”tỉnh 1.210 suất với số tiền 665 triệu đồng; vận động các đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm: 3.748 suất với số tiền 1,808 tỷ đồng.

- Cấp huyện11.704 suất với số tiền 4,614 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ“Vì người nghèo”huyện 2.418 suất với số tiền 1,182 tỷ đồng; vận động các đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm 9.286 suất với số tiền 3,432 tỷ đồng.

- Các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động được 34.814 suất, trị giá 17,739 tỷ đồng. Trong đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trích từ nguồn ngân sách công đoàn hỗ trợ cho 2.746 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với số tiền 1.373 triệu đồng; hỗ trợ cho 10 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 13 triệu đồng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã hỗ trợ 300 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người nhiều năm không có điều kiện về quê ăn Tết, người mắc bệnh hiểm nghèo với số tiền 390 triệu đồng; các cấp công đoàn đã trích gần 8,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động thuộc cấp mình quản lý và huy động gần 100 triệu đồng từ các nguồn xã hội hóa để mang đến những phần quà ý nghĩa, thiết thực đến tay đoàn viên, người lao động.

3.Tình hình phát triển kinh tế

a) Lĩnh vực dịch vụ:

- Hoạt động du lịch:Lượng khách du lịch tháng 01/2023ước đạt 240,473 ngàn lượt, gấp 9 lần so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 74,150 ngàn lượt, tăng hơn 51 lần so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 639,098 tỷ đồng, tăng hơn 11 lần so với cùng kỳ năm trước.Trong dịp Tết Nguyên đán(từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày 08 tháng Giêng năm Quý Mão),ước có khoảng 95.000 lượt khách đến tham quan (tăng 52% so với cùng kỳ dịp nghỉ Tết năm 2022), doanh thu từ du lịch ước đạt 150 tỷ đồng. Tổng lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú ước đạt là 50.800 lượt khách (tăng 150% so với năm 2022), trong đó, khách quốc tế ước 21.600 lượt (tăng 3.500% so với năm 2022) và khách nội địa ước 29.200 lượt; doanh thu lưu trú ước đạt khoảng 106 tỷ đồng.

- Hoạt động thương mại, giá cả:Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 01/2023ước đạt 4.697,6 tỷ đồng, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt3.512,3tỷ đồng, chiếm 74,8%, tăng 7% so với tháng trước, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01 ước tăng 1,01% so với tháng trước.

- Hoạt động xuất nhập khẩu: Đến ngày 15/01/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 31,81 triệu USD; các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng gồm: Sản phẩm may mặc gia công; đồ chơi trẻ em gia công; dăm gỗ, cát vàng làm khuôn đúc, sắn lát… Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 21,21 triệu USD; các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu tăng gồm: Máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hàng gia công, nguyên liệu sản xuất bia, lon nhôm;…

Hoạt động vận tải:Ước tháng 01/2023,vận tải hành khách ước đạt 2.618,4 nghìn hành khách, tăng 10,6% so với tháng trước và gấp 2,5 lần so với cùng kỳ;hàng hóa vận chuyển ước đạt1.655,2nghìn tấn,tăng 1,7% so với tháng trước vàtăng 4,5%so với cùng kỳ.Doanh thu vận tải, bốc xếp và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 369,7 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ[1].

b) Lĩnh vực công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2023 ước giảm 8,57 % so với cùng kỳ. Trong đó:Ngành công nghiệp khai khoáng ước giảm 16,72%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước giảm 9,09%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước đá ước giảm 5,45%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước giảm 1,68%.

Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng: Bia 27,5 triệu lít, tăng 55,6% so với cùng kỳ (trong đó: bia lon 18 triệu lít, tăng 47,8%; bia chai 9,5 triệu lít, tăng 72,9%); tôm đông lạnh 221,75 tấn, tăng 54,5%; dăm gỗ 50,05 ngàn tấn, tăng 11,7%;… Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng giảm: xi măng 80,3 nghìn tấn, giảm 37,1%; sợi các loại 7,89 nghìn tấn, giảm 8,4%; quần áo lót 25,3 triệu cái, giảm 14,4%; men frit 18,2 nghìn tấn, giảm 5,2%;…

c) Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:

Trồng trọt:Đến ngày 22/01/2023, đã gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 là 26.964 ha/28.105 ha, đạt 96% kế hoạch, còn lại khoảng 1.141 ha sẽ gieo cấy xong trước ngày 31/01/2023. Tuy nhiên,do ảnh hưởng của không khí lạnh trong 02 ngày 24 -25/01 (03 - 04 AL) đã gây ngập úng khoảng 7.126 ha lúa (ngập bình quân 20 -30 cm)tập trung chủ yếu tại các huyện: Phú Vang và Phú Lộc. Tiến độ gieo trồng các loại cây hàng năm khác cơ bản đảm bảo kế hoạch, trong đó: Ngô 391 ha/1.074 ha, Lạc 141 ha/2.357 ha, Sắn 511 ha/3.611 ha, Rau các loại 804 ha/2.027 ha, Ném 150 ha/150 ha, Hoa các loại 57 ha.

Chăn nuôi:Tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn ước đạt 152.220 con, tăng 3,9%; đàn trâu 15.190 con, giảm 3,2%; đàn bò 28.710 con, giảm 2,9%; đàn gia cầm 4.858 nghìn con, tăng 1,8%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 2.000 tấn, tăng 3,6%, sản lượng trứng gia cầm đạt 3,9 triệu quả, tăng 2%. Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống đói, rét đối với đàn vật nuôi và triển khai kế hoạch tiêm phòng vụ Xuân 2023; triển khai kế hoạch kiểm tra phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Thủy sản:Sản lượng thủy sản tháng 01/2023 ước đạt 2.273 tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ; trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 390 tấn, khai thác đạt 1.993 tấn (khai thác biển 1.640 tấn). Sản xuất giống ước đạt 10 triệu con, trong đó tôm sú 7,7 triệu con, ươm cá giống 2,3 triệu con.

Lâm nghiệp:Diện tích trồng rừng tháng 01/2023 ước đạt 910 ha tăng 3,4% so với cùng kỳ, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 30.420 m3, tăng 1,4%.

4. Thu chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước tháng 01/2023 ước đạt 968,776 tỷ đồng, chiếm 9,8% dự toán và tăng 34,3% so với cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 920,058 tỷ đồng[2], chiếm 9,8% dự toán và tăng 34,5% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 48,58 tỷ đồng, chiếm 8,8% dự toán; thu viện trợ, huy động đóng góp 141 triệu đồng, chiếm 1% dự toán.

Chi ngân sách địa phương ước đạt 1.053,157 tỷ đồng, chiếm 7,3% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển 382,571 tỷ đồng, chiếm 6,9% dự toán, chi thường xuyên 670,439 tỷ đồng, chiếm 8,7%.

5. Tình hình đầu tư và xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tháng 01/2023 ước đạt 1.380 tỷ đồng, bằng 4,5% KH, tăng 4,1% so với cùng kỳ.

- Phân theo cấp quản lý:vốn do Trung ương quản lý 339 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; vốn do địa phương quản lý 1.041 tỷ đồng, tăng 4,1%.

- Phân theo nguồn vốn:vốn ngân sách nhà nước đạt 403 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ; vốn tín dụng đạt 473 tỷ đồng, tăng 4%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 168 tỷ đồng, tăng 8,4%; vốn đầu tư của dân 250 tỷ đồng, tăng 4,2%; vốn viện trợ nước ngoài 46 tỷ đồng, giảm 30,3%; vốn đầu tư nước ngoài 40 tỷ đồng, tăng 29%.

* Giải ngân vốn đầu tư công:Tính đến ngày 29/01/2023, đãgiải ngânkế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 (không gồm vốn CTMTQG) là 3.131,862 tỷ đồng/4.181,893đồng, đạt 74,9%KH(trong đó: vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân1.603,932 tỷ đồng, đạt 77,7%KH;vốn NSTW (vốn trong nước) giải ngân 1.1233,166 tỷ đồng, đạt 82,2% KH; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 294,764 tỷ đồng, đạt 47,7% KH).Chương trình mục tiêu quốc gia[3]đã giải ngân 124,118 tỷ đồng/346,76 tỷ đồng, đạt 35,8% KH năm 2022.

* Về đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm:Đã tổ chức khởi công các dự án trọng điểm:Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương,dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex, dự án Đê chắn sóng Cảng Chân Mây - giai đoạn 2. Tập trunghoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cácdự án: đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường vành đai 3, các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,… Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế trong đầu tháng 02/2023.

6. Về phát triển doanh nghiệp

Tính đến 30/01/2023, có 54 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 163,8 tỷ đồng, giảm 20,6% về lượng và giảm 68,1% về vốn so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 95 doanh nghiệp, giảm 94 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 203 doanh nghiệp, giảm 26 doanh nghiệp; giải thể 12 doanh nghiệp, giảm 01 doanh nghiệp.

7. Văn hóa - xã hội

- Về khoa học và công nghệ:Triển khai các kế hoạch như: Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025,Đề án Văn hóa công vụ năm 2023. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Khoa học và Công nghệ năm 2023. Tham mưu kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện Hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2022. Xây dựng kế hoạch Triển khai Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

- Về giáo dục và đào tạo:Hoàn thành sơ kết học kỳ I, tiếp tục thực hiện công tác học kỳ II năm học 2022-2023 theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, bậc học của các phòng chuyên môn. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy(khóa XVI)về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Về y tế:Đã triển khai nhiệm vụ y tế, chăm sóc sức khỏe 2023.Đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành công tác an toàn vệ sinh thực phẩm vào các dịp lễ hội tết năm 2023; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về việc phòng, chống dịch Covid-19. Quán triệt, thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh và góp phần tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo kế hoạch.

-Tình hình tiền lương, thưởng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023: mức thưởng Tết cao nhất là 180 triệu đồng (Công ty TNHH Vitto Phú Lộc), mức thưởng Tết thấp nhất là 300 nghìn đồng (Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàng Viết Thắng). Cụ thể như sau:

+ Công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trung bình trên 4,4 triệu đồng/người; cao nhất 12 triệu đồng, thấp nhất 800 nghìn đồng.

+ Công ty có góp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước, trung bình trên 6 triệu đồng/người; cao nhất 67,6 triệu đồng, thấp nhất 1 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp dân doanh, trung bình trên 7,3 triệu đồng; cao nhất 180 triệu đồng, thấp nhất 300 nghìn đồng.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trung bình 6,2 triệu đồng/người; cao nhất 150,3 triệu đồng, thấp nhất 500 nghìn đồng.

8. Công tác đối ngoại, quốc phòng - an ninh

Công tác đối ngoại:Đã đón tiếp, làm việc với48đoàn khách quốc tế/500lượt người đến thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư – thương mại(giảm40đoàn/474lượt người so với cùng kỳ năm ngoái). Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm duy trì và tăng cường, mở rộng quan hệ quốc tế và hợp tác hữu nghị với các đối tác theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế; khai thác hiệu quả các mối quan hệ đối tác, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động…với các địa phương nước ngoài; triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hoá và ngoại giao kinh tế trên địa bàn tỉnh. Công tác đối ngoại tiếp tục phục vụ có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Quốc phòng, an ninh:Đãtriển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2023 đảm bảo đúng yêu cầu và kiểm soát chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.Tổ chức ra quân mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Quý Mão và các sự kiện, lễ hội lớn năm 2023.Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm; tập trung đấu tranh với các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thị trường, bảo đảm chất lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường trong dịp Tết.

An toàn giao thông:Tháng 01/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ tai nạn và va chạm giao thông, bằng với cùng kỳ; làm chết 11 người, giảm 08 người; bị thương 14 người, tăng 03 người. Trong dịp Tết Nguyên đán từ ngày 20/01/2023 (29 Âm lịch) đến ngày 26/01/2023 (Mồng 5 Tết): xảy ra 07 vụ, làm 03 người chết, 05 người bị thương, so với cùng kỳ tăng 01 vụ.

Về công tác tuyển quân:Đã chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ năm 2023 bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, đúng luật; đến nay, các đơn vị phát lệnh gọi nhập ngũ theo đúng quy định tổng số 1.452 thanh niên(trong đó nhập ngũ Quân đội: 1.252 thanh niên, Công an: 200 thanh niên). Qua kiểm tra, 100% thanh niên yên tâm tư tưởng, tình nguyện viết đơn nhập ngũ.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂMTHỜI GIAN TỚI

1. Tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương tập trung ngay vào công việc, bảo đảm kịp thời, chất lượng, hiệu quả, không để chậm trễ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời, tổ chức rà soát, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn trách nhiệm các Sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, giám sát và hỗ trợ triển khai các dự án trọng điểm, tạo năng lực mới, nguồn thu ngân sách để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

2.Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó, tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án quan trọng: (1) Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 và Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý I/2023; (2) Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (3)Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huếđến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065 vàĐề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ươngtrên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế; (4)Đề án phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (5) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (6) Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế; (7)Đề án phát triểnĐại học Huế trở thành Đại học Quốc gia. Đồng thời,triển khai hiệu quả chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết38/2021/QH15 ngày 13/11/2021của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vàNghị định số 84/2022/NĐ-CP ngày 20/10/2022 về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế; thực hiện tốtthí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây.

3. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế,phấn đấutốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9-10%.

3.1. Lĩnh vực công nghiệp:

- Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025[4].Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp đảm bảo ổn định và phát huy tối đa năng lực sản xuất, đặc biệt làcác dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, dự án sản xuất găng tay y tế, dự án may mặc,...Tập trungtriển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh[5].

-Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khucông nghiệp, cụm công nghiệpnhư:Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Gilimex;KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1;Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền -Viglacera vàĐầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải - KCN Phong Điền; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây.

-Đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp[6]. Hỗ trợ triển khai các dự án đầu tưKhu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế.Tăng cường xúc tiến,kêu gọiđầu tưcác dự ánvào cáckhu, cụm công nghiệp; trong đó, ưu tiên xúc tiến,kêu gọiđầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của Tỉnh[7].

- Xúc tiến các Tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới, có tính đột phá cho nền kinh tế. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đảm bảo tính sẵn sàng trong công tác xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực FDI.

3.2. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ

- Tập trung phục hồi và phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn,phấn đấu đón khoảng 3 -3,5triệu lượt khách.

- Đa dạng hoácác sản phẩm du lịch[8], tiếp tục xây dựng thương hiệu:“Huế - Thành phố Lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”,Du lịch di sản gắn với Quần thể di tíchCố đô Huếvà Nhã nhạc cung đình Huế.Xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm; tổ chức thành côngFestivalHuế năm 2023.

-Tập trung phối hợp hỗ trợ đầu tưxây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch.Hỗ trợnhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án du lịch có quy mô lớnnhư:Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô,dự ánLaguna Lăng Côgiai đoạn 2, Khu phức hợp du lịch dịch vụ Đăng Kim Long; Dự án Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân,trung tâm thương mại Aeon Mall,…

- Đẩy mạnh xúc tiến các nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu về du lịch để phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp;Ưu tiên phục hồi và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực du lịch chất lượng cao; tập trungchuyển đổi số ngành du lịch.

-Tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn.Thực hiện hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

3.3. Lĩnh vực nông nghiệp

- Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022 - 2023. Trước mắt, ưu tiên công tác tiêu úng khắc phục thiệt hại lúa vụ Đông Xuân tại các huyện Phú Vang (1.100ha), Phú Lộc (600ha), Phong Điền (230ha), Quảng Điền (250ha) để chủ động kế hoạch gieo cấy lại. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ.

-Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, VietGAP; đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, phát triển các cánh đồng mẫu lớn. Phát triển những sản phẩm đặc sản, có lợi thế của mỗi địa phương thành các sản phẩm OCOP. Triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

- Tập trungphát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ FSC, trồng cây bản địa, cây dược liệu, rừng ven biển, đầm phá, rừng ngập ngọt; phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản và các sản phẩm từ gỗ; phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu tiến tới hình thành vùng nguyên liệu dược quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến dược liệu. Tiếp tục đầu tư phát triển trồng rừng ven biển, đầm phá, rừng ngập ngọt góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp.Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa lớn.Huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

4.Tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng văn hóa, xã hội như:Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; Tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đường vành đai 3; Đường kết nối từ Thuỷ Vân đi Phú Đa; Cầu qua Phá Tam Giang kết nối Phú Đa đi Vinh Xuân; Đường kết nối liên huyện Quảng Điền - thị xã Hương Trà với thành phố Huế; đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa), Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2; đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền - Điền Lộc,dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế; dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2); các dự án chỉnh trang đô thị,...

5.Về giải ngân vốn đầu tư công:Tập trung triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2023; quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia.Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh các thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch. Cân đối nguồn vượt thu ưu tiên phân bổ cho các dự án quan trọng tạo động lực, điểm nhấn về đô thị, tạo hiệu ứng lan tỏa cộng đồng dân cư, khách du lịch như: Dự án đường ven sông Bùi Thị Xuân (đoạn công viên Bùi Thị Xuân đến cầu Nguyễn Hoàng).

6. Về quản lý tài chính ngân sách

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách;tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành ngân sách, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Rà soát, huy động đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên chi đầu tư phát triển, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp bách,hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế;triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi chưa thực sự cần thiết.Tăng cường khai thác nguồn thu vãng lai; kinh doanh qua mạng; bán đấu giá quyền sử dụng đất,...

- Triển khai có hiệu quả thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước tại Nghị quyết38/2021/QH15 ngày 13/11/2021. Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế.

- Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về tài sản công, nhất là đất đai, trụ sở,...; rà soát, thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước,… trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng phương án về giá để tổ chức đấu giá tài sản công, quỹ đất của các trụ sở cơ quan nhà nước sau khi di dời để kêu gọi dự án đầu tư.

7. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thành lập mới; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.Chú trọng đẩy mạnhcải cách thủ tục hành chính.Thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, ICT, DTI.

- Tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắcliên quan quy hoạch, thủ tục đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng,…để đảm bảo tính chủ động, sẵn sàng trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp phép đầu tư. Đồng thời, tổ chứcrà soát, kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư.

- Nghiên cứu, đề xuất tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, tạo giá trị gia tăng: Công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâu từ nguyên liệu cát,…

- Chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”.Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phát huy hiệu quả Quỹ khởi nghiệp sáng tạo; tiếp tục kêu gọi vốn cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo; duy trì và phát huy hiệu quả “Chương trình Cafe cùng doanh nhân”.

8. Tập trung phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội

Tập trung triển khai thực hiện cácKế hoạch, Chương trình hành động để triển khai thực hiện 04 Nghị quyết chuyên đề quan trọng của Tỉnh uỷ về:Văn hoá - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ và giáo dục & đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trọng tâm là:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá. Hoàn thành dự án di dời dân cư khu vực I - Kinh thành Huế. Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hiện tốt kế hoạch tổ chức Festival Huế 2023.Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023).

- Nâng cao chất lượng giáo dục, chuyển đổi số trong ngành giáo dục; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, môi trường giáo dục thông minh, trường học kiểu mẫu; xây dựng Đại học Huế theo lộ trình thành Đại học Quốc gia. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; tiếp tục quan tâm đầu tư hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống y tế dự phòng;...Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.Hoàn hiện đề án thành lập Khu Công nghệ cao.

- Tập trungtheo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường lao động, nắm bắt kịp thời tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp để có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, không để đứt gãy cung ứng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

9.Bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng; bảo vệ môi trường và phòng, tránh thiên tai, biến đổi khí hậu

Triển khai tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2023. Hoàn thành công tác tuyển quân, giao nhận quân chặt chẽ, chất lượng;tổ chức diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ năm 2023.Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các phương án, đề án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước và địa phương; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cực đoan, chống đối; không để xảy ra bất ngờ, phát sinh điểm nóng, không để xảy ra biểu tình, tuần hành trái pháp luật.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tập trung triển khai thực hiện Đề án 06 về ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.Thực hiện tốt quy định về tiếp dân, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng thời gian, quy định, không để tồn đọng kéo dài và khiếu kiện vượt cấp.Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tăng cường công tác quản lý và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị,văn minh nông thônbảo đảm cảnh quan môi trườnghướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với duy trì thực hiện tốt Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, đẩy mạnh phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”,...; thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn; phân loại rác thải tại chỗ,…

10.Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính; triển khai hiệu quả các kế hoạch nâng cao các chỉ số hành chính về PAR-Index; PAPI-Index, PCI, ICT.Cải thiện và nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.Tiếp tụcđổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.

Triển khai Đề án chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số. Nâng cấp cơ sở vật chất và hoàn thiện các quy trình vận hành Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.


[1]Tr.đó: Doanh thu vận tải hành khách tháng 01/2023 ước đạt 80,9 tỷ đồng, tăng 10,2% so với tháng trước, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa 266,3 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải 20,6 tỷ đồng, tăng 5,7% so với tháng trước và giảm 17,3% so với cùng kỳ; bưu chính, chuyển phát 2 tỷ đồng, tăng 8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ.

[2]Trong Thu nội địa: Thu từ DNNN do TW quản lý 20,063 tỷ đồng, chiếm 7,7% dự toán, tăng5,6%so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý16,428tỷ đồng,chiếm 8,2% dự toán,giảm 19,3%; thu từ doanh nghiệp có vốnđầu tưnước ngoài565,281tỷ đồng,chiếm 18,2% dự toán,gấp 2,45 lần; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh105,027tỷ đồng, chiếm 6,8% dự toán, giảm 42,2%; thu tiền sử dụng đất65,965tỷ đồng,chiếm 3,3%dự toán.

[3]Theo Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

[4]Cụ thể: Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp giai đoạn năm 2021-2025; Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 về việc phê duyệt Đề án Khảo sát, đánh giá thực trạng CCN và định hướng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

[5]Chính sách hỗ trợ di dời các các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 theo Nghị Quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh; Chính sách hỗtrợ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số01/2022/NQ-HĐNDngày 25/01/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ,…

[6]Như: Nhà máy Kanglongda Huế, Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao; Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp (giai đoạn 2); Nhà máy 2-CTCP Sợi Phú Bài 2;…

[7]Như:Công nghiệp hỗ trợ dệt may;công nghiệp năng lượng; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâutừ nguồn nguyên liệu cát, thạch anh (thủy tinh, kính cao cấp,…);công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm; công nghiệp dược liệu và thiết bị y tếgắn với trung tâm y tế chuyên sâu của vùng, cả nước.

[8]Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh, du lịch gắn với hệ thống nhà vườn Huế với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống; khuyến khích du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) về văn hóa, giáo dục, y tế;du lịch mua sắm, phố đêm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch đầm phá,...



Website UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Tổng số lượt xem: 317
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)