Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/05/2023-15:52:00 PM
Niềm tin nhà đầu tư Eurozone bất ngờ giảm trong tháng Năm
Trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và những lo ngại về giá năng lượng làm giảm kỳ vọng về một sự phục hồi vào mùa Xuân, niềm tin của các nhà đầu tư trong Eurozone cũng bất ngờ giảm.
Đồng euro. (Ảnh: AFP/TTTXVN)

Khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Sentix công bố ngày 8/5 cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã bất ngờ giảm trong tháng Năm, khi lạm phát cao dai dẳng và những lo ngại về giá năng lượng làm giảm kỳ vọng về một sự phục hồi vào mùa Xuân.

Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Eurozone do Sentix tổng hợp đã giảm từ -8,7 trong tháng Tư xuống -13,1 điểm trong tháng Năm.

Các nhà phân tích tham gia khảo Reuters thăm dò đã dự báo chỉ số trên sẽ tăng lên -8,0 trong tháng này.

Chỉ số về kỳ vọng nói riêng đã giảm từ -13,0 trong tháng trước xuống -19,0 trong tháng Năm, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022. Sentix nhận định, điều này cho thấy giới đầu tư đã không còn mấy hy vọng về một sự phục hồi kinh tế khu vực sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.

Cuộc khảo sát cho biết đà phục hồi kinh tếEurozonevốn đã không vững đang có dấu hiệu bắt đầu chững lại.

Vấn đề thiếu năng lượng, chi tiêu tiêu dùng giảm do lạm phát, cùng những lo ngại của người dân về việc buộc phải đầu tư vào hệ thống sưởi ấm để giảm thiểu tác động tới biến đổi khí hậu là những yếu tố góp phần khiến nền kinh tế Eurozone "khá yếu" trong mùa Xuân.

Trong số một loạt chính sách được đưa ra trên toàn Eurozone, đáng chú ý là Chính phủ Đức hồi tháng Ba đã yêu cầu hầu hết tất cả các hệ thống sưởi ấm mới được lắp đặt ở nước này - tại cả những tòa nhà mới và cũ - sẽ phải đảm bảo 65% năng lượng sử dụng đến từ nguồn tái tạo vào năm 2024.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức cũng ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 5. Chỉ số về tình hình hiện tại của nền kinh tế này đã giảm từ -2,3 trong tháng Tư xuống -9,0, làm dấy lên tin đồn về khả năng suy thoái kinh tế.

Thêm vào nỗi lo suy thoái là lĩnh vực sản xuất - chiếm gần 1/5 nền kinh tế Đức - đang gặp khó khăn.

Số liệu mới nhất của Văn phòng thống kê quốc gia Đức cho thấy cả sản lượng công nghiệp và đơn đặt hàng đều sụt giảm lớn hơn dự kiến.

Giới phân tích nhận định đây là hậu quả của xu hướng tăng lãi suất toàn cầu, vốn đang kìm hãm nền kinh tế.

Nền kinh tế Eurozone đã phục hồi trong những tháng gần đây nhờ nhu cầu về dịch vụ tăng mạnh. Một loạt cơ quan tài chính quốc tế, từQuỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đếnNgân hàng Trung ương châu Âu(ECB) đã nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế của khối này.

Nhưng sự suy yếu gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, đang “phủ bóng” đen lên quá trình phục hồi này, đặc biệt khilạm pháttăng nhanh đang "ăn mòn" sức mua của các hộ gia đình./.

H.Thủy
TTXVN/Vietnam+

  • Tổng số lượt xem: 111
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)