Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 15/04/2013-14:08:00 PM
EC cảnh báo nguy cơ mất cân bằng kinh tế lan rộng

Ủy ban châu Âu (EC) vừa cảnh báo rằng các vấn đề kinh tế đang trở nên trầm trọng ở Pháp, Italia và Tây Ban Nha, đồng thời nhấn mạnh Slovenia phải thực hiện các bước khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn lan rộng ở Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).
Tại buổi công bố bản đánh giá thứ hai của mình về sự mất cân bằng kinh tế tại 13 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/4, EC đã nêu lên các mối quan ngại đối với nền kinh tế Pháp và Italia, đồng thời xếp Tây Ban Nha và Slovenia vào danh sách những nước có thể phải đối mặt với các khoản phạt nếu họ không điều chỉnh đường hướng.
Đề cập đến những vấn đề như thâm hụt ngân sách và các mức nợ công cao, những mất cân bằng trong hệ thống ngân hàng, cơ cấu thị trường lao động cũng như phí tổn lao động, EC cho biết: "Ở Tây Ban Nha và Slovenia, tình trạng mất cân bằng có thể được coi là quá mức".
Tại Tây Ban Nha, quốc gia đã phải vay 40 tỷEuro từ Eurozone hồi năm ngoáiđể tái cơcấu vốn cho các ngân hàng, EC cho biết các mức nợ trong nước và nước ngoài quá cao đã gây nên những nguy cơ nghiêm trọng cho tăng trưởng và sự ổn định tài chính. EC cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha có thể sẽ lên tới 27% trong năm nay và tình trạng sụt giảm kinh tế ở nước này có thể kéo dài đến năm 2014. Việc cải cách nhằm cải thiện nền tài chính công, tạo công ăn việc làm và gia tăng sức cạnh tranh đang được tiến hành, nhưng vẫn chưa hoàn thành hoặc chưa bắt đầu đem lại kết quả.
Sloveia cũng đang đối mặt với những nguy cơ đáng kể đối với sự ổn định của khu vực tài chính do tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp cũng như các mối liên hệ của khu vực này với nền tài chính công. Một danh sách nợ xấu tương đối lớn đang đe dọa đến sự ổn định của các ngân hàng Slovenia và khiến các nhà đầu tư quan ngại rằng nước này có thể trở thành "ứng cử viên kế tiếp" cần được bơm các khoản cho vay khẩn cấp của Eurozone. EC khuyến nghị Slovenia nên tái cơ cấu vốn và tư nhân hóa các ngân hàng, đồng thời bán các công ty thuộc sở hữu nhà nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và hạn chế tiền lương nhân công để hàng xuất khẩu của họ trở nên hấp dẫn hơn.
CảTây Ban Nha vàSlovenia phải báo cáo với EC trước cuối tháng 4 về việc họ sẽ thực hiện các biện pháp gì nhằm giải quyết những vấn đề nói trên và EC sẽ đưa ra những khuyến nghị đối với hai nước này vào cuối tháng 5.
Điềuđáng quan ngại hơn lànhững dấu hiệu ngày càng gia tăng vềsự mất cân bằng ởPháp vàItalia, cho dù chưađược coi là"quá mức". Nếu những vấnđề này trởnên trầm trọng hơn, gần nhưkhông nền kinh tế nào trong EU, có lẽ ngoại trừ Đức, sẽ được miễn dịch trước sự tác động của cuộc khủng hoảng nợ công, đồng thời chi phí vay mượn khắp khu vực có thể sẽ gia tăng.
EC đánh giákhảnăng chịuđựng của Pháp trước những cúsốc bên ngoài là"đang giảm dần" và triển vọng tăng trưởng trung hạn của nước này đang "ngày càng bị gây cản trở do tình trạng mất cân bằng kéo dài lâu nay". Thị phần của Pháp trên thị trường xuất khẩu của EU đã sụt giảm 11,2% trong giai đoạn 2006-2011, trong khi chi phí lao động trên mỗi đơn vị gia tăng đã khiến khả năng cạnh tranh bị giảm sút.
EC cũng cónhững lời lẽcảnh báo tương tự đối với Italia, nước cómức nợcông dự kiến sẽtăng tới 130% GDP, cao hơn nhiều so với mức được coi là bền vững, mặc dù EC cho biết thâm hụt ngân sách của nước này về cơ bản là trong tầm kiểm soát./.
Nguyễn Chiến
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1050
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)