Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp (24-26/9) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng PhápJean-Marc Ayrault. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
|
Trong thời gian thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng PhápJean-Marc Ayrault, cùng Thủ tướng Pháp ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam-Pháp lên Đối tác chiến lược; chào xã giao Tổng thống Pháp Francois Hollande; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Jean-Pierre Bel.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp; tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drain, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent và Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Pháp-Việt; đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp tại Trụ sở Liên minh giới chủ Pháp; dựlễkhai trương trụsởmớicủa Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp; gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Pháp; tới dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm "Không gian Hồ Chí Minh", "Không gian ĐôngDương" tại Công viên Montreau ở thành phố Montreuil...
Cũng trong khuôn khổchuyến thăm, các Bộtrưởng vàlãnh đạo các bộ,ngành của Việt Nam tháp tùng Thủ tướng đã có nhiều hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các đối tác Pháp.
Trong chuyến thăm này, Việt Nam và Pháp đã kýkết một loạt văn kiện hợp tác và thỏa thuận quan trọng: Nghị định thư tài chính cho dự án trang thiết bị Bệnh viện đa khoa Cần Thơ; Thỏa thuận về trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Giám sát An toàn Pháp (ACPR); Biên bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan vì sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Pháp (Ubifrance); biên bản Thỏa thuận giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn GDF Suez về dự án khí hóa lỏng và phát điện Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận; Ý định thư về việc mua máy bay Airbus A320 giữa Vietjet Air và Tập đoàn Airbus; Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tập đoàn Vinci về hợp tác trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam…
Các cuộc hộiđàm, tiếp xúc cấp cao hai bênđã xác định các lĩnh vực hợp tác chiến lược ưu tiên như: Chính trị-ngoại giao, an ninh-quốc phòng, kinh tế-thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư pháp; nhất trí phối hợp xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Vềvấnđề BiểnĐông, phía Pháp chia sẻ,ủng hộlập trường nhất quán của Việt Nam làgiải quyết các tranh chấpởBiểnĐông bằng biện pháp hòa bình, trên cơsởtôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982), thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
|
Hội kiến với Tổng thống Francois Hollande, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là hết sức coi trọng quan hệ với Pháp; cho rằng việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lượclà bước ngoặt quan trọng,thể hiện quyết tâm và ý chí chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Tổng thống Francois Hollande khẳng định ủng hộhợp tác giữa hai nước, nhất làtrên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, viện trợphát triển, an ninh-quốc phòng… Tổng thống Francois Hollande cũng khẳng định, Pháp tiếp tục ủng hộ quan hệ Việt Nam với EU trên cơ sở Hiệp định quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam-EU và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế...
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Francois Hollande nhất trí hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp thường xuyên hơn nữa, nâng cấp cơ chế Đối thoại chiến lược giữa các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước lên cấp Thứ trưởng và tương đương, tăng cường hợp tác và kết nghĩa giữa các địa phương hai nước... Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, nhất là diễn đàn Liên Hợp Quốc.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Jean-Pierre Bel. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
|
Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Jean-Pierre Bel, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, những yếu tố làm nên tính đặc thù của quan hệ Việt-Pháp là sự gần gũi về lịch sử và văn hóa, tình cảm hữu nghị truyền thống và gắn bó giữa nhân dân hai nước, nhất là qua hợp tác giữa các địa phương; nhiều cơ chế hợp tác đã được định hình và phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực; sự tương đồng quan điểm trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.
Thông báo tới Chủtịch Thượng viện vềviệc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp đã được đẩy mạnh trong những năm qua, góp phần quan trọng vào tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói chung và giữa cơ quan lập pháp hai nước nói riêng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đẩy mạnh hơn nữa kênh hợp tác liên nghị viện trên cơ sở những Thỏa thuận mà Quốc hội Việt Nam đã ký kết với Thượng viện Pháp.
Chủtịch Thượng viện Jean-Pierre Bel mong muốn Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác, nhất là hợp tác trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, tư pháp trong khuôn khổ Thỏa thuận về hợp tác pháp luật và tư pháp ký ngày 10/2/1993. Đồng thời Chủ tịch Thượng viện Jean-Pierre Bel khẳng định ủng hộ các hoạt động hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa các địa phương hai nước, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân…
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủtướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốtđẹp, thiết lập khuôn khổquan hệđối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển sâu rộng, toàn diện, ổn định và bền vững trong thời gian tới. Đồng thời là một đóng góp quan trọng đối với việc tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu nói chung và giữa Cộng đồng ASEAN và Liên minh châu Âu nói riêng.
*Sáng 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời Thủ đô Paris, lên đường sang Hoa Kỳ tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68./.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Chinhphu.vn