Theo tài liệu số 781/BC-CTK ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh
Kinh tế thế giới năm 2013 tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã có một số dấu hiệu khả quan. Nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện nhiều biện pháp kích cầu trong nước; khu vực đồng tiền chung châu Âu đã có tín hiệu tích cực. Mặc dù vậy, tình hình kinh tếthếgiới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Trong nước sản xuất kinh doanh mặc dù có bước chuyển biến tích cực nhưng tốc độchậm, mức tiêu thụ hàng hóa chưa cao, nợ xấu chưa được giải quyết.
Tuy nhiên,ngay từđầu năm tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp và các địa phương trong tỉnh triển khai, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ vềmột số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, cùng với các giải pháp của tỉnh nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nên đã được một số kết quả sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm trongtỉnh (GRDP) năm 2013(theo giá so sánh2010) ước thực hiện19.980tỷđồng,tăng8,5%sovớinăm2012,trongđó:khuvựcnông,lâm nghiệp và thủy sản đạt10.434tỷđồng,tăng 4,9%;đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt3.847 tỷđồng, tăng 4,1%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt5.698 tỷ đồng, tăng 19,3%, đóng góp 5 điểm phần trăm.
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 23.008 tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 48,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15,3%; khu vực dịch vụ chiếm 36,3%.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2013
Đơn vị tính:%
Tốc độ tăng so với
năm 2012
|
Đóng góp của các
khu vực vào tăng
trưởng năm 2013
|
(Điểm phần trăm)
|
Tổng số 8,5 8,5
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,9 2,7
Công nghiệp và xây dựng 4,1 0,8
Dịch vụ 19,3 5,0
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Nông nghiệp
a.1. Trồng trọt
a.1.1 Cây lúa
Sản lượng lúa cả năm 2013đạt 1.275 nghìn tấn, tăng 17 nghìn tấn so với năm 2012, trong đó diện tích gieo trồng đạt 235,5 nghìnha, tăng 8nghìn ha; năng suất bình quân đạt 54,14 tạ/ha, giảm 1,18 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa năm 2013 tăng so với năm 2012 do trong năm giá lúa ổn định ở mức cao, một số hộ nông dân chuyển đổi từ diện tích nuôi tôm kém hiệu quả và diện tích trồng màu dưới chân ruộng sang trồng lúa, đồng thời hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện đảm bảo lượng nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nên các hộ nông dân tận dụng hết diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, năng suất giảm do nước mặn xâm nhập sâu vào ruộnglúa và mưa liên tục nhiều ngày trong giai đoạn lúa đang trổ nên đã ảnh hưởng đến năng suất; sản lượng tăng do diện tích gieo trồng tăng.
Trong sản xuấtlúa năm nay, sản lượng lúa Thu Đông - Mùa năm 2012 -2013 đạt 468 nghìn tấn, tăng 7 nghìn tấn với cùng kỳnăm trước; diện tích gieo trồng đạt 90,4 nghìn ha, tăng 1 ,4 nghìn ha; năng suất đạt 51,75 tạ/ha, không tăng giảm so với cùng kỳ. Sản lượng lúa Đông Xuân 2013 đạt 389 nghìn tấn, tăng 26nghìn tấn; diện tích gieo trồng đạt 64,5 nghìn ha, tăng 6 ,2 nghìn ha; năng suất đạt 60,35 tạ/ha, giảm 1,93 tạ/ha. Sản lượng lúa Hè Thu năm 2013 đạt 418 nghìn tấn, giảm17 nghìn tấn; diện tích gieo trồng đạt 80,6nghìn ha, tăng 0,5 nghìn ha; năng suất đạt 51,84 tạ/ha, giảm 2,38 tạ/ha.
Kết thúc gieo trồng vụ lúa Thu Đông - Mùa năm 2013 - 2014, toàn tỉnh gieo trồng được 89,2 ha, giảm 1,2 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng lúa Thu Đông - Mùa năm nay giảm do một số vùng thời tiết không thuận lợi, chí phí sản xuất cao nên nông dân bỏ vụ hoặc chuyển đổi một số diện tích sản xuất kém hiệu quảsang trồng lác, cây lâu năm, đào ao nuôi cá lóc,… Trong tháng 12, nông dân tiếp tục thu hoạch lúa Thu Đông - Mùa được 44,1 nghìn ha, nâng tổng số diện thu hoạch đến nay đạt 59 nghìn ha, giảm 4,3 nghìn ha so với cùng kỳ; năng suất theo tiến độ ước đạt 53,6 tạ/ha.
Bên cạnh việc thu hoạch lúa Thu Đông - Mùa, trong tháng 12 nông dân tiếp tục gieo trồng sớm vụ Đông Xuân 2013 được 19,4 nghìn ha, nâng tổng số đến nay đạt 24,1 nghìn ha, giảm 7,1 nghìn ha.
a.1.2. Cây hàng năm khác
Trong năm 2013, mặc dù diện tích trồng màu giảm do người dân chuyển đổi diện tích màu sang trồng lúa và cây lâu năm, nhưng do các hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng nhiều giống mới cho năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt nên sản lượng và năng suất nhiều loại cây tăng so vớinăm 2012, trong đó: sản lượngbắp (ngô) ước đạt 28,3nghìn tấn, tăng 7,93% (năng suất tăng 1,59%); mía 726,9 nghìn ha, tăng 5,1% (năng suất tăng 3,27%); lác (cói) 26,3 nghìn tấn, tăng 28,02%(năngsuấttăng10,13%); đậu phộng (lạc) 23,2 nghìn tấn, tăng 5,18% (năng suất tăng 5,65%); đậucácloại 1,1 nghìn tấn, tăng 5,81% (năng suất tăng 24,84%). Tuy nhiên, một số cây màu bị ảnh hưởng của thời tiết xấu và một sốloại bệnh trên cây trồng như kháng thư, vàng lá, nấm mốc… nên sản lượng và năng suất giảm, như: khoailang ước đạt 25,6 nghìn tấn, giảm 11,32% (năng suất giảm 2,05%); khoai mì (sắn) 16,1 nghìn tấn, giảm 4,37% (năng suất giảm 1,77%); rau các loại 629,7 nghìn tấn, giảm 5,3% (năng suất giảm 0,41%).
Trong tháng 12, nông dântrong tỉnh bắt đầu xuống giống hoa màu vụ Đông Xuân 2013 - 2014ước đạt 5,3 nghìn ha, tăng 14,95 %, trong đó: bắp (ngô) ước đạt 563 ha, tăng 28,32%; rau các loại đạt 3.065 ha, tăng 3,6%; đậu phộng (lạc) 538 ha, tăng 33%; cói (lác) 261 ha, tăng 20,08%; đậu các loại 87 ha, tăng 1,81%; mía 520 ha, giảm 40,12%; khoai lang 66 ha, giảm 16,79%, khoai mì 46 ha, giảm 6,15%.
a.1.3. Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
Do giá bán sản phẩm của một sốcây công nghiệp lâu năm chủ yếu trên địabàn tỉnh ổn định ở mức cao nên người dân mạnh dạn mở rộng diện tích gieo trồng. Và hiện nay các loại cây này đã đến độ tuổi cho sản phẩm nên diện tích thu hoạch và sản lượng tăng so với năm 2012, trong đó diện tích dừa ước đạt 14,7 nghìn ha, tăng 11,02%, sản lượng ước đạt 212,7 nghìn tấn, tăng 4,64%; ca cao diện tích 0,2nghìn ha, tăng 46,96%, sản lượng 0,3 nghìn tấn, tăng41,48%. Riêng cây điều donhững năm gần đây hiệu quảkinh tếkhông cao nên nông dân hạn chế đầu tư trồng mới, diện tích thu hoạch và sản lượng cũng giảm so với năm 2012, diện tích thu hoạch ước đạt 0,2 nghìn ha, giảm 5,23%, sản lượng ước đạt 0,34 nghìn tấn, giảm 13,64%.
Sản lượng đa số cây ăn quả đạt khá và tăng so với năm 2012, trong đó: cam ước đạt 48,1 nghìn tấn, tăng8,32%; bưởi 11,5 nghìn tấn, tăng 2,02%;chuối 79,7 nghìn tấn, tăng6,1%; nhãn 16,3 nghìntấn, tăng 8,93%. Riêng cây xoài do tình hình sâu bệnh trên thân cây nên sản lượng giảm so với năm 2012, sản lượng ước đạt 13,9 nghìn tấn, giảm 3,14%.
a.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong năm nay gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn nữa ảnh hưởng của thời tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2013, đàn trâu cả tỉnh có 1.326 con, giảm 17,07% so với cùng thời điểm năm 2012; đàn bò có 131,4 nghìn con, tăng 7,52%; đàn heo có 376,7 nghìn con, giảm 14,04%; đàn gia cầm có 5,3 triệu con, giảm 5,09%. Kết quả điều tra cho thấy đàn trâu giảm chủ yếu do hiện nay việc sử dụng trâu trong sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn chỉ được nông dân sử dụng để lưu giống. Riêng đàn bò tăng do trong năm giá bò hơi tăng khá cao, hơn nữa nông dân tận dụng bờ ao, vườn cây lâu năm trồng cỏ tạo nguồn thức ăn để đầu tư nuôi bò vỗ béo để tăng thu nhập cho gia đình.
Đàn heo giảm do chi phí đầu vào tăng cao nhất là giá thức ăn, giá bán heo hơi lại tăng giảm thất thường làm cho người nuôi không có lãi dẫn đến những hộ nuôi heo với qui mô lớn giảm. Vấn đề đô thị hoá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi heo của tỉnh vì nông dân sợ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Một số huyện giảm nhiều như: Duyên Hải giảm 33,24%; Châu Thành giảm 32,42%; Cầu Kè 22,09%; . . .
Chăn nuôi gia cầm cũng giảm do thời tiết diễn biến phức tạp nắng mưa thất thường đã làm cho gà bị dịch bệnh chết khá nhiều; môi trường chăn nuôi đặc biệt là đàn vịt chạy đồng ngày càng thu hẹp; lượng thức ăn tận dụng như cua, ốc ngày càng ít, người nuôi phải bổ sung thức ăn tổng hợp nên giá thành chăn nuôi cao, trong khi đó giá thịt vịt hơi rẻ nên đã ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Sản lượng thịt hơi của đàn gia súc giảm so với năm 2012, trong đó sản lượng thịtlợn hơi xuất chuồng ước tính đạt 61,1 nghìn tấn, giảm 1,13%; thịt bò 6,3nghìn tấn,giảm 12,33%; thịt trâu 0,12 nghìn tấn, giảm 16,81%. Ngược lại sản lượng thịt hơi và sản lượng trứng của đàn gia cầm tăng so với cùng kỳ, năm 2013 sản lượng thịt gia cầmước đạt 11,3 nghìn tấn, tăng4,1%, sản lượng trứng ước đạt 145,6 triệu quả, tăng 12,77%.
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung trong năm ước đạt 130 ha, bằng 60,82% năm 2012, chủ yếu trồng các loại cây như: đước, mắm, bần, phi lao...Bên cạnh đó, diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 316 ha, giảm 17,85% so với năm 2012 do một phần diện tích đã chuyển sang diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh là 65 ha, năm nay trên địa bàn tỉnh không thực hiện khoanh nuôi tái sinh mới mà thực hiện khoanh nuôi chuyển tiếp của những năm trước; diện tích rừng được bảo vệ 4.742 ha, tăng 11,38%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 3,8 triệu cây, tăng 5,25%. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 86,6 nghìn m3, giảm 3,04%; sản lượng củi ước đạt 331,6 nghìn ste, giảm 2,1%.
Từ đầu năm công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền về phòng chống cháy rừng luôn được các ngành chức năng chú trọng, tổ chức triển khai đến các địa phương đặc biệt tổ chức vệ sinh phòng chống cháy rừng ở khu vực trọng điểm như rừng phi lao ở Duyên Hải và Cầu Ngang, nên trong năm qua không để xảy ra cháy rừng.
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm trong năm 2013 Chi cục đã kết hợp với các trạm, hạt ở các huyện thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát phát hiện 9 vụ chặt phá rừng; giảm 13 vụ so với năm 2012; diện tích rừng bị thiệt hại 0,38 ha, giá trị thiệt hại ước khoảng 2,7 triệu đồng.
c. Thủy sản
Sản lượng thủy sản năm 2013 ước tính là 162,7 nghìn tấn, tăng 10,54% so với năm 2012, trong đó cá đạt 85,7 nghìn tấn, tăng 2,15%; tôm 32,4 nghìn tấn, tăng 42,69%.
c.1.Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 29,4 nghìn ha, giảm 15,61% so với năm 2012, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 20,4 nghìn ha, giảm 13,18%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 2,3 nghìn ha, gấp 4,3 lần; diện tích nuôi cá tra 84 ha, giảm 44,09%; diện tích nuôi cá lóc (cá quả) là 353 ha, gấp 2,4 lần.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 88,4 nghìn tấn, tăng 22,36% so với năm 2012, trong đó cá đạt 59,8 nghìn tấn, tăng 11,13%; tôm đạt 20,6 nghìn tấn tăng 82,95%.
Trong năm 2013, do tình hình dịch bệnh trên tôm sú chưa ổn định nên các hộ nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích thả nuôi tôm sú giảm và tôm thẻ chân trắng tăng cao. Sản lượng tôm sú năm nay ước tính đạt 11,5 nghìn tấn, tăng 16,32% so với năm 2012 (Năm 2012 chịu ảnh hưởng của dịch bệnh tôm sú nên sản lượng đạt thấp). Sản lượng tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 8,5 nghìn tấn, tăng 7,8 nghìn tấn.
Tình hình nuôi cá tra năm nay gặp một số khó khăn do chí phí đầu vào tăng cao, các hộ nuôi thiếu vốn, hơn nữa giá bán thấp không ổn định nên diện tích thả nuôi và sản lượng thấp hơn so với năm 2012, sản lượng ước đạt 14,7 nghìn tấn, giảm 33,41%.
Nuôi cá lóc phát triển mạnh do mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng ước đạt 27 nghìn tấn, gấp 2,3 lần. Tuy nhiên các tháng gần đây giá bán cá lóc có xu hướng giảm và môi trường nước đang bị ô nhiễm nên các ngành chức năng cần có các biện pháp xử lý nguồn nước và bảo đảm đầu ra để người dân yên tâm sản xuất.
c.2. Khai thác thủy hải sản
Sản lượng khai thác thủy hải sản năm 2013 ước đạt 74,4 nghìn tấn, giảm 0,85% so với năm 2012, trong đó: khai thác biển đạt 60,7 nghìn tấn, tăng 1,39%; khai thác nội địa đạt 13,7 nghìn tấn, giảm 13,48%. Sản lượng khai thác thủy sản giảm do những năm gần đây tình hình khai thác thủy sản chưa được kiểm soát chặt và việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp nên nguồn lợi thủy sảnngày càng suy giảm.
d. Diêm nghiệp
Năm 2013, toàn tỉnh có 238 hộ sản xuất muối, giảm 27 hộ so với năm 2012; diện tích sản xuất là 217 ha, giảm 8 ha; sản lượng muối ước đạt 12,4 nghìn tấn, tăng 29,86% do giá muối tăng và ổn định nên các hộ tăng cường sản xuất.
e. Kinh tế trang trại
Theo số liệu tổng hợp điều tra trang trại tínhđến thời điểm 01/7/2013, toàn tỉnh có 70 trang trại, tăng 7 trang trại so cùng kỳ năm 2012, trong đó: có 5 trang trại trồng trọt (trồng cây cam sành), giảm 1 trang trại; 19 trang trại chăn nuôi (chănnuôi heo), tăng 9 trangtrại; 4 5 trang trại thủy sản (Nuôi tôm sú và tôm thẻchân trắng), giảm 1 trang trạivà 1 trang trại tổng hợp. Số lượng trang trại tăng so với cùng kỳ năm trước do giá heo hơi có chiều hướng tăng, những hộ chăn nuôi với quy mô lớn tiếp tục sản xuất.
3. Sản xuất công nghiệp
Dự ước chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 12/2013 tăng 6,35% so với thángtrước. Trong đó, ngành công nghiệp khaikhoánggiảm 2,19%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,84%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 1,29%; ngành cung cấp nước, hoạt độngvà xử lý rác thải, nước thải tăng 3,62%. So với tháng 12 năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 0,05%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2013ướctínhtăng5,98% so với năm 2012. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 23,95%, chủ yếu tăng ở ngành khai thác muối; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,35%;ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 9,95%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,48%. Sản xuất công nghiệp năm nay tăng thấp do ngành chế biến thủy sản năm nay thiếu nguyên liệu và thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, mặt khác do tình hình kinh tế gặp khó khăn, sức mua trong dân không cao nên các cơ sỏ chỉ hoạt động cầm chừng vì vậy tốc độ phát triển chậm.
Một số ngành có chỉ số tăng cao như: sản xuất trang phục tăng 24,26%;hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu, tăng 17,76%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 15,12%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 14,68%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,82%, tăng chủ yếu ngành sản xuất giày dép và các bộ phận của giày dép bằng da. Các ngành có tốc độ tăngkhálà: sản xuất thuốc, hóa dược và dượcliệu tăng 11,55%; khai thác, xử lý và cung cấp nước, tăng 10,15%. Một số ngành có tốc độ tăng thấp hoặc giảm như: Dệt tăng 2,9%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 6,24%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp năm 2013 tăng 7,5% so với năm 2012 do các doanh nghiệp tự tháo gỡ khó khăn bằng cách bán sản phẩm với giá rẻ, lãi ít hoặc bán lỗ để thu hồi vốn, tái cơ cấu các ngành hàng sản xuất có lợi hơn hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp tại thời điểm ngày 01/12/2013 tăng 4,96% so với cùng thời điểm năm trước do ngành thuốc hóa dược và dược liệu tồn kho nhiều.
4. Bán lẻ hàng hóa và hoạt động các ngành dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2013 ước đạt 1.529 tỷ đồng, tăng 4,91% so với tháng trước và tăng 11,81% so với tháng 12/2012.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2013 ước tính đạt 14.334 tỷ đồng, tăng 8,75% so với năm 2012. Trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 9.414 tỷ đồng, chiếm 65,67% tổng mức, tăng 12,89% do tình hình giá cảnăm nay ổn định hơn so với năm trước nên ngành thương nghiệp bán lẻ đã được cải thiện. Doanh thu khách sạn, nhà hàng ước đạt 2.789 tỷ đồng, chiếm 19,46% tổng mức, tăng 0,19%. Doanh thu dịch vụ ước đạt 2.126tỷ đồng, chiếm 14,83%, tăng 3,71%. Doanh thu du lịch đạt 5,49 tỷ đồng, chiếm 0,04% tổng mức và giảm 35,94% so với năm trước.
b. Giao thông vận tải
Doanh thu vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn tỉnh dự ước năm 2013 đạt 715 tỷ đồng, tăng 19,64% so với năm trước do nhu cầu đi lại, mua bán trao đổi hàng hóa của người dân ngày càng tăng, mặt khác do giá xăng dầu trong năm có nhiều biến động nên giá cước được điều chỉnh tăng.
Vận tải hành khách năm 2013 ước tính đạt 14,5 triệu lượt khách, tăng 49,68% và 493,7 triệulượt khách.km, tăng 31,40% so với năm 2012, bao gồm: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 12 triệulượt khách, tăng 58,44% và 465,7 triệu lượt khách.km, tăng 28,38%; vận tải hành khách đường sông ước tính đạt 2,5 triệu lượt khách, tăng 18,72% và 28 triệu lượt khách.km, gấp gần 2,2 lần.
Vận tải hàng hóa năm 2013 ước tính đạt 5,8 triệu tấn, tăng 34,46% và413,2 triệu tấn.km, giảm2,9% so với năm 2012, bao gồm: vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 3,9triệu tấn, tăng 50,65% và 146 triệu tấn.km, tăng 74,15%; vận tải hàng hóa đường sông ước tính đạt 1,9 triệu tấn, tăng 9,47% và 267 triệu tấn.km, giảm 21,88%; vận tải hàng hoá đường biển ước đạt 2,8 nghìn tấn và 0,2 triệu tấn.km
c. Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2013 (trừ thuê bao điện thoại di động trả trước) của cả tỉnh ước đạt 5.691 thuê bao, giảm 51,66% so với năm 2012, bao gồm 2.164thuê bao cố định, giảm 56,74% và3.527 thuê bao di động trả sau, giảm 47,91%. Số thuê bao điện thoại của cả tỉnh có đến cuối tháng 12/2013 (trừ thuê bao điện thoại di động trả trước) ước đạt 54.457 thuê bao, giảm 42,08% so với năm 2012, bao gồm 45.421 thuê bao cố định, giảm 44,16% và 9.036 thuê bao di động trả sau, giảm 28,77%.
Số thuê bao Internet phát triển mới năm 2013 của cả tỉnh ước đạt 5.334 thuê bao (100% thuê bao băng rộng), giảm 26,2% so với năm 2012. Số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12/2013 của cảtỉnh ước đạt 29.826 thuê bao (100% thuê bao băng rộng), tăng 19,74% so với năm 2012.
II. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
1. Chỉ số giá
a. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,85% so với tháng trước và tăng 5,39% so với tháng 12/2012. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 7,02% so với bình quân năm 2012.
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ thì nhóm lương thực tăng cao nhất, tăng 4,07% so với tháng trước, do cuối năm nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu gạo nên giá gạo tăng khoảng 600 đồng/kg. Nhóm thực phẩm tăng 0,96%, do ảnh hưởng của thời tiết, lượng cung ra trên thi trường thấp, hơn nữa đang là tháng giáp Tết Nguyên Đán nên giá của đa số các loại thực phẩm đều tăng, cụ thể ở một số mặt hàng như: cá nước ngọt các loại tăng khoảng 3.000 đồng/kg; tôm sú tăng khoảng 12.000 đồng/kg; nấm hương tăng khoảng 4.000 đồng/kg; tiêu hạt, đậu xanh, đậu phộng tăng khoảng 3.000 đồng/kg; tôm khô tăng khoảng 17.000 đồng/kg;… Nhóm nhàở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,12% so với tháng trước do giá gas được điều chỉnh tăng khoảng 80.000 - 85.000 đồng/bình.
Mặt khác, một số nhóm hàng giảm so với tháng trước gồm: nhóm giao thông giảm 0,28% do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào cuối tháng trước nên nhìn chung chỉ số giá tháng này giảm so với tháng trước; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,24%, do giá vàng giảm nên giá một số mặt hàng trang sức như nhẫn, dây chuyền giảm.
Nhìn chung năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai tăng 5,39% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 12,83% của năm 2010 và mức tăng 18,61% của năm 2011, năm 2012 mức tăng này là 7,54%.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng của các tháng trong năm 2013 so với tháng trước tương đối ổn định, chỉ số giá tăng cao nhất vào tháng Hai là tháng Tết Nguyên Đán tăng 1,38%, nhưng sau đó không giảm ngay vào tháng sau Tết do giá một số mặt hànggiá vẫn còn cao, mà giảm vào ba tháng kế tiếp (tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu). Các tháng còn lại CPI chỉ tăng dưới 1%, trong đó có ba tháng tăng dưới 0,5%.
Về nhóm hàng, CPI bình quân của một số nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm 2012. Nhóm lượng thực giảm 2,7%, trong khi năm 2012 tăng 6,21%; nhóm ăn uống ngoài gia đình năm nay tăng 13,64% thấp hơn nhiều so với m ức tăng 29,64% của năm 2012. Nhóm giáo dục có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 31,27%, cao hơn nhiều so với mức tăng 10,79% trong năm 2012.
b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng 12/2013 giảm 3,34% so với tháng trước và giảm 26,36% so tháng 12/2012. Chỉ số giá vàng bình quân năm 2013 giảm 13,99% so bình quân năm 2012. Hiện giá vàng bình quân trong tháng 3. 271.000 đồng/chỉ, giảm 113.000 đồng/chỉ so với tháng trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2013 không tăng giảm so với tháng trước, nhưng tăng 1,22% so tháng 12/2012. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2013tăng 0,71% so bình quân năm 2012. Hiện đôla Mỹ bình quân trong tháng có giá 21.128 đồng/USD.
2. Đầu tư, xây dựng
a. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ước đạt 12.741 tỷ đồng, tăng 88,32% so với năm 2012 do một số sự án lớn được thực hiện như: dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 3; dự án Cảng biển trung tâm Điện lực Duyên Hải;cầu Cổ Chiên;... Trong đó: vốn đầu tư của khu vực Nhà nước ước thực hiện 8.214 tỷ đồng, chiếm 64,47% tổng vốn, gấp 2,6% so với năm 2012; khu vực ngoài Nhà nước ước thực hiện 3.948 tỷ đồng, chiếm 30,99% tổng vốn, tăng 27,16%; khuvực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 579 tỷ đồng, chiếm 4,54% tổng vốn, tăng 14,71%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 2.169 tỷ đồng, giảm 7,19% so với năm 2012, gồm có:
+ Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lýước đạt851 tỷ đồng, giảm 8,3%, nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu ở các công trình, dự án như: Dự án tuyến số 1trong khu kinh tếĐịnh An; Dự án đầu tư hạtầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản xã Đông Hải, xã Long Toàn, xã Hiệp Thạnh huyện Duyên Hải…..
+Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 1.319 tỷ đồng, giảm 6,46%, nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu ở các công trình, dựán như: Viện kiểm sát nhân dân huyện Cầu Ngang; Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành; Quốc lộ 54;……
Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước tăng do một số doanh nghiệp, trang trại đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở của các hộ dân tăng.
Tương tự ở khu vực vốn đầu tư trực tiếp tăng chủ yếu cũng do các công ty mua sắm bổ sung máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, ngoài ra các công ty cònbổ sung thêm nguồn vốn lưu động. Riêng đầu tư cho xây dựng cơ bản có công ty Mỹ Lan Quang điện tử đầu tư nhiều nhất vì công ty này đang xây dựng chưa đi vào hoạt động.
Phân theo khoản mục đầu tư, thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 10.827tỷ đồng, chiếm 84,97% tổng vốn, gấp 2,1 lần so với năm 2012; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu độngđạt 668 tỷ đồng, chiếm 5,24%, tăng 75,92%; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sảnxuất không qua XDCBđạt 551 tỷ đồng, chiếm 4,33%, giảm 0,75%;
b. Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành ước đạt 3.369 tỷ đồng, bao gồm: khu vực Nhà nước ước đạt 207 tỷđồng, chiếm 6,15%; khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 3.162 tỷ đồng, chiếm 93,85%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành chia theo loại công trình như sau: công trình nhàở ước đạt2.246tỷ đồng, chiếm 66,67%; công trình nhà không để ở ước đạt 289 tỷđồng, chiếm 8,57%; công trình kỹ thuật dân dụng ước đạt 665 tỷ đồng, chiếm 19,73%; hoạt động xây dựng chuyên dụng ước đạt 169 tỷ đồng, chiếm 5,03%.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt 2.750 tỷ đồng, tăng7,67% so với năm 2012 chủ yếu do một sốcông trình, dự án được tập trung đầu tư xâydựng, baogồm:khu vực Nhà nước ước đạt 169 tỷ đồng, tăng 33,73%; khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 2.581 tỷ đồng, tăng 6,32%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo gia so sánh 2010 chia theo loại công trình như sau: công trình nhà ở ước đạt1.834tỷđồng, tăng4,79%; công trình nhà không đểở ước đạt 236 tỷ đồng, giảm 32,11%; công trình kỹ thuật dân dụng ước đạt542 tỷ đồng, tăng 41,47%; hoạt động xây dựng chuyên dụng ước đạt 138 tỷ đồng, tăng 88,06%.
3. Tài chính, tín dụng
a. Thu, chi ngân sách
Năm 2013, tỉnh phấn đấu thu ngânsách nhà nước đạtđược dự toánchung, nhưngtính theocơ cấu nguồn thu thì có nhiều khoản đạtthấpso với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, còn nhiều rủi ro; nhiều doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc hoạt động cầmchừng; tiến độ giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt thấp. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, chi phí sản xuất nông nghiệp tăng đã tác động đến việc thực hiện dự toán năm 2013.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước đạt 7. 673tỷđồng, đạt 102,1% dự toán năm, tăng 8,84% so với năm 2012, trong đó tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.673 tỷ đồng, đạt 103,71% dự toán, tăng 6,61% so với năm 2012. Trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn,thu nội địa đạt 1.071 tỷ đồng, đạt 101 ,34% dự toán năm, tăng 22,86%; thu chuyển nguồn 1.151 tỷ đồng, đạt 100% dựtoán, tăng6,28%; thu kết dư ngân sách năm trước 430 tỷđồng, đạt 100% dự toán, giảm 25,44%; thu huy động đầu tư 205tỷđồng đạt 100% dự toán, gấp gần 2,6 lần. Trong thu nội địa, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh 175 tỷ đồng, bằng 70% dự toán, tăng 16,27%;thu từ doanh nghiệp đầu tưnước ngoài 10 tỷ đồng, bằng 54,05% dự toán, giảm 51,81%; thu từ khu vực công thương nghiệp -ngoài quốc doanh 505tỷ đồng, đạt 168,33% dự toán, gấp 2,1 lần; thuế thu nhập cá nhân 130 tỷ đồng, bằng 88,79%, tăng 16,42%.
Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 ước đạt 6.976 tỷ đồng, bằng 92,92% dự toánnăm, tăng 29,34 % so với năm 2012, trong đó chi đầu tư phát triển 1.852tỷđồng, bằng 91,75% dự toán, tăng 12,88%; chi sự nghiệp kinh tế 498 tỷ đồng, bằng 92,18% dựtoán, gấp gần 2,2 lần; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo1.714tỷ đồng, bằng 94,71% dựtoán, tăng20,12%;chi sựnghiệp y tế610 tỷ đồng, bằng 94,46% dự toán, giảm 8,78%; chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 788 tỷ đồng, bằng 93,13% dự toán, tăng 4,74 %; chi an ninh quốc phòng 112 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng 30,24 %.
b. Hoạt động ngân hàng
Doanh số cho vay đến ngày 31/12/2013 ước đạt 20.035 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 19.113 tỷ đồng.
Tổng dư nợ cho vay của các TCTD ước đến 31/12/2013 đạt 13.030 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ trung-dài hạn chiếm khoảng 40% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm 60%. Nợ xấu (nhóm 3,4,5) của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/12/2013 là 326 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng dư nợ.
Lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn ổn định, các TCTD đều tuân thủ nghiêm mức trần lãi suất quy định của NHNN. Hiện nay, mặt bằng lãi suấthuy động củacácTCTDphổbiến: lãi suấtkhông kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5 - 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm,kỳhạntrên12thángkhoảng8-10%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Lãi suất cho vay ngắn hạn của các TCTD trên địa bàn đối với 05 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏvà vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 8 - 9%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 12 -13,5%/năm. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ởmức 4-9%/năm đối với ngắn hạn, 5,5 - 9,5%/năm đối với trung và dài hạn.
4. Xuất nhập khẩu
a. Xuất khẩu
Dự ước kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2013 đạt 25,1triệu USD, giảm 7,3% so với tháng trước và tăng 36,3% so với cùng kỳnăm 2012. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 303,2 triệu USD, tăng 3,5% so với năm 2012, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước ước đạt 130,5triệu USD, giảm 4,08%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 172,7nghìn USD, tăng 10,07%. Kim ngạch xuất khẩu giảmởkhu vực kinh tế trong nướcdo mặt hàng gạo chịu sự cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế, nhiều định chế của các nước nhập khẩu rất khó khăn đã làm xuất khẩu của tỉnh gặp nhiều trở ngạilớn; riêng khu vực đầu tư nước ngoài chủ yếu tăng ở mặt hàng giày dép các loại.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2012 là: giày dép các loại đạt 152,7 triệu USD, tăng 11,88%; thủy sản đạt 80,9 triệu USD, tăng 6,92%; rau quả đạt 6,9 triệu USD, tăng69,04%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: gạo đạt 20,4 triệu USD, giảm38,34%; hạt điều đạt 5,3 triệu USD, giảm 13,53%.
b. Nhập khẩu
Dự ước kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2013 đạt 9,4 tỷ USD, tăng 5,55% so với tháng trước, gấp 1,6 lần so với tháng cùng kỳ năm 2012. Tính chung năm 2013kim ngạch nhập khẩu của tỉnhước đạt 90,6 tỷ USD, tăng 5,29% so với năm 2012, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước ước đạt 17,5 tỷ USD, giảm 7,15%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 73,1 tỷ USD, tăng 8,79%. Kim ngạch nhập khẩu năm nay tăng so với năm 2012 do tăng nhu cầu về nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Một số mặt hàng có kim ngạchnhập khẩutăngso với năm trước là:phụ liệu giày dép ước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 7,41%; kim loại thường khác 7,9 tỷ USD và tăng 11,50%; nguyên phụ liệu sản xuất tân dược đạt 5,1 tỷ USD, tăng 18,16%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩugiảmso với năm trướclà: thực phẩm chế biến 1,2 tỷUSD, giảm 52,97%; máy móc, thiết bị phụ tùng khác 5,7 tỷ USD, giảm 64,12%; tân dược 1,4 tỷ USD, giảm 33,15%; hóa chất đạt 230 nghìn USD, giảm 52,97%.
III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI
1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
a. Dân số, lao động, việc làm
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2013 ước tính1.020,8 nghìn người với khoảng 258.200 hộ, quimô dân số 3,95 người/hộ; trong đó nữ: 518,1 nghìn người, chiếm 50,75% tổng dân số; dân số nông thôn là 854,2 nghìn người chiếm 83,68%; dân tộc Khmer là 322,8 nghìn người, chiếm 31,62%. Tốc độ tăng dân số chung năm 2013 là 0,54%; tỷ suất sinh thô là 15,5o/oo; tỷ suất chết thô 4,93o/oo; tốc độ tăng tự nhiên của dân số 10,57o/oo; tỷ lệ di cư thuần ước -5,17o/oo.
Lực lượng lao động năm 2013 ước tính 621,5 nghìn người, chiếm 60,88% tổng dân số, tăng 0,52% so với năm 2012, trong đó lao động nữ là 296 nghìn người, chiếm 47,63% trong tổng số lực lượnglao động, tăng0,46% so với năm 2012; lao động nông thôn là 525,8 nghìn người, chiếm 84,11%, tăng 0,49%. Số lao động đang làm việc trong năm 2013 ước tính là 598,2 nghìn người, chiếm 58,6% tổng dân số, tăng 0,91%, trong đó lao độngđang làm việc khu vực kinh tế nhà nước là 36,5 nghìn người, chiếm 6,11% trong tổng số lao động đang làm việc, tăng 0,94% so với năm 2012; khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 541,4 nghìn người, chiếm 90,5%, tăng 0,78%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 20,3 nghìn người, chiếm 3,39%,tăng 4,53%.
Từđầu năm đến nay toàn tỉnh đã hỗtrợgiải quyết việc làm cho 73,6 nghìn lượt lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh, trong đó ngoài tỉnh41 nghìnlượt người, trong tỉnh 32,6 nghìn người, giải quyết việc làm mới cho 29,4nghìnlao động(thành thị là 4,8 lượt người, nông thôn là 24,6 lượt người). Hiện tại có 993 lao động là người nước ngoài đang làm việc tạiTràVinh, trong đó:đãcấpgiấyphéplaođộng 646 người. Số lao động chưa cấp giấy phép chủyếu là lao động xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.
b. Đời sống dân cư
Năm 2013 được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đời sống dân cư ở nông thôn đã phần nào được nâng lên, được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, từkhi có chủtrương xây dựng nông thôn mới đến nay, các huyện đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, làmthay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân. Công tác chăm sóc sức khỏe chongười dân vùng nông thônngày càng được quan tâm, thẻ y tế được cấp miễn phí cho nông dân nghèo, cho đối tượng bảo trợ xã hội. Và các công tác khác như: miễn giảm học phí cho con em nhà nghèo hiếu học, gia đình chính sách, gia đình có công và đặc biệt cho vay vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.
Đối với người làm công ăn lương, mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2013 sẽ là 1.150.000 đồng/ tháng, tăng 100.000 đồng/thángthay vì 1.050.000 đồng/thánggóp phần cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức, nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng thỏa đáng nhu cầu đời sống, do giá cả của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng như: giá xăng, dầu, điện, nước... Vì vậy, chính sách tiền lương chỉ phần nào làm giảm bớt những khó khăn trước mắt cho người lao động mà chưa hoàn toàn giải quyết chế độ tiền lương một cách triệt để. Bên cạnh đó Chính phủcũng đề ra nhiều chương trình giải quyết việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo trong nhân dân. Với tình hình trênthì vấn đề lao động và tiền lương vẫn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm không những của Đảng và Chính quyền các cấp mà còn được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội.
2. Công tác an sinh xã hội
a. Công tác giảm nghèo
Trong năm, cấp 356.926 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho đối tượng hộ nghèo và người dân tộc thiểu số, với tổng số tiền 200,03tỷ đồng và 48.114 thẻBHYT cho hộ cận nghèo với tổng số tiền 285,78 tỷ đồng; xây dựng và triển khai kế hoạch điều tra và rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 để làm cơ sở dữ liệu thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2014. Triển khai thực hiện 05 mô hình giảm nghèo cho 52 hộ nghèo tại 04 xã Thuận Hòa - huyện Cầu Ngang; xã Thanh Sơn -huyện Trà Cú; xã Hòa Ân - huyện Cầu Kè và xã Song Lộc - huyện Châu Thành với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Mở 04 lớp tập huấn nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013 cho 208 cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở.
b. Bảo trợ xã hội
Chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho 25.686 đối tượng và hỗ trợ mai táng phí cho 1.368 đối tượng với tổng kinh phí trên 62,6 tỷ đồng. Trợ giúp xã hội cho 4.961 hộ đặc biệt khó khăn có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và giáp hạt đầu năm 2013, cho 14.492 nhân khẩu, mức trợ giúp là 15kg gạo/người, với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng. Cứu tế đột xuất 60 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bệnh nhân nghèo theo địa chỉnhân đạo, với sốtiền 11,9 triệu đồng. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hỗ trợ gia đình bị hỏa hoạn, mỗi căn 6 triệu đồng. Cấp 22.145 thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng sốtiền trên 12 tỷ đồng. Thăm, chúc thọ và tặng quà cho 46 cụtròn 100 tuổi và 639 cụ tròn 90 tuổi với tổng kinh phí 299,3 triệu đồng; tặng 200 nghìn đồng/người cho 90 người cao tuổi đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
c. Thực hiện chính sách người có công
Duyệt 1.095 hồsơ người có công, 135 hồsơ người có công cách mạng hưởng chếđộmột lần. Phối hợp Ban tổchức Tỉnhủy xét duyệt và giải quyết trợ cấp cho 122 người hoạt động trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Lập thủtục điều chỉnh trợ cấp cho 16.183 đối tượng người có công theo Nghị định số 101/2013/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng số tiền trợ cấp tăng thêm là 2.029 tỷ đồng/tháng, nâng tổng số tiền chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng chính sách là 20.452 tỷđồng. Ngoài ra, trongnăm toàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ xây dựng và trao tặng 778 căn nhà tình nghĩa, trị giá mỗi căn 40 triệu đồng, đạt 155,6% kế hoạch.
3. Giáo dục, đào tạo
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 đã được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng, an toàn, đúng quy chế, không xảy ra sự cố trong sao in đề thi, vận chuyển đề thi và bài thi. Tỷ lệ đạt tốt nghiệp THPT năm học 2012–2013 như sau: Hệ trung học phổ thông đạt tỷ lệ99,13 %; Hệgiáo dục thường xuyên đạt 82,89 %. Thời điểm đầu năm học mới 2013 - 2014, toàn tỉnh có 465 trường, 5.797 lớp học, 11.957 giáo viên và 187.666 học sinh. Riêng cơ sở vật chất của trường học, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 4.584 phòng học kiên cố, 877 phòng bán kiên cố và 108 phòng tạm thời.
Tình hình phát triển mạng lưới các trường và cơ sở dạy nghề: cấp phép đăng ký hoạt động dạy nghề và đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề cho 05 cơ sở dạy nghề; hướng dẫn Trường Cao đẳng Y tếđăng ký hoạt động dạy nghềtrình độ sơ cấp với Tổng cục Dạy nghề. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề công lập, ngoài ra còn có 05 doanh nghiệp được cấp phép tổ chức hoạt động dạy nghềtheo hình thức đào tạo kèm cặp, lấy thực hành là chính, có 47 cán bộ quản lý và 265 giáo viên (trong đó giáo viên cơ hữu là 159 người chiếm 60%, còn lại là giáo viên thỉnh giảng). Trong năm các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo 19.020 lao động học nghề. Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đạt 147 % kế hoạch. Tổng số người lao động đã qua đào tạo nghề đến cuối năm 2013 của tỉnh là 196.082 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 33,18 %.
4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong năm 2013, ngoài nhiệm vụ thường xuyên ngành y tế Trà Vinh tiếp tục tập trung, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 85 tuổi.
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 660 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, giảm 406 trường hợp so với cùng kỳ năm trước;bệnh sốt xuất huyết có 636 trường hợp, tử vong 02 trường hợp, so sánh cùng kỳ số mắc giảm 41 trường hợp, tử vong tăng 01 trường hợp; bệnh tiêu chảy có 3.724 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong (giảm 41 trường hợp so cùng kỳ).
Công tác tiêm chủng mở rộng: đã tiêm chủng đầy đủ cho 15.170 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 88,10 % kế hoạch. Tiêm phòng uốn ván 2 cho 13.310 phụ nữ có thai, đạt 77,30 % kế hoạch và tiêm phòng uốn ván 2 cho 14.387 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đạt 91 % kế hoạch năm.
Công tác kế hoạch hóa gia đình: toàn tỉnh có 30.771 người áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; 73 người đình sản; 9.258 người đặt vòng;21.440 người áp dụng biện pháp khác.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS: tính từ đầu năm đến nay đã phát hiện 105 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 76 người, số bệnh nhân tử vong là 17 người. Tính từ ca đầu tiên đến nay, toàn tỉnh phát hiện 1.869 người nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 1.081 người, số bệnh nhân tử vong là 723 người.
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các ngành chức năng tuyên truyền thường xuyên và ý thức trách nhiệm của người dân được nâng cao nên trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
a. Hoạt động văn hóa
Hoạt động văn hóa thông tin năm 2013 tập trung chủ yếu vào công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụchính trị và tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh và cảnước. Đáng chú ý là Lễ hội Ok- Om-Bok gắn với Hội chợ lúa gạo và Xúc tiến Thương mại – Du lịch tỉnh Trà Vinh năm 2013 với các hoạt động như tổ chức triển lãm, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer tại khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, chương trình văn nghệ được sân khấu hóa Lễ cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer, tổ chức hội thi thả hoa đăng và các hoạt động thểthao như đua ghe ngo, các trò chơi dân gian...
Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục công nhận và tái công nhận các đơn vị. Toàn tỉnh có 222.713/254.405 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 1.278/1.486 cơ quan,trường học, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh; 713/813 ấp - khóm văn hóa, 27/105 xã -phường - thị trấn văn hóa.
b. Thể thao
Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng năm 2013 diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng thu hút nhiều lượt người tham gia. Ngành Thểdục thể thao đã phối hợp với các Sở ngành trong tỉnh tổ chức nhiều giải thể thao như: giải quần vợt, bi sắt, cờ tường, bóng đá, bóng chuyền tỉnh Trà Vinh…
Hoạt động thể dục thể thao thành tích cao được thực hiện theo đúng kếhoạch, đảm bảo theo yêu cầu và đạt được một số thành tích như sau: đội Điền kinh tham dự Đại hội TDTT đồng bằng sông Cửu Long đạt 01 HCB; đội Năng khiếu Bắn cung tham dự giải trẻ toàn quốc đạt 03 HCV, 02 HCB, 03 HCĐ; đội Năng khiếu Petanque thi đấu giải thiếu niên - trẻ toàn quốc đạt 02 HCV, 01 HCB, 01 HCĐ; đội Năng khiếu Điền kinh tham dự giải vô địch trẻ toàn quốc đạt 01 HCĐ;độiNăngkhiếu Taekwondo, Cầu lông và Cử tạ tham dự Đại hội TDTT đồng bằng sông Cửu Long đạt 02 HCB, 11 HCĐ;độiAerobic tham dựgiải vô địch Cup các câu lạc bộ toàn quốc đạt 03 HCV, 02 HCB, 03 HCĐ…
6. Tai nạn giao thông
Tính từ 16/11/2012 – 15/11/2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 192 vụ tai nạn giao thônglàmchết80 người, bị thương 253 người, thiệt hại tài sản khoảng 246 triệu đồng.So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 29 vụ, tăng 01 người chết, tăng 40 người bị thương.
7. Thiệt hại do thiên tai
Năm 2013, thiên tai xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh. Trong năm nay thiên tai đã làm 26 căn nhà bị sập, 27 căn nhà bị tốc mái, 450m đê bị sạt lở, khoảng 7.500 m3 đất bị cuốn trôi. Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 888 triệu đồng. Công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai đã được triển khai khẩn trương, kịp thời tại các địa phương nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
8. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Về tình hình cháy, nổ: công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy năm 2013 được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, nội dung sâu sắc, góp phần nâng cao ý thức và kiến thức phòng cháy chữa cháy cho nhân dân tuy nhiên tình trạng cháy, nổ vẫn xảy ra. Trong năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ cháy (so cùngkỳ2012giảm 01 vụ),thiệthại tàisảntrịgiá 1,8 tỷ đồng. Nguyên nhân: chập điện 10, bất cẩn trong sử dụng lửa 07, lỗi kỹ thuật gây cháy xe 01, nguyên nhân khác 08.
Về công tác bảo vệ môi trường: theo báo cáo của ngành Công an, trong năm 2013 đã phát hiện 33 trường hợp khai thác khoáng sản (đất,cát) trái phép; 301 trường hợp vi phạm lĩnh vực bảo vệmôi trường; 1.095 trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phạt 42 trường hợp với số tiền là 461,55 triệu đồng, chuyển các ngành chức năng xử lý 59 trường hợp.
Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2013 đã có bước chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt khá, lạm phát đã được kiểm soát. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: sản xuất nông nghiệp, thủy sản gặp nhiều khó khăn về đầu ra sản phẩm và chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết; sản xuất kinh doanh tuy đã được cải thiện, sức mua có dấu hiệu tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp; nợ xấu chưa được giải quyết. Vì vậy, để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, các ngành, các cấp trong tỉnh cần thực hiện tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là, triển khai tích cực, đồng bộ và hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Trước mắt tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư của tư nhân và đầu tư nước ngoài; tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phục vụ xuất khẩu, gắn kết vùng cung cấp nguyên liệu với các nhà máy chế biến; đối với lĩnh vực công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, triệt để tiết kiệm để cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng đa dạng hoá, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, có giá trị gia tăng cao.
Hai là, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa chặt chẽ góp phần ngăn ngừa và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức lãi suất tín dụng hợp lý; giải quyết và xử lý có hiệu quả nợ xấu để tín dụng đến được với các doanh nghiệp.
Ba là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm khắc với hành động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Thực hiện điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt và hợp lý. Chủ động xây dựng và triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa nhằm bình ổn giá cả trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Nhâm Ngọ 2014.
Bốn là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến mãi, kích thích tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn với chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý. Tăng cường cung cấp thông tin thị trường về tình hình cung, cầu, giá cả để kịp thời thông tin cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Năm là, tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại. Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ. Xây dựng chính sách cụ thể và phù hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Sáu là, tổ chức thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời thúc đẩy các dự án đầu tư công cần thiết để tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển toàn diện.
Trên đây, là những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh trong năm 2013./.
Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh