Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/08/2013-11:01:00 AM
Thành phố Hồ Chí Minh: CPI tăng thấp nhất 12 năm qua

Trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,31% so với tháng 7 và tăng 1,26% so với tháng 12/2012.
Ông Nguyễn Đức Trí, Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, cho biết 8 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn diễn biến tích cực (tháng 1: 0,44%; tháng 2: 1%; tháng 3: -0,29%; tháng 4: -0,33%; tháng 5: -0,16%; tháng 6: 0,12%; tháng 7: 0,17%) và tháng 8 này chỉ tăng 0,31%.
Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉsốgiá của thành phố tăng 1,26% so với tháng 12/2012 và tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của thành phố trong khoảng 12 năm qua.
Phân tích mức tăng giá cả trên địa bàn trong tháng 8, theo ông Nguyễn Đức Trí, giá cả chủ yếu là tăng do tăng giá xăng trong tháng 7, giá điện trong tháng 8... Tuy nhiên, nhóm có quyền số lớn nhất, tác động mạnh đến mức tăng chung đó là nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống chỉ tăng nhẹ, do vậy chỉ số giá chung cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Cũng theo ông Trí, điểm nổi bật trong công tác kiềm chế lạm phát của Thành phố là do công tác điều hành giá cả thị trường quyết liệt của UBND thành phố, cùng với đó là hiệu quả của chương trình bình ổn thị trường đã được phát huy tích cực.
Dựbáo về CPIcủathành phố Hồ Chí Minhnhững tháng cuối năm, ông Nguyễn Đức Trícho rằng, cónhiều yếu tốcó thểlàm cho giácảtăng, cụthể nhưviệc tăng học phítrong tháng 9, tác động do tăng giá xăng, điện trong thời gian qua... do đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác điều hành giá những tháng còn lại, nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Còn bà LêNgọcĐào, Phó Giám đốc Sở Công Thươngthành phố Hồ ChíMinhcho biết thời gian qua, Thành phố làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát việc tăng giá cả hàng hóa, không để thương lái, người bán lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng... để tăng giá hàng hóa bất hợp lý, gây đột biến thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Điều này đã tạo một mặt bằng giá hàng hóa của thành phố tương đối ổn định.
Bên cạnh đó, chương trình bình ổn thị trường (sau 3 năm triển khai) đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia nênphát huy tác dụng rất lớn trong việc bình ổn giá thị trường trên địa bàn.
Thành phố tập trung phát triển mạnh điểm bán hàng bình ổn giá, nhất làtại cácđịa bàn ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chếxuất... Tổng số điểm bán hàng của 4 chương trình bình ổn tại thời điểm hiện nay đã lên đến 7.412 điểm, trong đó, lương thực và thực phẩm có 3.127 điểm, chương trình mùa khai trường có 754 điểm, chương trình sữa có 1.195 điểm và dược phẩm 2.336 điểm./.
Mạnh Hùng
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 811
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)