Đây là khẳng định của Bộ trưởng Công Thương kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Haiti Jacques Thomas tại cuộc Hội đàm về lĩnh vực thương mại đầu tư chiều nay (22/7) với Thứ trưởng bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh.
|
Lễ ký Hiệp định khung về đầu tư và Thương mại Việt Nam và Haiti
|
Haiti làmột nền kinh tếđịnh hướng thịtrường với một sốlợi thếnhấtđịnh từchi phílao động thấp vàmiễn thuếxuất khẩuvào thịtrường Hoa kỳ.
TheoBộtrưởng Kinh tế và Tài chính Haiti Jacques Thomas, Haiti chịu thiệt hại nặng nề vào tháng 1/2010 khi trận động đất 7 độ tàn phá, hiện công cuộc tái thiếtđất nước này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mục tiêu thời gian tới, Haiti tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc và cảng biển.
Ông Jacques Thomas cho biết, Haiti mong muốn Việt Nam và Haitisớm thành lập một liên doanhđầu tư lĩnh vực hạ tầngcũng như xây dựng một trung tâm phân phối hàng hoá của Việt Nam tại Haiti.
Haiti cũng mong muốn học tập các môhình cung cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa vànhỏcủa Việt Nam cũng nhưmong muốn thời gian tới Việt Nam sẽ mởđại diện ngân hàng của Việt Nam tại Haiti nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sang Haiti làm việc. Bộtrưởng Jacques Thomas cũng đề nghị, trong thời gian sớm nhấtViệt Nam sớm cửmộtđoàn doanh nghiệp lớn sang khảo sát thịtrường Haiti.
Theo Thứtrưởng Trần Tuấn Anh, BộCông Thương sẽtiếptục quan tâm và triển khai một số dự án ưu tiên với Haiti, nghiêm túc tuân thủ và triển khai có hiệu quả bản ghi nhớ ký kết giữa Việt Nam- Haiti về cung cấp gạo với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và đồng thời Việt Nam sẽ mở rộng mối quan hệ trong thương mạivề gạotheo tinh thầnđáp ứngsản phẩm phù hợp với thị trường Haiti.
Các Bộ, ngành Việt Namsẽtiếp tục thảo luậntrong khuôn khổhợp tác của Uỷban Liên Chính phủnhững cơhội chuyển giao công nghệ trong phát triển vềcây lương thực, đặc biệt lúa gạo cho Haiti trên cơ sở phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tiễn của hai nước.
Hỗtrợvàcung cấp các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực xây dựng cũng nhưcác dựán hạ tầng của Haiti trên cơsởđảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Phía Việt Nam cũng mong muốn Haiti tiếp tục tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thúc đẩyhợp tác giữa các khu vực doanh nghiệp của hai bên, đặc biệt tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý về đầu tư cũng như thuận lợi trong đầu tư cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Theo BộCông Thương, từnăm 2012 trởvềtrước, xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường Haiti còn khiêm tốn vàViệt Nam luôn lànước nhập siêu. Các sản phẩm xuất khẩu chủyếu của Việt Nam sang Haiti bao gồm: Gạo, dệt may, mây tre, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, mì ăn liền, hóa chất, sản phẩm chất dẻo và các loại hàng hóa khác. Ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu từ Haiti như nguyên phụ liệu trong các ngành dệt may, da giày, bột giấy, phế liệu sắt thép, thức ăn gia súc.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam từngày 16 -19/12/2012 của Thủtướng Haiti Laurent Salvador Lamothe đã trởthành sựkiện quan trọng trong việc phát triển quan hệkinh tế, thương mại vàđầu tưgiữa hai nước. Tại chuyến thăm này, BộCông Thương Việt Nam vàBộKinh tế - Tài Chính Haiti đã kýkết Bản Ghi nhớvềThương mại gạo, theo đó phía Hai-ti cam kết mua từ250.000 đến 300.000 tấn gạo hàng năm.
Tháng 4/2013, thực hiện chỉđạo của Thủtướng Chính phủ,Đoàn cấp Thứ trưởng BộCông Thương đã thăm vàlàm việc tại Haiti.
Nhờnhững sựkiện quan trọng trên, quan hệcủa Việt Nam với Hai-ti cónhững bước phát triển mạnh mẽ. 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Haiti đã tăng 355% so với cùng kỳnăm 2012 (đạt 20,2 triệu USD). Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sang Haiti được hứa hẹn sẽ có bước tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa khi các đơn hàng về vật liệu xây dựng vừa được ký kết hoàn thành việc giao hàng.
Cũng trong chiều nay, lễkýHiệpđịnh khung vềđầu tưvàThương mại Việt Nam vàHaiti đãđược kýkết giữa Bộtrưởng Công Thương Việt Nam VũHuy Hoàng và Bộtrưởng Công Thương kiêm Bộtrưởng Kinh tế vàTài chính Haiti Jacques Thomas./.
Quỳnh Hoa
Cổng thông tin điện tử Chính phủ