(MPI Portal) - Một cuốn sách mới của ILO viết trong thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua, các hợp tác xã tài chính hoạt động kinh doanh tốt hơn các ngân hàng thương mại lớn
Theo cuốn sách mới của ILO, hợp tác xã tài chính hoạt động tốt hơn những ngân hàng thương mại truyền thống trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Một nghiên cứu với tiêu đề Khả năng phục hồi trong suy thoái: Sức mạnh của các hợp tác xã tài chính, chỉ ra rằng các ngân hàng sở hữu bởi chính khách hàng ổn định và hiệu quả hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống lớn.
Sơ lược toàn cầu về hợp tác xã tài chính
. 20 quốc gia Châu Âu có 24 hệ thống ngân hàng hợp tác xã địa phương.
. Ở Pháp, các ngân hàng hợp tác xã chiếm 45% thị phần tiền gửi của cả nước, ở Hà Lan là 40%.
. Có 3.874 ngân hàng hợp tác xã ở Châu Âu với 181 triệu khách hàng.
. Các hợp tác xã ở Châu Âu có tài sản 5.647 tỷ bảng Anh, 3.107 tỷ bảng Anh tiền gửi.
. Hợp tác xã tín dụng hoạt động ở 100 quốc gia trên thế giới với 51.000 hợp tác xã tín dụng và 200 triệu thành viên.
. Hợp tác xã tín dụng có 1.564 tỷ USD tài sản, 1.223 tỷ USD tiền gửi và cho vay 1.016 tỷ USD.
. Các ngân hàng hợp tác xã và các hợp tác xã tín dụng hướng tới những người nghèo nhất và có tác động đáng kể về kinh tế.
|
“Hợp tác xã tài chính” là thuật ngữ chung đối với ngân hàng hợp tác xã, hợp tác xã tín dụng và các nhóm góp vốn chơi hội cũng như cho các ngân hàng do các hợp tác xã của người tiêu dùng và hợp tác xã nông nghiệp sở hữu. Tất cả đều có điểm chung đó là đều là những ngân hàng sở hữu bởi khách hàng.
Các hợp tác xã tín dụng được thành lập chuyên để phục vụ cho những người thu nhập thấp, chiếm phần lớn ở các nước đang phát triển và ở Bắc Mỹ. Hầu hết các ngân hàng hợp tác xã ở Châu Âu và phục vụ phạm vi khách hàng lớn.
Johnston Birchall, tác giả của báo cáo viết: “Không giống như những ngân hàng thương mại, các hợp tác xã tín dụng duy trì được tỷ lệ đánh giá tín dụng rất tốt, tăng tài sản và khách hàng cơ sở và có số ít hợp tác xã tín dụng thua lỗ nhưng nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng trở lại”.
Điều này là do các hợp tác xã tài chính và các ngân hàng thương mại theo đuổi những mô hình kinh doanh khác nhau: các hợp tác xã thì do các thành viên sở hữu và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mỗi thành viên có một cổ phiếu cho phép họ được bầu hội đồng quản trị. Bất kỳ khoản thặng dư do hợp tác xã làm ra đều đưa vào quỹ dự trữ và cuối cùng thì cũng trả lại cho các thành viên thông qua cổ tức hàng năm hoặc thông qua các sản phẩm tài chính rẻ hơn.
Còn các ngân hàng thương mại thì nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, dẫn đến một số cổ đông nắm giữ rủi ro đầu tư lớn hơn nhiều – đây là kịch bản gây ra khủng hoảng ngân hàng toàn cầu năm 2007-2008.
Trong những năm chuẩn bị diễn ra khủng hoảng, các ngân hàng hợp tác xã có tỷ lệ đánh giá ổn định trung bình cao hơn, (theo tỷ lệ bậc 1), so với các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng hợp tác xã đạt 9.2%, so với8.4 % đối với các ngân hàng truyền thống. Ở Pháp và Hà Lan, các ngân hàng hợp tác xã ổn định hơn, đạt trên 50% .
Birchall giải thích: “Các ngân hàng hợp tác xã tận dụng tốt hơn những tài sản có giá trị nhỏ hơn của mình và vẫn tạo ra lợi nhuận so với các ngân hàng thương mại bởi vì họ tập trung vào việc quay vòng tiền gửi để cho vay hơn là phụ thuộc vào thị trường tiền tệ - ngay cả khi họ đạt mức sinh lời ít nhất, và ở một số quốc gia sinh lời cao hơn,”
Các hợp tác xã tín dụng cũng từng rơi vào khủng hoảng về vị thế, với 177 triệu thành viên tại 96 quốc gia – tất cả đều có sự tăng trưởng về tiền gửi, cho vay và dự trữ trong giai đoạn trước năm 2007.
Khả năng phục hồi trong khủng hoảng
Sau khủng hoảng ngân hàng, gần như tất cả các ngân hàng hợp tác xã đều vượt qua mức 8% ngưỡng ổn định bậc 1. Tất cả các ngân hàng Raiffeisen, Rabobank và OP-Pohjola đều đạt trên 12% tỷ lệ bậc 1.
Đến tháng 4/2009, trong khi nhiều ngân hàng tryền thống phải vật lộn, thì tỷ lệ xếp hạng của các ngân hàng hợp tác xã vẫn đạt hạng A trở lên, ngân hàng Rabobank vẫn duy trì tỷ lệ xếp hạng AAA.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng: kể từ khi lâm vào khủng hoảng với diệnrộng hơn, thì năm 2007 tính ổn định tài chính của các ngân hàng hợp tác xã “mang tính bền vững hơn” so với các ngân hàng thương mại .
Từ năm 2003 đến 2010, lợi nhuận của các ngân hàng hợp tác xã cải thiện hơn so với các ngân hàng truyền thống với lợi nhuận bình quân đạt 7,5%, so với 5,7% đối với các ngân hàng thương mại.
Hợp tác xã trong thời kỳ khủng hoảng
. Giai đoạn 2007 – 2010: tài sản của ngân hàng hợp tác xã tăng 10%.
. Khách hàng của ngân hàng hợp tác xã tăng 14%.
. 7% các ngân hàng hợp tác xã ở Châu Âu bị lỗ trong thời gian khủng hoảng.
. Dự trữ của hợp tác xã tín dụng tăng trên 14%.
. Tiền gửi tại các hợp tác xã tín dụng tăng 1% năm 2008, 15% năm 2009 và 7.3% năm 2010.
. Cho vay của các hợp tác xã tín dụng giảm nhẹ vào năm 2008 nhưng sau đó đã tăng lên 7.6 % và 5.3% vào hai năm tiếp theo.
. Hầu hết các hợp tác xã tài chính bị lỗ đều phục hội trong vòng một hoặc hai năm.
. Gần như tất cả các chỉ số đều chỉ ra rằng các hợp tác xã tài chính đã phục hồi và đang tăng trưởng trở lại.
|
Tài sản cũng như số lượng khách hàng của ngân hàng hợp tác xã cũng tăng trong thời gian từ 2007 đến 2010.
Trên quy mô toàn cầu, các hợp tác xã tín dụng cho thấy sự tăng lên đáng kể về tiền gửi, dự trữ và cho vay giai đoạn từ 2007 đến 2010, mặc dù sự khởi đầu có chậm lại do hậu quả trực tiếp của khủng hoảng tài chính. Các con số cũng chỉ ra rằng khách hàng ở một số nước đang lựa chọn gửi tiền vào nơi an toàn hơn so với gửi tiền vào ngân hàng thương mại.
Một số hợp tác xã tín dụng và ngân hàng hợp tác xã “trung ương”- giữ vai trò dẫn dắt liên đoàn hợp tác xã tài chính – cũng bị thua lỗ nhưng chỉ số ít chấp nhận hỗ trợ của nhà nước.
Birchall nhấn mạnh, “Cuộc khủng hoảng ngân hàng khẳng định các hợp tác xã tài chính có tính ổn định và ít rủi ro.”
“Phần lớn hợp tác xã tài chính vượt qua mà không cần đến gói cứu trợ của nhà nước, không gián đoạn việc cho các cá nhân và doanh nghiệp vay và sự tăng lên đáng ngạc nhiên về số lượng người không có ảo tưởng về “chủ nghĩa tư bản sòng bạc”.
Simel Esim, Vụ trưởng Vụ Hợp tác xã của ILO, nói rằng tầm quan trọng của các hợp tác xã tài chính đối với lĩnh vực ngân hàng và đối với nền kinh tế thường bị đánh giá thấp.
“Đóng góp kinh tế của các hợp tác xã tài chính, mặc dù là đáng kể, nhưng thườngbị đánh giá thấp, và đôi khi còn hoàn toàn bị phớt lờ, ngay cả khi một số ngân hàng hợp tác xã lớn nhất trên thế giới. Tín dụng hợp tác xã duy trì và tạo ra các hoạt động kinh doanh và việc làm và đảm bảo cho các doanh nghiệp sự thịnh vượng./.”
Vụ Hợp tác xã
Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư