I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008:
Sáu tháng đầu năm 2008, tuy phải đối mặt với lạm phát, giá cả hầu hết các mặt hàng đều tăng cao… nhưng kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 13,53%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 26,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 40,5%; thu ngân sách tăng 41,5% so cùng kỳ. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, kỳ thi tốt nghiệp năm học 2007-2008 đã diễn ra an toàn và nghiêm túc, các chương trình y tế quốc gia phát huy được hiệu quả; chương trình xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được tập trung thực hiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại được duy trì, phát triển. Kết quả trên các lĩnh vực như sau:
1. Lĩnh vực kinh tế:
Nông nghiệp:
Về trồng trọt:VụĐông Xuân gieo trồng được 6.248ha, tăng 0,6% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 10.920 tấn, tăng 13,9% so cùng kỳ.
Hiện nay, đã có mưa nên nông dân đang tập trung xuống giống vụ mùa, ước tính xuống giống được khoảng 27.566ha mỳ cao sản và 405ha rau đậu các loại.
Về cây công nghiệp dài ngày: Do ảnh hưởng thời tiết trong thời kỳ ra hoa, kết trái nên năng suất cây điều giảm 10 - 11% so với năm 2007, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2008. Cây cao su phát triển khá tốt, hiện các doanh nghiệp và nhân dân đang tập trung đầu tư chăm sóc và trồng mới, dự báo năng suất và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ.
Về chăn nuôi:Tính đến ngày 01/4/2008, toàn tỉnh có 17.919 con trâu, giảm 1,6%; 66.762 con bò, giảm 8,8%; 169.694 con heo, tăng 6,5%; 1.260.050 con gia cầm, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Do tình hình dịch bệnh trên đàn heo và gia cầm xảy ra ở một số tỉnh nên giá các loại thịt heo và gia cầm tăng lên đáng kể, nông dân trong tỉnh đãđầu tư nhiều hơn, mặc dù giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng người chăn nuôi vẫn có lãi, vì vậy tổng đàn heo và gia cầm tăng lên so cùng kỳ.
Về dịch bệnh, trong những ngày cuối tháng 5 vàđầu tháng 6/2008, trên địa bàn xã Thanh An, huyện Bình Long đã xuất hiện dịch tai xanh trên đàn heo. Trước tình hình trên, ngày 03/6/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1131/QĐ-UBND công bố dịch heo tai xanh tại xã và nguy cơ các vùng lân cận, đồng thời yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát, huy động lực lượng, phương tiện, vật tưđể nhanh chóng phòng chống dịch bệnh trên địa bàn đã công bố. Đến ngày 04/6/2008 các ngành chức năng đã tiêu huỷ 198 con heo bị bệnh tai xanh tại xã Thanh An.
Về lâm nghiệp, các ngành chức năng đã tổ chức nhiều đợt truy quét quyết liệt nhưng do thiếu lực lượng nên tình hình lấn chiếm đất rừng và vận chuyển lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để (Xem Báo cáo một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2008).
Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 1.236 tỷ 115 triệu đồng (GCĐ 1994), đạt 40% kế hoạch năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện 386 tỷ 150 triệu đồng, chiếm 31,2%, đạt 44,4% kế hoạch và tăng 34% so với cùng kỳ; khu vực ngoài nhà nước 599 tỷ 785 triệu đồng, chiếm 48,5%, đạt 42,2% kế hoạch năm và tăng 26% so cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 250 tỷ 180 triệu đồng, chiếm 20,3%, đạt 31,3% kế hoạch năm và tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: Tinh bột mỳ giảm 33,2%; hạt điều nhân tăng 18,4%; điện thương phẩm tăng 27,9%; linh kiện điện tử tăng 30,2%; bao tay tráng nhựa tăng 16,9%; sợi dệt găng tay giảm 13,2%; mặt bàn xuất khẩu tăng 31,3% so cùng kỳ.
Phát triển điện năng:Phát triển thêm 36,37km đường dây điện trung thế; 54,57km đường dây hạ thế, tăng thêm dung lượng trạm biến áp 14.495 KVA và 5.943 hộ sử dụng điện, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia lên 81,36%.
Tình hình thu hút đầu tư: 5 tháng đầu năm có 230 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với tổng số vốn ước 3.600 tỷđồng, tăng 2,2 lần về số lượng doanh nghiệp và tăng 5,16 lần số vốn đăng ký so cùng kỳ.
Về đầu tư nước ngoài (FDI): Các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút được 9 dựán với tổng số vốn đăng ký là 15,047 triệu USD, so cùng kỳ bằng 81,9% số lượng dựán và 26,7% về số vốn đầu tư.
Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh 6 tháng đầu năm 2008 có bước phát triển ổn định, các doanh nghiệp mới hoạt động từng bước đi vào sản xuất ổn định, giá trị sản xuất chung của tỉnh không còn phụ thuộc nhiều vào các nhà máy chế biến tinh bột mỳ như những năm trước đây, các doanh nghiệp chế biến hạt điều không ngừng nâng cao năng lực chế biến xuất khẩu, các khu, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tưđã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh.
Đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước: Tổng vốn đầu tư phát triển ước thực hiện 312 tỷ 664 triệu đồng, đạt 46,6% kế hoạch năm. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung là 301 tỷ 190 triệu đồng, đạt 51,1% kế hoạch năm. Cụ thể, nông nghiệpchiếm 6,9%, công nghiệp chiếm 13%, giao thông vận tải - bưu điện chiếm 27,1%, quản lý nhà nước - an ninh quốc phòng chiếm 16,9%, giáo dục chiếm 13,3%, y tế chiếm 7%, Đảng, đoàn thể, hiệp hội chiếm 5,5%, các ngành khác chiếm 10,4%.
6 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước giải ngân được 159 tỷ 791 triệu đồng, đạt 31%; vốn chương trình mục tiêu 20 tỷ đồng, đạt 25%.
Thực hiện Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ và công văn 3119/BKH-TH ngày 02/5/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đã đình hoãn, giãn tiến độ 10 dựán với tổng vốn 50,2 tỷ đồng.
(Xem Báo cáo một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2008).
Giao thông vận tải: Sản lượng vận tải hàng hóa ước tăng 3,3% về vận chuyển và 5% về luân chuyển; vận tải hành khách ước tăng 10,1% về vận chuyển và 7,7% về luân chuyển so cùng kỳ.
Tình hình vận tải trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đảm bảo lưu thông hàng hoá, phục vụ nhu cầu sản xuất vàđời sống sinh hoạt của nhân dân.
Bưu chính, viễn thông: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông với 224 điểm phục vụ, rút ngắn khoảng cách phục vụ xuống còn 3,12 km; 69 trạm chuyển mạch, ghép kênh; 255 trạm thu, phát sóng di động. Tổng sốđiện thoại thuê bao (cốđịnh và di động) ước đạt 445.676 máy, trong đó 92.606 máy điện thoại cốđịnh và 353.070 máy di động, bình quân 52 máy/100 dân. Tổng số thuê bao Internet ước đạt 6.110, tỷ lệ người dân sử dụng Internet là 21,93% (tính theo hệ số quy đổi).
Cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông có nhiều tiến bộ vượt bậc, phủ sóng khắp các địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thương mại - giá cả:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hộiước thực hiện 3.469,5 tỷđồng, đạt 51,4% kế hoạch năm và tăng 37,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thương nghiệp chiếm 86,7%; khách sạn - nhà hàng chiếm 10,6%; dịch vụ chiếm 2,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do sức mua dân cư tăng nhanh trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và chỉ số giá hàng hoá - dịch vụ tăng cao.
Giá các mặt hàng tăng cao do tác động của nhiều yếu tố từ thị trường trong và ngoài nước, tháng 5/2008 chỉ số giá chung tăng 6% so tháng trước và tăng 17,94% so với tháng 12/2007.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2008 so với bình quân 5 tháng đầu năm 2007 tăng 21,91%. Do giá tiêu dùng tháng 5/2008 đã tăng vàổn định ở mức giá cao nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2008 dự kiến sẽ tăng khoảng từ 1,5 - 2% so với tháng 5/2008, tăng 20% so với tháng 12/2007 và tăng 31,24% so cùng kỳ năm trước.
Căn cứ các nhóm giải pháp của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 05/5/2008 để tổ chức thực hiện nhằm kiềm chế lạm phát, tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008.
(Xem Báo cáo một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2008).
Ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 161 triệu USD, đạt 43,7% kế hoạch năm và tăng 40,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước tăng 17,7%; kinh tế tư nhân tăng 44,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Hạt điều nhân tăng 60,8%; mủ cao su giảm 9,2%; hạt tiêu giảm 76,8% về sản lượng so với cùng kỳ năm trước; hàng nông sản khác tăng 64,5%; hàng điện tử tăng 99,1%; hàng dệt may tăng 4,24 lần; sản phẩm gỗ tăng 16,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất khẩu đạt nhiều khả quan, giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như mủ cao su, hạt điều nhân đều tăng cao so với cùng kỳ. Mặt khác, một số ngành hàng mới từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu hoạt động ổn định, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 40 triệu 591 ngàn USD, đạt 63,4% kế hoạch năm và tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước giảm 6,9%; kinh tế tư nhân tăng 28%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,63 lần so cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện điện tửđểđẩy mạnh sản xuất.
Tài chính:
Tổng thu ngân sách ước thực hiện 732 tỷ 688 triệu đồng, đạt 54% dự toán năm HĐND tỉnh giao và tăng 41,5 % so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 215 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch năm và tăng 40,5%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 60 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch năm và tăng 3,13 lần; thu thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 192 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch năm và tăng 29%; thu tiền sử dụng đất 91 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch năm và tăng 1,2 lần.
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 891 tỷ 900 triệu đồng, đạt 49% dự toán năm. Trong đó, chi thường xuyên 652 tỷ 109 triệu đồng, đạt 61% kế hoạch năm; chi đầu tư xây dựng cơ bản 159 tỷ 791 triệu đồng, đạt 31% kế hoạch năm.
Thu ngân sách đạt khá so kế hoạch và tăng cao so cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do giá bán một số mặt hàng nông sản đang có chiều hướng tăng mạnh; các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nộp tiền sử dụng đất đúng tiến độ; thủy điện Srok Phu Miêng đi vào hoạt động ổn định, Công ty thủy điện Thác Mơ cổ phần hoá và giá bán điện tăng lên đáng kể (từ 128đ/kwh lên 404đ/kwh).
Hoạt động ngân hàng: Do giá cả tăng cao và thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nên vốn huy động tại chỗ giảm so với đầu năm (6 tháng huy động 3.600 tỷ đồng, giảm 235 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ giảm 6,13%). Sau đó, do chính sách thu hút vốn thích hợp nên vốn huy động tăng dần, hiện nay đã tương đối ổn định.
Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt 5.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đến 30/6/2008 là 7.000 tỷ đồng, tăng 935 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 15,42%.
2. Văn hóa - Xã hội:
Khoa học và công nghệ: Xây dựng đềán “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; tổ chức nghiệm thu 7 đề tài; thông qua Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và đề tài khoa học xã hội - nhân văn.
Về công tác đo lường: Kiểm định 335 cột đo nhiên liệu tại 90 cơ sở kinh doanh xăng dầu, trong đó có 332 cột đạt yêu cầu về đo lường, 03 cột đo không đạt. Chi cục TCĐLCL đã yêu cầu doanh nghiệp sửa chữa và đăng ký kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng.
Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
Chú trọng tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, phòng chống HIV/AIDS. Quản lý tốt các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, khu vui chơi giải trí, văn hóa du lịch. Tổ chức nhiều chương trình văn nghệđặc sắc nhân dịp lễ, Tết.
Tiếp tục thực hiện đềán 10 môn thể thao thành tích cao giai đoạn 2007-2010. Tổ chức thành công giải vôđịch Taekwondo tỉnh Bình Phước lần thứ VI năm 2008 với 7 đội tham gia; giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước lần thứ XII năm 2008 với 41 đội - 1.031 vận động viên tham gia.
Y tế: Trên địa bàn tỉnh hiện có 114 cơ sở khám, chữa bệnh công lập với 1.561 giường bệnh, 58% trạm y tế xã có bác sỹ, bình quân có 4,5 bác sỹ/100dân.
6 tháng đầu năm 2008, ngành Y tếđã khám, chữa bệnh cho866.298 lượt bệnh nhân, đạt 64,6% kế hoạch năm; trong đó, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 34.432 bệnh nhân. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, khám Bảo hiểm y tếđược triển khai khá tốt. Các chương trình mục tiêu được thực hiện hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt thấp do ảnh hưởng một số sự cố vacxin gần đây, đặc biệt là vacxin viêm gan siêu vi B.
Nhìn chung mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, đội ngũ cán bộ không ngừng được bổ sung cả về chất lượng lẫn số lượng, cơ sở trang thiết bị tiếp tục được đầu tư, công tác khám chữa bệnh được nâng lên một cách rõ rệt.
Giáo dục và Đào tạo: Kết thúc học kỳ I năm học 2007 - 2008, toàn tỉnh có 381 trường, tăng 11 trường; 6.923 lớp và 210.038 học sinh (trong đó có 37.436 học sinh dân tộc thiểu số, 5.540 học sinh ngoài công lập). Qua sơ kết học kỳ I, số lượng trường, lớp, học sinh tiếp tục được duy trì, phát triển.
Về công tác phổ cập giáo dục: Số xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 35,35%. Công nhận thêm 5 xã, phường đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, nâng tỷ lệ này lên 80,8%; công nhận mới 1 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng tỷ lệ lên 50%.
Thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2007-2008: Toàn tỉnh có 29 hội đồng thi với tổng số thí sinh đăng ký là 9.426 học sinh, 406 phòng thi, tăng 6 hội đồng thi và tăng 1.463 học sinh so với năm học 2006-2007. Qua 3 ngày thi có 9.241 thí sinh dự thi, đạt 98,04% sốđăng ký, có 16 thi sinh vi phạm bịđình chỉ thi, 2 giám thị vi phạm quy chế thi. Kết quả 70,8% thí sinh đậu tốt nghiệp THPT và 22,16% thí sinh đậu tốt nghiệp bổ túc THPT.
Chính sách xã hội: Giải quyết việc làm cho 9.188 lao động, đạt 36,47% kế hoạch năm. Trong đó, thu hút lao động vào các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh 3.107 lao động; các trang trại 1.540 lao động; thông qua các chương trình vay vốn 120, vốn xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động là 1.327 lao động; các chương trình khác là 3.214 lao động, đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.528 lao động, đạt 38,2% kế hoạch. Công tác xóa đói giảm nghèo (hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng nhà tình thương…) được triển khai thực hiện đúng kế hoạch và phát huy hiệu quả. Nhìn chung, các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo thực hiện đạt yêu cầu.
3. Nội chính:
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, các lực lượng đã hiệp đồng, phối hợp tốt trong công tác tuần tra, kiểm soát, chủ động nắm tình hình và có biện pháp cần thiết. Duy trì, phát triển tốt mối quan hệ với các tỉnh bạn Campuchia, bảo đảm ổn định an ninh chính trị. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như tình trạng hoạt động tôn giáo trái phép, khiếu kiện đông người, vượt cấp, chống người thi hành công vụ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện sâu rộng, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả giải quyết. 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vụ việc đơn giản, hiện đang tập trung cho các vụ phức tạp, kéo dài.
Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước: UBND tỉnh đã sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện, thị xã theo đúng các Nghị định số 13 và 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là 19 và UBND cấp huyện là 12. Tất cả các cơ quan sau khi sắp xếp đã chính thức hoạt động từ ngày 15/4/2008 (cụ thể xem Báo cáo của UBND tỉnh về nội dung đề này).
Về cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính vẫn chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ còn hạn chế.
Về tình hình tai nạn giao thông: 6 tháng đầu năm (tháng 12/2007 đến tháng 5/2008) trên địa bàn tỉnh xảy ra 110 vụ tai nạn giao thông (giảm 4 vụ so cùng kỳ năm 2007), làm chết 113 người (tăng 01 người), bị thương 74 người (giảm 46 người). Nguyên nhân chủ yếu là do điều khiển phương tiện quá tốc độ (22 vụ), đi không đúng phần đường (50 vụ), băng qua đường không quan sát (18 vụ), say rượu bia (4 vụ) và thiết bị không an toàn (16 vụ). Đã khởi tố 30 vụ với 30 bị can.
Tình hình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đã có 26.533 trường hợp vi phạm, ngành công an tạm giữ 9.471 xe, 1.998 giấy tờ các loại, đã xử lý phạt hành chính 24.909 trường hợp với tổng số tiền là 10,02 tỷđồng.
4. Đánh giá chung:
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt được một số kết quảkhả quan, sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi và có hướng phát triển theo chiều sâu; thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng khá, sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu mở rộng; thu ngân sách tăng khá so với cùng kỳ; công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, cùng với cả nước, kinh tế của tỉnh gặp phải những khó khăn thách thức do lạm phát, giá cả tăng cao, đời sống của nhân dân gặp khó khăn, nhất là người nghèo, người làm công ăn lương; công tác cải cách hành chính vẫn còn hạn chế; thu hút đầu tư tuy có khởi sắc nhưng chưa tương xứng tới tiềm năng; tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản khá chậm; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp chưa được ngăn chặn; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân giải quyết chưa dứt điểm, còn để kéo dài… đòi hỏi các ngành, các cấp cần phải có sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cả năm.
II. NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2008:
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2008 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong thời gian 6 tháng cuối năm bám sát diễn biến tình hình, tổ chức thực hiện nghiêm những nhiệm vụ trọng tâm đã được HĐND tỉnh thông qua và các Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2008 và Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ:
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao song song với các giải pháp kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, phấn đấu GPD năm 2008 tăng từ 14,5 - 15%.
- Sơ kết giữa kỳ và tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả 5 Chương trình đột phá của tỉnh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, tăng cường bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái, hạn chế tác động của thiên tai.
- Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức, cơ quan nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Bảo vệ vững chắc tuyến biên giới, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng - an ninh vững mạnh.
2. Các giải pháp chủ yếu:
- Nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi gắn với chế biến. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhất là giống cây trồng, vật nuôi. Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh trên đàn gia cầm, gia súc.
Hoàn thành Quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, công tác cắm mốc 3 loại rừng, chuyển giao đất lâm nghiệp về địa phương quản lý; tiếp tục đẩy mạnh giao đất, khoán rừng. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật bảo vệ rừng và tích cực tham gia bảo vệ rừng, đồng thời truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng; tiếp tục thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau thu hồi.
- Công nghiệp: Hoàn thành Đề án tổng thể phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tiến hành liên tục công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư; xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư có trọng tâm.
Hàng quý, UBND tỉnh tổ chức đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; công tác cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, doanh nghiệp.
- Thương mại - dịch vụ: Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ có chi phí trung gian thấp.
- Hoạt động xuất - nhập khẩu: Khai thác tối đa tiềm năng sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản chủ yếu của tỉnh.
- Phát triển doanh nghiệp: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Triển khai thực hiện hiệu quả Phương án đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh theo kế hoạch.
- Đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng: Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông chính. Giãn tiến độ, đình hoãn và ngưng triển khai các dự án đã được xác định.
Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công cộng ở đô thị và khu dân cư tập trung, tiếp tục đầu tư cho các thị trấn chuẩn bị tái lập thị xã là Bình Long, Phước Long.
- Tài chính: Thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, tập trung phát triển nguồn thu, xây dựng cơ cấu thu vững chắc. Đẩy mạnh khai thác nguồn thu trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiết kiệm triệt để trong chi ngân sách, cắt giảm 10% chi thường xuyên theo chỉ tiêu Trung ương giao, dành tỷ lệ thích đáng chi đầu tư phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động cho vay của các ngân hàng với lãi suất phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhân dân, doanh nghiệp.
- Giáo dục và Đào tạo: Củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.
Hoàn thành Quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020; triển khai thực hiện các bước tiếp theo Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.Đảm bảo đủ ngân sách cho phát triển giáo dục. Xây dựng các phương án xã hội hóa nhằm huy động tối đa đóng góp của xã hội cho giáo dục. Nâng cao năng lực các trường dạy nghề.
- Văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch: Hoàn thiện cơ chế hoạt động, xác định trách nhiệm cụ thể của từng ngành nhằm nâng cao chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, đặc biệt là các chương trình nông nghiệp, nông thôn và dân tộc.
Đẩy mạnh các hoạt động thể dục - thể thao cả về quy mô và chất lượng;đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao; tiếp tục đầu tư xây dựng các khu du lịch.
- Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội, bình đẳng giới và công tác thanh niên: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhất là vùng nông thôn. Ổn định tổ chức - bộ máy quản lý nhà nước về dân số. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thực hiện tốt các chương trình, dự án về y tế; chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế. Tạo điều kiện để nhân dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và chất lượng cao.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, lồng ghép các chương trình mục tiêu, các nguồn vốn đầu tư phát triển. Nâng cao số lượng và chất lượng lao động có tay nghề.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tiếp tục tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài.
- Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội: Kết hợp chặt chẽ giữa củng cố quốc phòng, an ninh với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên từng khu vực, địa bàn cụ thể. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tăng cường quản lý và bảo vệ biên giới, tiếp tục quản lý chặt chẽ và xây dựng các tuyến đường phục vụ tuần tra biên giới, hệ thống đồn, trạm biên phòng. Thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tiến độ công tác phân giới cắm mốc.
Trên đây là ước tình hình 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008, UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh xem xét, chỉ đạo; các thành viên UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và HĐND, UBND các huyện, thị xã biết, thực hiện./.