Kinh tế thế giới suy giảm đang tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong tháng đầu năm 2009. Trong bối cảnh bất lợi về thị trường, để thực hiện mục tiêu xuất khẩu năm 2009 đạt kim ngạch 70,85 tỉ USD mà Quốc hội đề ra, Bộ Công Thương cùng các cơ quan chức năng đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
|
Ngành dệt may cần Chính phủ "tiếp sức" để hoàn thành mục tiêu cuối năm
|
Tháo gỡ hàng loạt "rào cản"
Theo nhận định của Bộ Công Thương, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm - nhất là ở những thị trườngxuất khẩu (XK)chủ yếu của Việt Nam như:: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... sẽ tác động không có lợi cho sản xuất, kinh doanh và XK của Việt Nam. Hàng loạt biểu hiện bất lợi đã xuất hiện, như: Sức mua giảm, thanh toán quốc tế gặp trở ngại do ngân hàng ở nhiều nước thắt chặt tín dụng, cạnh tranh khốc liệt do cung nhiều, cầu ít.
Mặt khác, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới khả năng sẽ còn tiếp tục đứng ở mức thấp và khó có thể tăng trong năm 2009, do đó việc tăng kim ngạch XK do giá tăng sẽ không còn cơ hội. Nhiều mặt hàng XK đang gặp phải rào cản thương mại liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm... năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản như gạo, càphê, caosu, thuỷ sản, dầu thô, than đá... đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao, đang làm hoạt động XK khó thực hiện được mục tiêu kế hoạch.
Để hỗ trợ cácdoanh nghiệpđẩy mạnh được XK, trong điều kiện hiện nay theo Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là tìm đầu ra cho sản phẩm XK. Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương chọn biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Theo đó, chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại sẽ tập trung hỗ trợ trực tiếp cho các mặt hàng và các hợp đồng XK lớn. Được biết, để "tiếp sức" cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép bổ sung kinh phí xúc tiến thương mại thêm 100 tỉ đồng cho năm 2009.
Để thực hiện hỗ trợdoanh nghiệpsản xuất, XK Bộ Công Thương đã đề nghị xem xét giảm mức lãi suất cho vay tín dụng XK đối với VND xuống mức 3%/năm (tương ứng với mức lãi suất các doanh nghiệp đang vay của Ngân hàng Thương mại khi được Nhà nước cấp bù lãi suất 4%).
Đề nghị cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, trên cơ sở lãi suất sàn do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ. Mở rộng định mức vay và dãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, XK các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp chế biến.
Hỗ trợ nhà nhập khẩu nước ngoài
Để "tiếp sức" cho hàng XK của Việt Nam ra được thị trường quốc tế, Bộ Công Thương đã đưa ra cả gói giải pháp xem xét việc cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu (NK), thậm chí còn cho các nhà NK nước ngoài được trả chậm khi ký kết hợp đồng vớidoanh nghiệpViệt Nam. "Mạnh tay" hơn, Bộ Công Thương dự kiến đề xuất xem xét thực hiện hỗ trợ lãi suất cho nhà NK nước ngoài để thực hiện hợp đồng.
Theo đó, khi ký kết hợp đồng mua hàng củadoanh nghiệpViệt Nam, nhà NK nước ngoài sẽ được hỗ trợ một khoản tiền tương ứng với 50% lãi suất vay ngân hàng mà họ phải trả khi vay tiền để mua hàng. Đây thực chất là việc hỗ trợ giảm giá bán cho nhà NK, nhằm tạo mức giá cạnh tranh cho hàng XK của Việt Nam.
Để nhanh chóng đưa được hàng XK tới thị trường tiêu thụ, các cơ quan chức năng còn đề xuất hàng loạt biện pháp hỗ trợ: Cho thực hiện "hàng đổi hàng", xây dựng hoặc thuê kho ngoại quan ở nước ngoài để các doanh nghiệp gửi hàng và bán trực tiếp chodoanh nghiệpNK, các nhà phân phối; bảo lãnh tín dụng đầu tư cho một số dự án sản xuất,...
Bộ Công Thương đã đưa ra cơ chế điều hành XK gạo năm 2009, trong đó đặt mục tiêu tiêu thụ lúa gạo được coi là mục tiêu ưu tiên, nhằm duy trì phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã điều chỉnh mức thuế suất thuế XK, NK ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế XK, NK ưu đãi.
Giảm 30% số thuế thu nhậpdoanh nghiệpđối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), dãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhậpdoanh nghiệpphải nộp năm 2009 của các DNNVV và của cácdoanh nghiệpcó hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, dệt - may, da - giày, linh kiện điện tử; tạm hoàn 90% số thuế VAT đầu vào đối với hàng hoá thực XK trong trường hợpdoanh nghiệpchưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; kéo dài thời hạn nộp thuế NK đối với vật tư, nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK của một số ngành như đóng tàu, cơ khí, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ - hải sản, ngọc trai, chế biến các loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ; đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu NK để sản xuất, gia công hàng XK.
Để tháo gỡ cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế, như giảm 50% thuế suất thuế VAT đối với một số hàng hoá, dịch vụ hiện các DN sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn; không thu thuế XK mặt hàng gỗ XK được sản xuất từ gỗ NK được XK trước ngày 1.12.2008. Bãi bỏ các quyết định về mức thuế XK tuyệt đối đối với các mặt hàng phân bón, gạo, quặng đồng thô, tinh quặng đồng...