Giai đoạn 2006 – 2009, hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đã đạt được mục tiêu chiến lược mà hai Chính phủ đã thỏa thuận.
Đây là nhận định của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Làovề hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại Kỳ họp lần thứ 32.
Chiều 11/1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào đã dẫn đầu Đoàn cấp caoChính phủ Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 32 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Làovề hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tại thành phố Luang Prabang – cố đô của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đoàn đại biểu Chính phủ Lào do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Somsavat Lengsavat, Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào – Việt Nam làm Trưởng đoàn.
Tại kỳ họp lần này, hai bên đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2006 – 2009; trao đổi phương hướng nhiệm vụ hợp tác năm 2010.
|
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùngdẫnđầuđoàn Việt Nam dựKỳ họp lần thứ 32 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Làovề hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa
|
Đầu tư của doanh nghiệp Việt Namvào Lào sôi động
Giai đoạn 2006 – 2009, hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đã đạt được mục tiêu chiến lược mà hai Chính phủ đã thỏa thuận tại Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào giai đoạn 2006 – 2009.
Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ Trung ương tới các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp hai nước. Số học sinh mớihàng năm duy trì ở mức cao, bình quân 650 người/năm, tăng gần 11% so với giai đoạn 2001 – 2005; trong khi đó số học sinh Lào hiện học tậptại Việt Nam là gần 5.000 người. Điều kiện sinh hoạt và học tập của cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam được cải thiện.
Việc quản lý và sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào được hai bên phối hợp điều chỉnh kịp thời theo hướng đầu tư đồng bộ, không dàn trải và phù hợp với khả năng, nhu cầu của hai bên. Nhiều dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kịp thời phát huy được hiệu quả, hầu hết các dự án đã hoàn thành thủ tục được bố trí vốn để khởi công.
Hoạt động hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào sôi động và đạt được kết quả khả quan với nhiều dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, tác động tích cực tới công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Đặc biệt, không chỉ tập trung ở các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, trồng cây công nghiệp như trước đây mà còn vào các lĩnh vực mới bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Việt Nam luôn nằm hàng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Lào. Tính đến tháng 9/2009, đã có hơn 200 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ Lào cấp phép, với vốn đầu tư hơn 2,1 tỷ USD. Riêng trong năm 2008 – 2009, Chính phủ Lào đã cấp phép cho 48 dự án của các nhà đầu tư Việt Nam với tổng vốn đầu tư là trên 1,5 tỷ USD.
|
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Lào Somsavat Lengsavat dẫnđầuđoàn Lào dựKỳ họp lần thứ 32 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam và Làovề hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật
|
Thỏa thuận một số vấn đề hợp táccụ thể
Phát biểu tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã đạt được những thành quả trong phát triển kinh tế xã hội năm 2009, để từ đó tạo đà bước sang năm 2010 đạt được nhiều thắng lợi hơn nữa.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước sự kiện Lào tổ chức thành công SEA Games 25. “SEA Games 25 không chỉ thành công về mặt chuyên môn mà đã tạo ra những ấn tượng rất tốt đẹp về hình ảnh một nước Lào thân thiện với bạn bè quốc tế, qua đó thế và lực của Lào được thể hiện một cách đầy đủ và được nâng cao”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, năm 2010 là năm quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Chính phủ. Điều quan trọng là hai bên xây dựng quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2010, kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) và chiến lược 10 năm (2011 – 2020) mà hai nước đã đề ra. Phó Thủ tướng đề nghị, hai bên cần tiếp tục phát huy lợi thế của mỗi bên để tăng cường hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực tương xứng với tiềm năng của hai nước.
|
Lễ ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước năm 2010 và Biên bản Kỳ họp lần thứ 32
|
Tại kỳ họp, hai bên đã thỏa thuận một số vấn đề cụ thể:
Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất sinh hoạt cho cán bộ, học sinh mỗi bên. Hoàn thành bộ sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho học sinh Lào, bộ Từ điển Việt – Lào, Lào – Việt để đưa vào sử dụng rộng rãi.
Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp hai bên hợp tác đầu tư trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở các vùng biên giới, nhất là trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thủy sản, trồng rừng, phát triển nông lâm sản và cùng nhau quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; ưu tiên nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường nối giữa hai nước; tạo điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới; tiếp tục xem xét, nâng cấp các cặp cửa khẩu phù hợp với tình hình phát triển của hai nước.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu văn hóa, xúc tiến và quảng bá du lịch…; phối hợp với Campuchia thực hiện chương trình “Ba quốc gia một điểm đến”.
Bộ Công Thương hai bên chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hai nước có các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung cụ thể của Đề án phát triển thương mại giữa hai nước giai đoạn 2008 – 2015 theo mục tiêu kim ngạch hai chiều đạt 1 tỷ USD vào năm 2010 và 2 tỷ USD vào năm 2015. Sớm hoàn thiện việc quy hoạch phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành địa phương liên quan thực hiện các cơ chế ưu đãi đã thỏa thuận về việc giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước; nghiên cứu mở rộng danh mục các hàng được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%.
Hai bên thống nhất thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam triển khai theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký về tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và cấp phép cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản tại Lào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nước…
Kết thúc Kỳ họp lần thứ 32 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước năm 2010 và Biên bản Kỳ họp lần thứ 32./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ