Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/08/2014-10:00:00 AM
Sớm hoàn thiện dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
(MPI Portal) - Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam, sáng ngày 29/8/2014, Văn phòng Quốc hội phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo hoàn thiện dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.

https://www.mpi.gov.vn/portal/pls/portal/docs/22221185.JPG

Thứ trưởng Đặng Huy Đông phát biểu tại Hội thảo.
Ảnh: Nguyễn Hương (MPI Portal)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Nội dung các Dự án Luật quan trọng này được xây dựng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của người dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm; tạo bước đột phá mới về cải cách thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

Các nội dung của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật đầu tư sửa đổi được trình bày và thảo luận tại Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Doanh nghiệp xã hội; Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Đăng ký thành lập doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước; nhóm công ty; ưu đãi đầu tư và thủ tục đầu tư.

https://www.mpi.gov.vn/portal/pls/portal/docs/22221184.JPG

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hương (MPI Portal)

Ngoài ra, cũng cần phải thay đổi, đổi mới phương thức giám sát đối với việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp này, cách kiểm soát tốt nhất là tập trung vào công tác hậu kiểm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không hoàn thiện và đẩy mạnh công tác hậu kiểm thì việc hạn chế doanh nghiệp bằng giấy phép con, chứng chỉ, giấy chứng nhận…chỉ mang tính hình thức.

https://www.mpi.gov.vn/portal/pls/portal/docs/22221186.JPG

Luật sư Nguyễn Quang Hưng góp ý về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: Nguyễn Hương (MPI Portal)

Tại Hội thảo, Luật sư Nguyễn Quang Hưng đã đưa ra một số ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) liên quan đến doanh nghiệp xã hội; Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước (Chương IV); Nhóm công ty (Chương VII).

Theo Luật sư Nguyễn Quang Hưng, thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà mục tiêu chính là giải quyết công ăn việc làm cho một số đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, người cao tuổi…hoặc để hỗ trợ cho một nhóm người yếu thế trong xã hội. Vì vậy, việc thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp xã hội là cần thiết.Tuy nhiên, hiện tại, định nghĩa về doanh nghiệp xã hội trong Dự thảo chưa thực sự rõ ràng, cụ thể là tiêu chí xác định vấn đề xã hội và tiêu chí 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật này, trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8./.

Về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, toàn bộ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh được quy định tại 391 văn bản pháp luật (gồm 56 Luật, 8 Pháp lệnh, 115 Nghị định, 176 Thông tư, 26 Quyết định của Bộ trưởng và 2 văn bản của Bộ) với 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 bộ, ngành. Như vậy, có quá nhiều văn bản dưới Luật hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo ra sự chồng chéo và khó khăn trong tuân thủ và giám sát thực hiện các quy định về kinh doanh có điều kiện trên thực tế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) đã xác định nguyên tắc ban hành quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện; theo đó, yêu cầu quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được ban hành dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật là luật, pháp lệnh hoặc nghị định./.

Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1851
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)