Chiều 5/6, đa số đại biểu đồng tình ban hành dự án Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh khi Quốc hội thảo luận về dự án luật này tại hội trường.
|
Phó Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng
|
Theo đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn), vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp tăng từ 136.000 tỷ đồng (năm 2006) lên tới 921.000 tỷ đồng (năm 2012) mà chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật là chưa ổn. Do đó, một luật (thay thếcho Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã hết hiệu lực từ2009) quản lýdòng vốn của Nhànước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh làcần thiết.
Dựán Luật quy định việcđầu tưvốn Nhànước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu thực hiện vai trò nòng cốt, để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn.
Nguyên tắcđầu tưvốn Nhànước ở dựán luật này làđể hình thành vàduy trì doanh nghiệpởnhững khâu, công đoạn then chốt trong một sốngành, lĩnh vực màcác thành phần kinh tếkhác không tham gia, hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ100% vốnđiều lệ, duy trì cổphần, vốn góp chi phối.
Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp phải đúng mục tiêu, tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát, bảo toàn, có hiệu quả và gia tăng giá trị vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và phải đảm bảo công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, PhóTrưởng đoànđại biểu tỉnh Quảng TrịHàSỹĐồng cho rằng, quy định đầu tưtránh dàn trải chưa thểhiện quyết liệt trongquy định, bởi thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đầu tưdàn trải, hiệu quảkhông cao. Đại biểu đề nghị cần quy định đầu tư nguồn vốn này có trọng điểm để đề cao ý thức sử dụng vốn.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) muốn dự án Luật phải quy định rõ hơn những ngành nào mà Nhà nước sẽ đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh, hạn mức đầu tư như thế nào khi Thủ tướng đã có quyết định phân loại danh mục các doanh nghiệp Nhà nước ứng với các lĩnh vực hoạt động.
Vẫn theo đại biểu này, việc quy định người đại diện vốn Nhà nước là một cổ đông góp vốn với những quyền hạn cụ thể nhưng chưa ràng buộc trách nhiệm pháp lý dễ dẫn đến khi vi phạm thì khó xử lý. Do vậy, đại biểu Nguyễn Quốc Bình cũng như một số đại biểu khác kiến nghị cần làm rõ trách nhiệm người đại diện vốn trong dự án luật.
Theo đại biểu VũViết Ngoạn (Khánh Hòa), dự Luật chưa tách bạch được chức năng đại diện chủsởhữu vốn Nhànước vàchức năng quản lývốn Nhànước tại doanh nghiệp. Đại biểu kiến nghị cần thành lập một cơ quan ngang bộ để quản lý vốn này thì sẽ tách bạch được hai chức năng trên. Theo đó, cơ quan này sẽ quản lý nhân sự và quản lý tài chính, đưa ra khuôn khổ hoạt động an toàn cho vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh và doanh nghiệp.
Vềthẩm quyền quyếtđịnh đầu tưvốn Nhànước vào sản xuất, kinh doanh, ngoài các thiết chếhiện có làThủtướng Chính phủ,cơ quan đại diện chủ sở hữu thì một số ý kiến đề nghị Quốc hội cũng có trách nhiệm trong việc này để tăng tính giám sát./.